Danh mục

Ôn tập môn ngữ văn: Luyện cho thí sinh kỹ năng phân tích đề

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.06 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn thường có 3 câu, trong đó câu 1 hỏi về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của tác giả. Do đó, với câu hỏi này đòi hỏi thí sinh phải thuộc bài, biết nêu những ý chính phần tiểu dẫn trong SGK. Tuy nhiên, so với SGK cũ, nội dung SGK mới hiện nay có phần nhẹ hơn, không nặng nề như các năm trước. Thí sinh cần lưu ý đây không chỉ là câu hỏi về tác giả văn học nước ngoài mà cả văn học Việt Nam...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn tập môn ngữ văn: Luyện cho thí sinh kỹ năng phân tích đề Ôn tập môn ngữ văn: Luyện cho thí sinh kỹ năng phân tích đề Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT mônngữ văn thường có 3 câu, trong đó câu 1 hỏi về tiểu sử và sựnghiệp sáng tác của tác giả. Do đó, với câu hỏi này đòi hỏi thísinh phải thuộc bài, biết nêu những ý chính phần tiểu dẫn trongSGK. Tuy nhiên, so với SGK cũ, nội dung SGK mới hiện nay cóphần nhẹ hơn, không nặng nề như các năm trước. Thí sinh cầnlưu ý đây không chỉ là câu hỏi về tác giả văn học nước ngoài màcả văn học Việt Nam nữa. Thế nhưng, một số giáo viên có thóiquen chỉ tập trung ôn tập vào phần văn học nước ngoài, như thếlà không được. Đây cũng là câu hỏi “tốn công” thí sinh nhiềunhất vì phải nắm hết kiến thức tất cả tác giả được giới thiệutrong chương trình. Nhiều khi đề bài cũng hỏi về một số chi tiếttrong tác phẩm. Ví dụ khi đề bài hỏi về: “Ý nghĩa hình tượngrừng xà nu” thì các em phải xác định bên cạnh ý nghĩa tả thựccòn có ý nghĩa biểu trương của hình ảnh đó. Ngoài thao tác giảithích phải có dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh. Phân tích tácphẩm văn xuôi đòi hỏi các em phải nhớ dẫn chứng và biết cáchcảm nhận nên khó hơn so với phân tích thơ. Chính vì vậy, nhiềuem hay bị sa vào diễn xuôi, kể lại cốt truyện từ đầu đến cuối.Đây là điều cần tỉnh táo để tránh khỏi bị “vướng” vào. Tất nhiêncách phân tích ở đây không giống như phân tích toàn bộ tácphẩm ở bài văn nghị luận văn học như ở câu 3.Câu 2, thuộc văn nghị luận xã hội, bàn về một vấn đề tư tưởng,đạo lý hay hiện tượng xã hội trong cuộc sống. Mặc dù đáp ánđược 3 điểm nhưng đa số thí sinh không trình bày đúng như đápán vì chưa có nhiều kiến thức xã hội nên tổng số điểm ít khi đạtđược tối đa mà chỉ dao động từ 1-1,5 điểm. Ở câu hỏi này cácem vừa trình bày thực trạng, vừa giải thích nguyên nhân, đồngthời tìm được giải pháp khắc phục. Ví dụ đề thi yêu cầu: “Vaitrò của nhà trường đối với việc truyền thụ kiến thức văn hóa” thìthí sinh phải trình bày được những biểu hiện của vấn đề và biếtliên hệ vào thực tế. Nên tìm những vấn đề gần gũi vì thôngthường thí sinh yếu về dẫn chứng thực tế. Thí sinh biết xác địnhđề bài hỏi về vấn đề gì không phải là chuyện dễ. Muốn vậy thìphải có kỹ năng phân tích đề. Khi luyện tập, giáo viên có thểđưa ra hai câu thơ hoặc một ý kiến để các em phân tích, tập viếtthành một đoạn văn.Ở phần nghị luận văn học, giáo viên yêu cầu phân tích chi tiếttruyện như hành động cởi trói A Phủ của nhân vật Mỵ, nhan đềtác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, đôi bàn tay của Tnútrong truyện ngắn Rừng xà nu… Khi luyện tập kỹ năng phântích nhân vật, giáo viên không yêu cầu các em phân tích toàn bộtác phẩm mà “nhặt” ra một ý nhỏ, một sự kiện đặc biệt trongcuộc đời nhân vật để tập phân tích như: “Niềm hi vọng tương laiở nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt”.Đặc biệt, để hệ thống hóa kiến thức, giáo viên nên lập bảng hệthống để các em tự soạn bao gồm các cột như tên tác phẩm, thểloại, cuộc đời tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung vànghệ thuật…

Tài liệu được xem nhiều: