Danh mục

Ở vịnh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.54 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dễ đến cả tuần nay, bưng bát cơm ăn, Thiếc chẳng thấy ngon. Mỗi chiều đi vớt cả rổ cá chết trong bè, bụng dạ Thiếc lại nóng như lửa đốt. Gọi về Viện Hải sản, họ bảo sẽ nhanh chóng điều kỹ sư ra để chẩn bệnh, tìm cách khắc phục mà chờ đỏ mắt không thấy. Chiều nay, cho cá ăn xong, anh em uể oải đi tắm. Mâm cơm dọn ra nhà lớn, ai nấy lặng lẽ ăn cho hết lượt. Ăn dở, Thiếc bỏ bát ra căn nhà nhỏ đầu bè ngồi. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ở vịnh Ở vịnhDễ đến cả tuần nay, bưng bát cơm ăn, Thiếc chẳng thấy ngon. Mỗi chiều đi vớt cảrổ cá chết trong bè, bụng dạ Thiếc lại nóng như lửa đốt. Gọi về Viện Hải sản, họbảo sẽ nhanh chóng điều kỹ sư ra để chẩn bệnh, tìm cách khắc phục mà chờ đỏ mắtkhông thấy.Chiều nay, cho cá ăn xong, anh em uể oải đi tắm. Mâm cơm dọn ra nhà lớn, ai nấylặng lẽ ăn cho hết lượt. Ăn dở, Thiếc bỏ bát ra căn nhà nhỏ đầu bè ngồi. Minh họa: Trần ThắngChiếc canô từ đảo lượn một vòng qua bè như trêu ngươi Thiếc. Anh lái râu ria xồmxoàm cất giọng ồm ồm: “Trả khách”. Một cô gái bước xuống. Tóc buộc đuôi gà,mặt tái nhợt vì say sóng, tay cố giữ chặt chiếc túi du lịch và ba lô cồng kềnh trênvai. Rõ ràng không phải khách mua cá. Vậy chắc là kỹ sư Viện cử xuống để khắcphục tình trạng cá chết hàng loạt. Thiếc định nhổm dậy nhưng nghĩ thế nào lại ngồiyên, nhìn cô gái chật vật bước trên những thanh ngăn bè cá. “Không biết Viện nghĩgì mà lại cử cô tiểu thư liễu yếu đào tơ này ra đây”.- Xin lỗi! Cho tôi hỏi anh Thiếc.Cô gái đặt túi lên sàn nhà bè, cất tiếng hỏi. Nụ cười làm thân lộ chiếc răng khểnhcàng làm cho cô ta thiếu vẻ nghiêm túc. Thiếc lạnh nhạt:- Cô là kỹ sư của Viện?Cô gái nhìn thẳng, không chút e dè:- Ra anh là anh Thiếc!Vẫn cái điệu bộ hơi mỉa mai. Cô ta chưa thấm nỗi xót xa của người nuôi cá phảivớt cá chết hàng ngày. Đã thế cho cô nhừ đòn luôn. Thiếc bật dậy, xách bổng túixách.- Đi theo tôi. Đằng kia là chỗ ở của cô. Rất lãng mạn đấy.Cái răng khểnh lại lấp ló sau viền môi.- À! Mà quên! Chúng tôi gọi cô là gì đây?Đang đi, Thiếc quay đầu lại hỏi.- Em tên Đức.Câu trả lời thản nhiên như cô không thèm để ý đến thái độ của Thiếc.Thiếc đặt túi đồ xuống nhà bè, ngoảnh lại đã không thấy cô gái đâu. Ngả ngườixuống giường, nỗi lo lắng lại tràn ngập trong Thiếc. Qua cánh cửa sổ trống, chiếcba lô nhổm lên như một cái mai rùa khiến Thiếc cũng phải nhổm dậy. Đức đangngồi xổm, dùng vợt vớt một con cá chết lên, ghé sát mặt xem xét. Trông điệu bộnhư một nhà khoa học mải mê trong phòng thí nghiệm chẳng ăn nhập gì với cáiđuôi tóc vểnh lên như thách thức.- Nếu không chẩn bệnh và chữa kịp thời. Cá còn chết nữa!Trút bỏ ba lô xuống giường, Đức kết luận.- Thế nên chúng tôi mới cần một kỹ sư có kinh nghiệm.Hai tay vẫn kê làm gối, Thiếc lạnh nhạt.- Tốt nghiệp loại giỏi, biết cho cá ăn, bơi tốt, được Viện đầu tư để làm đề tài nuôicá bè ở vịnh biển, đáp ứng được yêu cầu của anh chưa?Không nói gì, Thiếc đi xách nước cho cô nàng tắm và nấu thêm chút thức ăn buổitối. Lính dưới quyền Thiếc, tan bữa tối, Vĩnh chèo thuyền đi mua thuốc lá, Thuậnleo lên mũi tàu ngồi thổi sáo, còn Tân ôm gối ngủ khì. Gọi là sếp nhưng chỉ trongcông việc, còn sinh hoạt hàng ngày cá mè một lứa. Dù gì cũng chỉ mấy anh em trênbè, trọng thị quá đâm ra khó ăn ở.Theo nhận định của Thiếc, Đức bị say sóng, thể nào cô nàng cũng ngủ mê mệt đếnsáng bảnh mắt. Nhưng Thiếc lầm. Đúng giờ quy định, anh em lập cập dậy đã thấycơm dẻo canh nóng sẵn sàng. Còn Đức đang loay hoay cầm rổ đi vớt cá chết. Trêntay cô nàng còn cầm những ống thủy tinh đựng nước ở ô cá vừa vớt lên. Trông xavẫn rõ mồ hôi ướt mướt trên vầng tóc mai của Đức.- Được. Nên trưng dụng để nấu cơm hoặc vớt cá chết.Vĩnh giỡn.- Trông cô nàng cũng hay hay. Thế mà hôm qua nàng đến anh Thiếc giành mấtphần chào mời tiếp đãi của em.Thằng Tân hùa vào.Chỉ có Thuận là tủm tỉm cười. Nó là thằng ít tuổi nhất ở đây. Gặp việc gì nó cũngtủm tỉm cười. “Cái mặt mày mà đi đám ma, người ta thấy mà ghét”, Tân thườngtrêu nó.Không như Thiếc, ba thằng này rất thân thiện với Đức. Chúng tranh nhau giúp đỡngười đẹp. Đức cũng tỏ ra là người biết đối đãi. Ban ngày bận mò mẫm, nghiêncứu thì không nói làm gì, suốt gần tháng ở bè, tính cả thời gian vào đảo để thử mẫunước, mẫu cá, hôm thì cô nàng đi chèo thuyền ngắm trăng với Vĩnh, hôm thì lênmũi tàu ngồi nghe Thuận thổi sáo và tâm sự. Còn đối với Tân, nó hứng thú với việcđếm cá bột nhờ có Đức ngồi bên và soi đèn giúp. Cô nàng cũng bê từng chậu cávặt - thức ăn của cá giống từ thuyền lên bè như ai.Ngoài nhà bè chính dùng để hội họp, ăn uống, tiếp khách từ Viện và khách mua cácòn có hai nhà bè nhỏ, một cho Thiếc và một cho khách - hiện tại là Đức. Mỗichiều, anh em thường hò nhau nhảy xuống vùng nước sau nhà lớn. Chỗ này nướctrong xanh, kín gió, rất thích hợp cho những màn tắm khỏa thân. Từ hôm Đức đến,ba chàng đệ tử của Thiếc không ai bảo ai, nghiêm chỉnh lệ bộ cả khi tắm. Trôngchúng chả ăn nhập gì với cảnh mây nước thênh thang ở vịnh.Thiếc chỉ tắm khi màn đêm đã bắt đầu buông xuống. Một chiếc phao kê lưng, bầutrời quang, thỉnh thoảng vằn lên những ráng đỏ kiêu kỳ. Thiếc cứ nằm yên như thếtrong lòng nước xanh thăm thẳm, nghe gió rượt qua tai, câu chuyện với mẹ hồichiều lại văng vẳng “Anh định ở vịnh bao nhiêu lâu nữa. Thôi, về với mẹ, mẹ đãnhắm cho anh một cô. Hoặc nếu yêu vịnh quá thì cứ về dăm hôm lại ra. Mà nếuanh thích, cưới xong, mẹ với con vợ anh ra ở hẳn cho anh vui lòng”. Nhà một mẹmột con, nghĩ cũng tội cho bà. Từ nhỏ Thiếc đã mê biển. Bốn năm phụ trách bènghiên cứu của Viện, anh càng thấy mình khó dứt khỏi vịnh nước xanh thẳm này.Công việc vào đất liền báo cáo công việc hơn năm nay anh đã chia đều cho bađồng nghiệp còn lại.Màn đêm bắt đầu sẫm lại. Không có ánh đèn từ bè cá bên dưới vách đá hắt lại nhưmọi ngày. Tấm biển rao bán bè lật phật ngược chiều gió. Thiếc bơi vượt lên, địnhbám vào trụ mỏ neo leo lên bỗng nghe tiếng khỏa nước bì bõm mặt nước ngoài xa.“Ai vậy?”, đáp lại câu hỏi dứt khoát là sự im lặng. Một cái đầu nhỏ nhắn nhô lêntrên chiếc phao, cách khỏa nước yếu ớt của người không biết bơi. Thiếc cố căngmắt ra nhìn nhưng không tài nào nhận diện được. Lẹ làng, chỉ vài sải tay, dưới ánhtrăng non, Thiếc nhận ra cô nàng. “Cô làm gì ở đây, giờ này?”, Thiếc định lớntiếng nhưng không hiểu sao ...

Tài liệu được xem nhiều: