Ổn định, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách từ đất đai và khuyến khích phát triển đô thị: Kinh nghiệm của Bang Pennsylvania Hoa Kỳ với chính sách thuế tài sản hai bậc
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 270.29 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm ban hành sắc thuế này vào quá trình xây dựng Luật Thuế tài sản cũng như trong quá trình bổ sung sửa đổi Luật Đất đai, để đảm bảo mục tiêu ổn định, nuôi dương nguồn thu từ đất đai gắn với khuyến khích phát triển kinh tế, phát triển đô thị và đảm bảo công bằng xã hội... ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ổn định, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách từ đất đai và khuyến khích phát triển đô thị: Kinh nghiệm của Bang Pennsylvania Hoa Kỳ với chính sách thuế tài sản hai bậc ỔN ĐỊNH, NUÔI DƯỠNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH TỪ ĐẤT ĐAI VÀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ: KINH NGHIỆM CỦA BANG PENNSYLVANIA HOA KỲ VỚI CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI SẢN HAI BẬC PGS.TS Vũ Thị Minh Ngô Sơn Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt “Thuế tài sản hai bậc” được Hạ viện Bang Pennsylvania - Hoa kỳ thông qua vào ngày 16/11/1998 có đặc điểm là mức thuế đất cao và mức thuế tài sản trên đất thấp. Các ưu điểm của sắc thuế này đã được kiểm chứng trong 85 năm tại nhiều thành phố trước khi được chính thức ban hành, đó là: Thúc đẩy phát triển đô thị, sử đụng hiệu quả đất đai và hạn chế đầu cơ đất; Ổn định và tăng thu ngân sách từ thuế tài sản trong dài hạn; Thúc đẩy di chuyển nguồn lực từ thành phố sang phát triển các đô thị ở vùng lân cận. Vì vậy, cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm ban hành sắc thuế này vào quá trình xây dựng Luật Thuế tài sản cũng như trong quá trình bổ sung sửa đổi Luật Đất đai, để đảm bảo mục tiêu ổn định, nuôi dương nguồn thu từ đất đai gắn với khuyến khích phát triển kinh tế, phát triểnđô thị và đảm bảo công bằng xã hội… ở Việt Nam Từ khóa: Thuế tài sản hai bậc, thuế đất, thu ngân sách, Pennsylvania 1. Đặt vấn đề Đất đai là tài sản đặc biệt của mọi quốc gia, là nguồn vốn nội lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, chính sách đất đai nói chung trong đó có chính sách thuế đất đai luôn là tâm điểm của hệ thống chính sách phát triển, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển dựa nhiều vào nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên như Việt Nam. Việt Nam hiện có trên 33,1 triệu ha tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp trên 27,2 triệu ha, chiếm 82,37%; đất ở đô thị 156,5 nghìn ha, chiếm 0,47%; đất ở nông thôn 551,9 nghìn ha, chiếm 1,67%; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 268,7 nghìn ha, chiếm 0,81% (Tổng cục Thống kê, 2018). Trong hơn 30 năm qua, chính sách đất đai nói chung và thuế đất đai nói riêng luôn được bổ sung, sửa đổi để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh mà Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Luật thuế tài sản và hoàn thiện Luật đất đai, bài viết này, dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp và ý kiến chuyên gia, giới thiệu khái quát về chính sách Thuế tài sản hai bậc được ban hành tại Bang Pennsylvania của Hoa Kỳ và trao đổi những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận để có thể xây dựng được chính sách thuế tài sản liên quan đến đất đai tốt nhất ở Việt Nam. 295 2. Giới thiệu về Thuế tài sản hai bậc (Two-Tiered Property Tax) và kinh nghiệm ban hành sắc thuế này tại Bang Pennsylvania - Hoa Kỳ Có thể nói đạo luật “Thuế tài sản hai bậc” được Hạ viện Bang Pennsylvania - Hoa kỳ thông qua vào ngày 16/11/1998 là một đạo luật đã tiêu tốn nhiều công sức, giấy mực, sự vận động, các cuộc tranh luận và các sự thử nghiệm…lâu dài nhất của cơ quan lập pháp Bang Pennsylvania trong thế kỷ 20, kể từ khi ý tưởng được đưa ra cho đến khi nó được chính thức ban hành. Ý tưởng về “Thuế tài sản hai bậc” lần đầu tiên được nhà kinh tế học Henry George người Pennsylvania nêu ra tại chương trình nghị sự của Hạ viện bang từ những năm đầu thế kỷ 20 khi ông đề xuất xóa bỏ việc đánh thuế đối với các tài sản/công trình được xây dựng và phát triển trên đất (improvements to land). Theo ông, do các loại thuế tài sản dựa trên giá trị của cả đất đai và các tài sản/công trình hình thành trên đất, các dự án xây dựng hoặc đổi mới/nâng cấp tài sản trên đất thường tạo ra giá trị tài sản cao hơn và cũng gia tăng gánh nặng thuế tài sản hàng năm. Vì vậy ông đề xuất xóa bỏ các ảnh hưởng tiêu cực của việc đánh thuế sử dụng đất (tức thuế tài sản trên đất) bằng việc thay đổi hoàn toàn hệ thống thuế sao cho chỉ phải chịu gánh nặng thuế đất đai. Cho dù cơ quan lập pháp bang lúc đó không thông qua đề xuất của George về chỉ một thuế giá trị đất, pháp luật được ban hành vào năm 1913 đã ủy quyền cho các thành phố hạng hai (Pittsburgh và Scranton) thiết lập và thực hiện “Thuế tài sản hai bậc” trong phạm vi của mình. Trong suốt 85 năm kế tiếp của thế kỷ 20, Hạ viện Bang Pennsylvania đã lần lượt ủy quyền cho tất cả các thành phố hạng hai và hạng ba, các thị xã và 9 khu quận học xá áp dụng một loại hình thuế kết hợp giữa thuế tài sản truyền thống với thuế đất đai. Thay vì chuyển toàn bộ sang chỉ còn một thuế đất đai, đạo luật bang cho phép các nhà hoạch định chính sách đề ra một hệ thống thuế mà ở đó mức thuế đất đai cao hơn mức thuế đối với các tài sản/công trình trên đất. Sau 85 năm “Thuế tài sản hai bậc” được áp dụng thử nghiệm trên thực tế thông qua cơ chế ủy quyền của cơ quan lập pháp bang cho chính quyền các thành phố, thị xã và các tác động tích cực của nó được sáng tỏ, đạo luật “Thuế tài sản hai bậc” đã được Hạ viện thông qua vào ngày 16/11/1998 và chính thức được ký bởi Thống đốc bang vào ngày 24/11/1998. Vậy các tác động tích cực của “Thuế tài sản hai bậc” là gì? Các động lực chính cho phát triến kinh tế từ “Thuế tài sản 2 bậc” Thúc đẩy phát triển đô thị, sử dụng đất hiệu quả và hạn chế đầu cơ đất Bảng 1 đưa ra ví dụ đơn giản để minh họa cách thức mà trong đó việc chuyển đổi từ hệ thống thuế truyền thống với chỉ một mức thuế sang “Thuế tài sản 2 bậc” có thể tác động đến kết quả thu thuế (Robert Andrew Peters, 2006). Các số liệu trong bảng được dựa trên giả định rằng tổng giá trị tài sản của thành phố là 1.000.000.000 USD. Trong đó, giả sử rằng giá trị đất (giá trị thị trường thực) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ổn định, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách từ đất đai và khuyến khích phát triển đô thị: Kinh nghiệm của Bang Pennsylvania Hoa Kỳ với chính sách thuế tài sản hai bậc ỔN ĐỊNH, NUÔI DƯỠNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH TỪ ĐẤT ĐAI VÀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ: KINH NGHIỆM CỦA BANG PENNSYLVANIA HOA KỲ VỚI CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI SẢN HAI BẬC PGS.TS Vũ Thị Minh Ngô Sơn Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt “Thuế tài sản hai bậc” được Hạ viện Bang Pennsylvania - Hoa kỳ thông qua vào ngày 16/11/1998 có đặc điểm là mức thuế đất cao và mức thuế tài sản trên đất thấp. Các ưu điểm của sắc thuế này đã được kiểm chứng trong 85 năm tại nhiều thành phố trước khi được chính thức ban hành, đó là: Thúc đẩy phát triển đô thị, sử đụng hiệu quả đất đai và hạn chế đầu cơ đất; Ổn định và tăng thu ngân sách từ thuế tài sản trong dài hạn; Thúc đẩy di chuyển nguồn lực từ thành phố sang phát triển các đô thị ở vùng lân cận. Vì vậy, cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm ban hành sắc thuế này vào quá trình xây dựng Luật Thuế tài sản cũng như trong quá trình bổ sung sửa đổi Luật Đất đai, để đảm bảo mục tiêu ổn định, nuôi dương nguồn thu từ đất đai gắn với khuyến khích phát triển kinh tế, phát triểnđô thị và đảm bảo công bằng xã hội… ở Việt Nam Từ khóa: Thuế tài sản hai bậc, thuế đất, thu ngân sách, Pennsylvania 1. Đặt vấn đề Đất đai là tài sản đặc biệt của mọi quốc gia, là nguồn vốn nội lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, chính sách đất đai nói chung trong đó có chính sách thuế đất đai luôn là tâm điểm của hệ thống chính sách phát triển, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển dựa nhiều vào nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên như Việt Nam. Việt Nam hiện có trên 33,1 triệu ha tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp trên 27,2 triệu ha, chiếm 82,37%; đất ở đô thị 156,5 nghìn ha, chiếm 0,47%; đất ở nông thôn 551,9 nghìn ha, chiếm 1,67%; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 268,7 nghìn ha, chiếm 0,81% (Tổng cục Thống kê, 2018). Trong hơn 30 năm qua, chính sách đất đai nói chung và thuế đất đai nói riêng luôn được bổ sung, sửa đổi để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh mà Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Luật thuế tài sản và hoàn thiện Luật đất đai, bài viết này, dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp và ý kiến chuyên gia, giới thiệu khái quát về chính sách Thuế tài sản hai bậc được ban hành tại Bang Pennsylvania của Hoa Kỳ và trao đổi những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận để có thể xây dựng được chính sách thuế tài sản liên quan đến đất đai tốt nhất ở Việt Nam. 295 2. Giới thiệu về Thuế tài sản hai bậc (Two-Tiered Property Tax) và kinh nghiệm ban hành sắc thuế này tại Bang Pennsylvania - Hoa Kỳ Có thể nói đạo luật “Thuế tài sản hai bậc” được Hạ viện Bang Pennsylvania - Hoa kỳ thông qua vào ngày 16/11/1998 là một đạo luật đã tiêu tốn nhiều công sức, giấy mực, sự vận động, các cuộc tranh luận và các sự thử nghiệm…lâu dài nhất của cơ quan lập pháp Bang Pennsylvania trong thế kỷ 20, kể từ khi ý tưởng được đưa ra cho đến khi nó được chính thức ban hành. Ý tưởng về “Thuế tài sản hai bậc” lần đầu tiên được nhà kinh tế học Henry George người Pennsylvania nêu ra tại chương trình nghị sự của Hạ viện bang từ những năm đầu thế kỷ 20 khi ông đề xuất xóa bỏ việc đánh thuế đối với các tài sản/công trình được xây dựng và phát triển trên đất (improvements to land). Theo ông, do các loại thuế tài sản dựa trên giá trị của cả đất đai và các tài sản/công trình hình thành trên đất, các dự án xây dựng hoặc đổi mới/nâng cấp tài sản trên đất thường tạo ra giá trị tài sản cao hơn và cũng gia tăng gánh nặng thuế tài sản hàng năm. Vì vậy ông đề xuất xóa bỏ các ảnh hưởng tiêu cực của việc đánh thuế sử dụng đất (tức thuế tài sản trên đất) bằng việc thay đổi hoàn toàn hệ thống thuế sao cho chỉ phải chịu gánh nặng thuế đất đai. Cho dù cơ quan lập pháp bang lúc đó không thông qua đề xuất của George về chỉ một thuế giá trị đất, pháp luật được ban hành vào năm 1913 đã ủy quyền cho các thành phố hạng hai (Pittsburgh và Scranton) thiết lập và thực hiện “Thuế tài sản hai bậc” trong phạm vi của mình. Trong suốt 85 năm kế tiếp của thế kỷ 20, Hạ viện Bang Pennsylvania đã lần lượt ủy quyền cho tất cả các thành phố hạng hai và hạng ba, các thị xã và 9 khu quận học xá áp dụng một loại hình thuế kết hợp giữa thuế tài sản truyền thống với thuế đất đai. Thay vì chuyển toàn bộ sang chỉ còn một thuế đất đai, đạo luật bang cho phép các nhà hoạch định chính sách đề ra một hệ thống thuế mà ở đó mức thuế đất đai cao hơn mức thuế đối với các tài sản/công trình trên đất. Sau 85 năm “Thuế tài sản hai bậc” được áp dụng thử nghiệm trên thực tế thông qua cơ chế ủy quyền của cơ quan lập pháp bang cho chính quyền các thành phố, thị xã và các tác động tích cực của nó được sáng tỏ, đạo luật “Thuế tài sản hai bậc” đã được Hạ viện thông qua vào ngày 16/11/1998 và chính thức được ký bởi Thống đốc bang vào ngày 24/11/1998. Vậy các tác động tích cực của “Thuế tài sản hai bậc” là gì? Các động lực chính cho phát triến kinh tế từ “Thuế tài sản 2 bậc” Thúc đẩy phát triển đô thị, sử dụng đất hiệu quả và hạn chế đầu cơ đất Bảng 1 đưa ra ví dụ đơn giản để minh họa cách thức mà trong đó việc chuyển đổi từ hệ thống thuế truyền thống với chỉ một mức thuế sang “Thuế tài sản 2 bậc” có thể tác động đến kết quả thu thuế (Robert Andrew Peters, 2006). Các số liệu trong bảng được dựa trên giả định rằng tổng giá trị tài sản của thành phố là 1.000.000.000 USD. Trong đó, giả sử rằng giá trị đất (giá trị thị trường thực) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn thu ngân sách từ đất đai Phát triển đô thị Thuế tài sản hai bậc Chính sách thuế tài sản hai bậc Ngân sách từ thuế tài sản Luật Thuế tài sảnTài liệu liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 384 0 0 -
6 trang 125 0 0
-
5 trang 94 0 0
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm thương mại điện tử, văn phòng cho thuê
28 trang 90 1 0 -
Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị hiện nay ở Việt Nam
5 trang 60 0 0 -
Bài giảng Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị
55 trang 48 0 0 -
Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997-2018)
8 trang 44 0 0 -
Nghiên cứu khả năng sử dụng 'Motorbikes Sharing' trong sinh viên
4 trang 42 1 0 -
Giáo trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị: Phần 1 - GS.TS. Nguyễn Thế Bá (chủ biên)
62 trang 39 0 0 -
Giảm thiểu rủi ro thiên tai và vai trò của quy hoạch đô thị tại Việt Nam
5 trang 37 0 0