Danh mục

Ô nhiễm môi trường trầm tích vùng nuôi và rủi ro đối với hoạt động nuôi lồng bè ven biển Nam Trung Bộ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.49 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo sử dụng nguồn số liệu từ các điều tra, khảo sát chất lượng môi trường trầm tích tại một số vùng nuôi lồng bè trong vùng biển Nam Trung Bộ. Kết quả cho thấy sự tích lũy và gia tăng thành phần của chất hữu cơ tại vùng nuôi: Giá trị về tổng chất hữu cơ (Total Organic Matter - TOM) cho thấy tăng cao từ 1,5 đến 2 lần so với giá trị của TOM ở tầng trầm tích bề mặt các vùng vịnh ven bờ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ô nhiễm môi trường trầm tích vùng nuôi và rủi ro đối với hoạt động nuôi lồng bè ven biển Nam Trung BộKỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”DOI: 10.15625/vap.2019.000179 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH VÙNG NUÔI VÀ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI LỒNG BÈ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ Hoàng Trung Du Viện Hải dương học - VAST, 01 Cầu Đá, Nha Trang, Việt Nam Email: hoangtrungdu1@gmail.comTÓM TẮT Báo cáo sử dụng nguồn số liệu từ các điều tra, khảo sát chất lượng môi trường trầm tích tạimột số vùng nuôi lồng bè trong vùng biển Nam Trung Bộ. Kết quả cho thấy sự tích lũy và gia tăngthành phần của chất hữu cơ tại vùng nuôi: giá trị về tổng chất hữu cơ (Total Organic Matter -TOM) cho thấy tăng cao từ 1,5 đến 2 lần so với giá trị của TOM ở tầng trầm tích bề mặt các vùngvịnh ven bờ. Kết quả tính toán lượng phát thải N và P từ các khu vực nuôi trồng thủy sản cho thấylồng nuôi tôm hùm là nguồn phát thải chất dinh dưỡng trong môi trường vịnh. Trong đó, nuôi tômhùm đã phát thải lượng nitơ và phốt pho trong môi trường biển tương ứng khoảng 28917 tấnnitơ/năm và 7740 tấn photpho/năm. Mật độ lồng tăng lên và việc mở rộng các khu vực nuôi lồng,làm tăng một lượng lớn chất thải hữu cơ tích tụ vào trong vịnh và ảnh hưởng đến môi trường trầmtích, tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của sinh vật nuôi. Kết quả là, nó gây ra ônhiễm cho vùng nước ven biển và hiện tượng suy giảm ô-xy đột ngột là nguyên nhân ban đầu gâychết cá hàng loạt trong nghề nuôi lồng bè. Từ khóa: Nuôi lồng bè, tích lũy, chất hữu cơ, Nam Trung Bộ.1. GIỚI THIỆU Vùng ven biển Nam Trung Bộ là khu vực tập trung nhiều đàm phá, vũng vịnh nơi thủy vực códạng nửa kín thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản trên biển, nhất là nghề nuôi thương phẩm cámú và tôm hùm lồng. Thông thường nuôi trồng thủy sản trên biển được tiến hành theo kiểu nuôilồng hoặc bè (kiểu nuôi lồng kết chùm). Các lồng nuôi tâp trung trong những khu vực khác nhautrong vũng vịnh. Hơn nữa, việc nuôi lồng cũng khác nhau tùy theo địa phương nhưng thông thườngcó hai loại: nuôi lồng chìm và lồng nổi [1]. Loại hình nuôi lồng - bè nổi này có ưu điểm về kỹ thuậtnhư: dễ quản lý, cho ăn, làm vệ sinh lồng, và khả năng cung cấp oxy do xáo trộn bởi gió khá tốt.Nhược điểm chính là hạn chế dòng chảy vào - ra vùng nuôi nên tạo ra sự tích tụ chất dinh dưỡng kềcận lồng. Chính chất thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản có tiềm năng làm giàu dinh dưỡngcủa hệ sinh thái thủy sinh. Các chất thải tồn tại trong dạng không tan (bao gồm các thức ăn dư thừa,các sản phẩm thải); các chất hòa tan vô cơ hay hữu cơ xuất phát từ sự bài tiết của sinh vật nuôi.Cùng với dinh dưỡng hòa tan ở các lớp nước bên trên, lượng dinh dưỡng phóng thích ra từ đáy khálớn làm gia tăng và gây ra những tác động tiêu cực như hiện tượng phú dưỡng; hiện tượng tảo nởhoa và tạo ra những hiệu ứng tiêu cực đối với thủy vực. Một khi hiện tượng này kéo dài, nhiều loài thủy sinh vật gây độc cũng xuất hiện trong cácthủy vực ven bờ. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy hầu như các hoạt động nuôi trồng thủy sảnnhất là nuôi tôm hùm lồng ở Xuân Tự tạo ra các lớp trầm tích giàu chất hữu cơ trong phạm vi2,5km [2]. Bên cạnh hiệu quả kinh tế có được từ nuôi trồng thủy sản thì vùng ven biển cũng đangcó những dấu hiệu suy thoái môi trường. Hiện số lồng nuôi ở các vùng biển đã quá tải, mật độ rấtdày, môi trường biển xung quanh khu vực nuôi đang ngày càng ô nhiễm nặng, làm gia tăng dịchbệnh; gây ra những rủi ro về hiện tượng tôm chết hàng loạt những năm gần đây, chưa kể việc nảysinh tranh chấp vùng nuôi dẫn đến mất an ninh trật tự. Trước thực trạng của nuôi trồng thủy sản ởven biển Nam Trung Bộ, bài cáo sử dụng số liệu từ nhiều nguồn nghiên cứu nhằm tập trung phântích yếu tố ộ nhiễm môi trường trầm tích, và đánh giá một số khả năng tác động đến hoạt độngNTTS trong vùng biển ven bờ. Nhằm cung cấp thông tin, về một số nguyên nhân gây ra các nguy 457Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”cơ đối với việc phát triển nghề nuôi lồng bè hiện nay, đồng thời giúp các nhà quản lý có được cósở khoa học trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ môi trường - phát triển bền vững.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng các tài liệu và nguồn số liệu từ các điều tra, khảo sát môi trường liên quan đến hiệntượng tôm hùm chết ở ven biển Nam Trung Bộ những năm gần đây, các báo cáo của đề tàiVAST05.03/15-16 và một số thông tin từ website cổng thông tin điện tử Khánh Hòa, Phú Yên Sử dụng số liệu phân tích cụ thể của nhiệm vụ môi trường tỉnh Khánh Hòa (đối với vịnh VânPhong, Nha Trang) và Phú Yên (vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô) và nguồn tư liệu liên quan (loạinguồn tác động) để xác định thông tin và những thông số môi trường cần ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: