Thông tin tài liệu:
Người xưa có nói : Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân
hạnh phúc của con người.
Sự thật dĩ nhiên như vậy. Thiếu một trong hai điều kiện trên đây thì không thể bàn
đến hạnh phúc được. Vả lại, có được một thân thể tráng kiện mà không có tinh thần sáng
suốt thì có xứng đáng gọi là người chưa ? Đối với con người mà có một điều kiện vật
chất thôi, không đủ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Óc sáng suốt
Óc sáng suốt1
Óc sáng suốt
Thu Giang
Nguyễn Duy Cần
Óc sáng suốt2
Phần lớn nhất trong các tai họa của nhân loại đều do cái sổ khổng lồ của những
khối óc sai ngoa, trong nhóm trí thức cũng như trong đám quần chúng.
La plus grande partie des malheurs de l’humanité vient du nombre énorme d’esprits
faux, dans l’élite comme dans la foule
A.FAVRE
Óc sáng suốt3
Tiểu dẫn
Người xưa có nói : Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân
hạnh phúc của con người.
Sự thật dĩ nhiên như vậy. Thiếu một trong hai điều kiện trên đây thì không thể bàn
đến hạnh phúc được. Vả lại, có được một thân thể tráng kiện mà không có tinh thần sáng
suốt thì có xứng đáng gọi là người chưa ? Đối với con người mà có một điều kiện vật
chất thôi, không đủ.
Có một định luật về sinh lý mà không một ai tránh khỏi là : bất kí một cơ quan nào
thiếu tập luyện, thiếu hoạt động sẽ trở thành phế vật. Mà khối óc ta cũng là một cơ quan
như các cơ quan khác có làm cách gì tránh khỏi được cái công lệ tự nhiên ấy. Nếu không
tập luyện, nhứt là không hoạt động, lâu ngày rồi nó cũng sẽ thành phế vật không sai.
Nhưng bảo rằng không hoạt động có quá đáng không ? Vậy chớ ai là người không
tư tưởng, không phán đoán ? Vậy chớ hằng ngày ta không thấy họ bàn bạc cãi lẫy nhau
đến đánh đập nhau, tương tàn tướng sát nhau sao ? Có lẽ họ tư tưởng nhiều hơn họ ăn,
ngủ, thở, hát…nữa kia. Thế mà bảo khối óc họ thiếu hoạt động là nghĩa lý gì ? Không.
Muôn vàn lần không. Nào ai dám bảo là họ không tư tưởng. Nhưng có điều là họ tư tưởng
theo kẻ khác, họ tư tưởng theo giai cấp họ, họ tư tưởng theo sách vở, theo báo chí, theo
radio, theo đảng phái hay theo tôn giáo họ. Họ đâu có tư tưởng. Hiện thời thuật nhổi sọ đã
đến một trình độ cực kỳ tinh vi, người ta chỉ còn là một bộ máy mặc tình ai sai-sử dụng
cách nào cũng được. Cái hiểm tượng há không phải là một ác mộng cho cả thảy chúng ta
ngày nay sao ?
Nếu ta nhận cho cái định nghĩa về con người của Pascal là đúng(1), thì để cho khối
óc ta thành phế vật hay không săn sóc đến sự huấn luyện nó là một việc hết sức ô nhục
cho cái nhân phẩm mình.
Có được một khổi óc sáng suốt là có được một lợi khí chắc chắn để gìn giữ địa vị
ưu thắng trên trường đời, luôn cả cái phẩm cách con người của mình. Thật vậy, một kẻ
mà khối óc u mê tăm tối, hỗn độn mù mờ chắc chắn sẽ không làm nên trò trống gì nếu
không đi làm tay sai cho kẻ khác, hay sống nhờ nơi kẻ khác họ dìu dắt nâng đỡ cho.
Cũng là « đầu đen máu đỏ » như ai, thế sao lại phải ỷ lại vào kẻ khác họ « nâng
niu ẵm bế » mình như một đứa bé lên hai trong khi mình cũng có đủ điều kiện tinh thần
vật chất như họ ? Vậy, tập luyện cho mình có một khối óc sáng suốt để có thể tự lập và
định đoạt lấy mạng vận của mình đầu phải chỉ để mưu hạnh phúc cho mình mà thôi đâu,
mà đó là cả một vấn đề nhân phẩm của mình nữa.
1
« Tất cả phẩm giá con người là nơi tư tưởng »
Óc sáng suốt4
*
* *
Giờ muốn có được một khối óc sáng suốt, ta phải làm thế nào ?
Có thể trông cậy nơi giáo dục ở nhà trường không ? Chắc chắn là không thể hoàn
toàn trông cậy nới đó được. Có nhiều duyên cớ mà có lẽ duyên cớ nầy là quan trọng nhứt :
chương trình quá nặng nề mà thời gian để tiêu hóa rất ngắn ngủi. Trong ba bốn năm mà
bắt đầu óc phải chứa đựng không biết bao nhiêu điều mà có lẽ suốt đời ta, nếu thật thông
minh, cũng không đủ để tiêu hóa. Ta nên nhớ : một sự hiểu biết gì mà không phải tự mình
tìm ra, không phải là hiểu biết. Huống chi, bắt người ta phải thâu nhận những điều người
ta chưa muốn thâu nhận để thi cử thì cái biết ấy hoàn toàn không ích lợi gì cho khối óc
thông minh của mình cả. Đó chẳng qua là một sự nhồi sọ mà thôi. Những cấp bằng ấy là
những cấp bằng trí nhớ, một lối trí nhớ cơ giới (mémoire mécanique) không thể hoàn toàn
đảm bảo sự thông minh trí thức của họ được như có nhiều người lầm tưởng. Phần đông
những kẻ có cấp bằng trung học hay đại học mà làm nên một kỳ công đại nghiệp gì đều
nhờ cái học tiếp tục của họ sau khi ra trường. Những thí sinh qua khỏi cuộc thi rồi, không
bao lâu họ sẽ trả lại nhà trường cả và chỉ giữ lại một ít hiểu biết vụn vặt, những cái hiểu
biết ngoài da hết sức dở dang, chỉ đủ làm một phận sự thơ lại trong các công sở mà phận
sự không cần đến thông minh, chỉ biết cúi đầu làm theo những gì mà bề trên đã sẵn sàng
vạch trước. Một anh tú tài vừa tách ghế nhà trường có thể có một cái biết của một nhà
thông thái, nhưng mà là một thứ biết không ra hồn : cái gì cũng biết mà không có một thứ
gì t ...