Danh mục

Ôn thi đại học môn Văn: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.91 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này. Hướng dẫn làm bài 1. Khái quát tác giả, tác phẩm và bi kịch nhân vật a. Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, vừa mới mẻ, độc đáo. Sáng tác của ông trước Cách mạng xoay quanh hai đề tài chính là trí thức tiểu tư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn thi đại học môn Văn: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo Ôn thi đại học môn Văn: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí PhèoĐề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo”của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời đểlàm nổi rõ bi kịch của nhân vật này.Hướng dẫn làm bài1. Khái quát tác giả, tác phẩm và bi kịch nhân vậta. Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâusắc, vừa mới mẻ, độc đáo. Sáng tác của ông tr ước Cách mạng xoay quanh hai đềtài chính là trí thức tiểu tư sản và người nông dân cùng khổ. Điều làm ông day dứtđến đau đớn là tình trạng nhân cách con người bị hủy hoại.Là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí, Nam Cao đã khám phá ra những diễn biếnnội tâm nhân vật vừa tất yếu, vừa bất ngờ rất thú vị.Qua việc tìm hiểu diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nởđến khi kết thúc cuộc đời, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.b. “Chí Phèo” là kiệt tác của Nam Cao về đề tài người nông dân và là kết tinh kháđầy đủ cho tài năng của Nam Cao. Tác phẩm đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần củanhân vật chính Chí Phèo.Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau.Thứ nhất, bi kịch bị tha hóa, đầy đọa lăng nhục, từ một con người nông dân lươngthiện bị xã hội biến thành một kẻ bất lương, thậm chí thành “con quỷ dữ”.Bi kịch thứ hai là bị từ chối quyền làm người.Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đờithuộc bi kịch thứ hai.2. Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo.a. Trước hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh rượu.“Sau những cơn say vô tận”, “bây giờ thì hắn tỉnh” sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèođã sống lại những cảm xúc đầy nhân tính. Hắn cảm nhận được không gian xungquanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ mờ”. Đặc biệt hắn đã cảm nhận được nhữngâm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: “Tiếng cười nói của những ngườiđi chợ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”.Những âm thanh bình dị ấy ngày nào chả có, nhưng xưa nay, vì say hắn bị xã hộilàm cho “mù điếc cả tâm hồn”, không nghe được. Giờ đây được Thị Nở làm chotâm hồn hắn sáng tỏ, thì những âm thanh ấy bỗng vọng sâu vào trái tim hắn nhưtiếng gọi tha thiết của sự sống.Cùng với sự cảm nhận bức tranh cuộc sống xung quanh, Chí Ph èo cũng đã cảmnhận được một cách thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân mình (già nua,cô độc, trắng tay).Đoạn đối thoại của hai người đàn bà đã gợi nhắc cho hắn mơ ước về một gia đìnhhạnh phúc, bình dị. Nhưng giờ đây, Chí chỉ thấy một thực tại buồn bã, cô đơn:“Chí Phèo dường như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và côđộc, điều này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.b. Sau khi tỉnh rượu, Chí Phèo tỉnh ngộ và hi vọng. Chí Phèo ăn bát cháo hànhđược trao từ bàn tay ấm nóng đầy tình thương của Thị Nở, hắn vô cùng cảm độngvà thực sự phục sinh tâm hồn. Hắn “rất ngạc nhiên”, “mắt hắn hình như ươn ướt”,bởi vì “đây là lần thứ nhất hán được người ta cho cái gì”.Hắn nhận ra “Trời ơi, chào mới thơm làm sao!”. Hương vị của bát chào hành hayhương vị của tình yêu chân thành và cảm động, hạnh phúc giản dị và thấm thía lầnđầut tiên Chí Phèo được hưởng đã đánh thức nhân tính vùi dập bấy lâu?“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! ThịNở sẽ mở đường cho hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳngcủa những con người lương thiện. Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi.Chúng nhất định sẽ lấy nhau. Câu trả lời của Thị Nở lúc này sẽ quyết định số phậncủa Chí: được kết nạp lại xã hội loài người hay vĩnh viễn bị đày đọa trong kiếpsống thú vật?Chí Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng cánh của hi vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầmngay lại. Vì bà cô không cho Thị Nở “đâm đầu” đi lấy “thằng chỉ có một nghề làrạch mặt ăn vạ”.Chí Phèo nghĩ ngợi một lát rồi bỗng nhiên “ngẩn người”. Hắn “sửng sốt”. Hắn lôirượu ra uống. “Nhưng càng uống càng tỉnh ra! Chao ôi! Buồn”. Hắn cứ thoảng lấyhơi cháo hành – hơi của tình yêu hạnh phúc đang sắp tuột khỏi bàn tay cố níu kéocủa Chí và “ôm mặt khóc rưng rức”. Đây chính là đỉnh điểm của bi kịch tinh thầntrong Chí Phèo.c. Quằn quại trong đau khổ và tuyệt vọng, Chí Phèo lại xách dao ra đi. Nhưng hắnkhông rẽ vào nhà Thị Nở như đã dự định ban đầu (đến đâm chết con đĩ Nở và conkhọm già kia) mà đến thẳng nhà Bá Kiến. Trong cơn say, hắn càng thấm thía tội áccủa kẻ đã cướp đi hình người và hồn người của hắn. Chí Phèo đã vung lưỡi daocăm thù lên giết chết Bá Kiến và quay lại tự kết liễu cuộc đời. Chí Phèo chết vìkhông tìm ra lối thoát, vì xã hội không cho hắn sống.Gấp trang sách “Chí Phèo” lại, ta vẫn nghe văng vẳng đâu đây câu hỏi găy gắt đếntuyệt vọng của Chí: “Ai cho tao lương thiện?”. Đó là “Một câu hỏi lớn. Không lờiđáp” còn làm day dứt hàng triệu trái tim người đọc: Làm thế nào để được sốngcuộc sống con người trong cái xã hội tàn bạ ...

Tài liệu được xem nhiều: