Danh mục

Ô nhiễm môi trường biển và động thái của giới trẻ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 629.13 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ô nhiễm môi trường biển và động thái của giới trẻ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ĐỘNG THÁI CỦA GIỚI TRẺ Hà Thanh Liêm Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Bùi Nhật Lê Uyên TÓM TẮT Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người. Từ khóa: ô nhiễm môi trường, môi trường biển, hậu quả, bảo vệ môi trường. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Biển là nơi tham quan và là nơi vui chơi, giải trí của mọi người từ trẻ con đến người già, người nội trợ đến những người đi làm. Biển là nơi con người tìm về để giảm đi những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống bộn bề vào các kỳ nghỉ. Bên cạnh đó, biển cung cấp cho ta bao nhiêu tài nguyên, hải sản thơm ngon. Thế nhưng, hiện nay biển đang bị đe doạ, đang ngày một ô nhiễm bởi nhiều tác động tiêu cực từ ý thức con người cho đến hoạt động kinh tế - xã hội, thế giới này sẽ như thế nào nếu biển ô nhiễm nghiêm trọng? Phải làm gì để khôi phục môi trường biển? 2 THỰC TRẠNG Việt Nam có vùng bờ biển đặc quyền kinh tế trên 1.000.000 km² và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kéo dài trên 3.260 km, vị trí địa hình thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, nhưng nó đang bị ô nhiễm trầm trọng. Hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng đột ngột chết trên quy mô lớn do độc tố học và tảo biển. Có rất nhiều rác thải, vỏ lon nước ngọt túi nilon trần ngập quanh bờ biển. Màu nước biển không còn xanh mà càng ngày càng đục và bẩn, nếu chạm vào người rất là ngứa. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ PH trong nước biển bề mặt tầng biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm và một số chủng bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, đến khi những bức hình gây ám ảnh về chiếc túi nilon trùm kín đầu một chú rùa được tiết lộ, thì các cuộc chiến bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác nhựa mới bắt đầu nóng lên. Điển hình đầu năm 2019, mạng xã hội Việt Nam bắt đầu lan truyền hàng loạt hashtag hướng về môi trường. Tiêu biểu là chiến dịch #trashtag hay #ChallengeforChange - dọn dẹp bãi rác 2264 ven biển đã nở rộ khắp mạng xã hội. Rất nhiều hình ảnh so sánh thành quả đáng kinh ngạc, khiến các bạn trẻ càng thêm tự hào và hăng hái với những hành động thiết thực tương tự. Hình 1. Thực trạng môi trường biển hiện nay 3 NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 3.1 Yếu tố tự nhiên Do các loại vi sinh vật biển, vi tảo gây hại ngày một gia tăng về số lượng, tham gia vào hiện tượng thuỷ triều đỏ, làm suy giảm số lượng các sinh vật biển có lợi. Các hoạt động địa chất như núi lửa, bão… làm chết hàng loạt sinh vật biển, xác của chúng không được xử lý đã gây ô nhiễm vùng biển đới bờ. Ngoài ra, sự đứt gãy của vỏ trái đất làm rò rỉ những mỏ dầu ở đáy đại dương cũng đã góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm biển. 3.2 Yếu tố con người 3.2.1 Sức ép dân số Do dân số gia tăng và nghèo đói. Biển và vùng bờ là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của con người: trên 50% số đô thị lớn, gần 60% 2265 dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các khu công nghiệp và khu chế xuất, các vùng nuôi thuỷ sản, các hoạt động cảng biển – hàng hải và du lịch sẽ được xây dựng ở đây đến năm 2010. Tỷ lệ tăng dân số ở vùng này cũng thường cao hơn trung bình cả nước. Đi kèm các hoạt động trên là sự gia tăng di dân tự do, tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hình thành thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí. Kết quả đã gây sức ép rất lớn đến môi trường đô thị, khu dân cư ven biển, làm suy giảm và suy thoái tài nguyên biển và vùng ven bờ. Trong khi vùng biển gần bờ nước ta còn rất ít tôm cá, thì cuộc sống của khoảng 600.000 ngư dân và gia đình họ vẫn cần có cá hằng ngày và bản năng tồn tại vẫn buộc họ phải khai thác nhiều tôm cá hơn nên nguồn lợi từ biển ngày càng cạn kiệt. 3.2.2 Lối sống giản đơn và dân trí thấp Khác với trong đất liền, cơ cấu dân cư ven biển từ nhiều nguồn, họ đến từ tứ xứ, thậm chí có một bộ phận dân cư ngoài đất Việt. Họ vốn là những người nghèo, xa quê đến vùng ven biển hoặc các đảo nước ta để sinh sống. Họ tụ tập thành các “vạn chài”, đối mặt hàng ngày với tính khốc liệt của biển cả, sống với sông nước và gắn liền cuộc sống với con thuyền, nên tư duy người “vạn chài” hết sức giản đơn, khái niệm bảo vệ nguồn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: