Danh mục

Ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường biển và tác động của chúng đến đa dạng sinh vật biển ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 436.10 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam là một quốc gia có bờ biển kéo dài trên 3.260 km và hơn 3.000 các đảo lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như dầu khí, du lịch, thủy sản… Nhưng thực tế cho thấy chính những nhu cầu và lợi ích đó của con người đã và đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên biển và làm cho môi trường biển ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường biển và tác động của chúng đến đa dạng sinh vật biển ở Việt Nam PLASTIC POLLUTION IN THE MARINE ENVIRONMENT AND ITS IMPACTS ON MARINE BIODIVERSITY IN VIETNAM Nguyen Thi Thanh Nhan Quang Binh University, Quang Binh province, Vietnam Email: thanhnhan1803@gmail.com Abstract Viet Nam is a coastal country that is a coastline stretching over 3,260km and more than 3,000 large and small islands. These were advantageous conditions that developed integrated marine economic in Viet Nam , namely oil and gas, tourism, aquaculture... However, the real status showed that those human needs and benefits have been depleting gradually marine resources and causing the marine environmental pollution seriously, especially plastic waste pollution. three remarkable characteristics of plastic waste were: (i) persist for longtime in marine environment, (ii) come from land and coastal regions, and (iii) have the large volume and increasing rapidly over time. This becomes a serious environmental problem because its physical impacts (plastic entanglement, plastic misuse) and its chemical impacts (additives in plastic , accumulation of microplastic and chemical toxics) on marine biodiversity.From then, four solutions suggested preventing and reducing the pollution of plastic waste in the marine environment. Keywords: plastic waste, marine environment, marine biodiversity 120 Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA TRONG MÔI TRƢỜNG BIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH VẬT BIỂN Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam Email: thanhnhan1803@gmail.com Tóm tắt Việt Nam là một quốc gia có bờ biển kéo dài trên 3.260 km và hơn 3.000 các đảo lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như dầu khí, du lịch, thủy sản… Nhưng thực tế cho thấy chính những nhu cầu và lợi ích đó của con người đã và đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên biển và làm cho môi trường biển ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa. Trong môi trường biển, rác thải nhựa tồn tại lâu dài với nguồn phát sinh chủ yếu từ đất liền (hơn 80%) , đồng thời có khối lượng lớn và gia tăng nhanh theo thời gian. Điều này trở thành một thách thức lớn đối với môi trường khi tác động của nó về mặt vật lý (vướng nhựa, ăn nhầm nhựa) và hóa học (các chất phụ gia trong rác thải nhựa và vi nhựa tích lũy và sản sinh chất độc) đến đa dạng sinh học biển ngày càng trầm trọng. Trên cơ sở đó, bốn giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa trong môi trường biển đã được đề xuất. Từ khóa: rác thải nhựa, môi trường biển, đa dạng sinh học biển 121 1. Đặt vấn đề Nhựa là loại vật liệu có nhiều tính năng ưu việt hơn so với các vật liệu truyền thống (gỗ, kim loại, thủy tinh,...) như nhẹ hơn, nguyên liệu rẻ, có khả năng chống ăn mòn và thấm nước cao, nhiệt độ nóng chảy thấp nên dễ tạo hình và chế tác sản phẩm dễ dàng hơn từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm hạ. Năm 2015, ngành nhựa sản xuất và tiêu thụ gần 5 triệu tấn sản phẩm, dự báo hết năm 2019 sản lượng nhựa sản xuất đạt mức 8,9 triệu tấn. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam từ 3,8 kg/người năm 1990 lên 41 kg/người năm 2015 và tiếp tăng trong thời gian tới [4,5]. Đó chính là một trong những lý do khiến ngành công nghiệp nhựa trở nên lớn mạnh với vô vàn sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành nhựa thế giới với sản lượng từ 1,7 triệu tấn (1950) lên đến 348 triệu tấn (2017) [4] đã khiến môi trường toàn cầu và đặc biệt là các vùng biển trên thế giới phải gồng mình gánh chịu một lượng rác thải nhựa khổng lồ. Biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, kéo dài 3.260 kmvà đây là một vùng biển tấp nập bậc nhất thế giới với số lượng tàu bè lưu thông lớn. Hơn nữa, bờ biển Việt Nam với nhiều cửa sông cùng bãi biển có tính đa dạng sinh học cao và trữ lượng thủy sản lớn. Trong nhiều thập kỷ qua, hoạt động do con người đã gây ô nhiễm môi trường và các tác động đến hệ sinh thái biển và ven biển, trong đó nghiêm trọng nhất là ô nhiễm nhựa và bọc nilong. Điều này trở thành một thách thức lớn đối với môi trường khi tác động của nó đến đa dạng sinh học biển và con người đang ngày càng trầm trọng. 2. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Các số liệu của bài viết dựa trên nội dung của các báo cáo, quyết định, các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, có liên quan đến rác thải nhựa, ngành nhựa, đa dạng sinh học ở Việt Nam. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: