Thông tin tài liệu:
BN Hen phế quản bậc 4/ suy thận mạn giai đoạn I/ Tăng huyết áp. Có toa thuốc điều trị Hen như sau:1. Curam2. Medrol 16mg3. Bricanyl 0,5mg TDD...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÔN THI TỐT NGHIỆP NỘI KHOA – HÔ HẤP (PHẦN 3 VÀ HẾT) ÔN THI TỐT NGHIỆP NỘI KHOA – HÔ HẤP (PHẦN 3 VÀ HẾT) 8. HEN PHẾ QUẢN * Toa thuốc điều trị: BN Hen phế quản bậc 4/ suy thận mạn giai đoạn I/ Tăng huyết áp. Có toa thuốcđiều trị Hen như sau: 1. Curam 2. Medrol 16mg 3. Bricanyl 0,5mg TDD 4. Ventolin 5. Coversyl 5mg. Trình tự điều trị: 1. Khí dung, giãn phế quản: -> Ventolin khí dung mỗi 20 phút trong 1 giờ đầu kết hợp Berodual. 2. Tình trạng suy hô hấp cấp: -> Giãn phế quản: Bricanyl 0,5 mg TDD dùng cắt cơn. Để duy trì giãn phế quảnkéo dài: xem xét LABA. 3. Corticoid: BN có tình trạng lạm dụng Cor kèm suy hô hấp -> đường tiêmngay từ đầu. Vì sao chọn Medrol? - khi xem xét sử dụng thuốc, chú ý các đặc điểm: 1) vị trí tác động: có ưu thế? 2) giá thành 3) tác dụng phụ. - Có các loại: 1) Prednison: là tiền chất của Prednisolon, chuyển hóa qua gan -> cẩn thận trênBN suy gan 2) Prednisolon 3) Methyl prednison: ái lực lên phổi lớn (>1000) -> hoạt lực tốt: chọn 4) Dexamethasone: hiệu quả lưu lại tối đa nhưng khởi đầu không mạnh kèm tácdụng phụ giữ muối nước. 4. Điều trị bệnh đồng phát: suy thận mạn giai đoạn I, chưa chống chỉ định Ứcchế men chuyển nên có thể chọn nhóm này (hợp lý với tăng huyết áp, tiểu đường;không chống chỉ định bệnh phổi). -> CCĐ ức chế beta. * Câu hỏi miễn dịch (liên quan sinh lý bệnh Hen): 1.Giải thích 3 khái niệm:kháng nguyên -kháng thể -bổ thể 2.Tại sao đại thực bào không phải là những tế bào có khả năng miễn dịch,cònlympho bào là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể.Vậy khả năng miễn dịchở đây là gì 3.Tại sao đại thực bào phải trình diện kháng nguyên với lympho bào.có phải vìnó không thể tiêu hóa được không 4.Miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch khác nhau như thế nào.Chức năng cụthể của từng loại là gì Trả lời: 1. Kháng nguyên là các vật lạ đối với cơ thể, có thể có nhiều bản chất khácnhau (như polysaccharide, protein...) và khi vào cơ thể thì sẽ gây hiện tượng sinh miễndịch, hiện tượng sinh miễn dịch mạnh hay không là do bản chất kháng nguyên quyếtđịnh, VD: Protein có tính sinh miễn dịch mạnh nhất. Bổ thể là một hệ thống các protein thuộc đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu,nghĩa là sẽ phản ứng như nhau trước những kháng nguyên khác nhau, gây ra nhiềuhiện tượng nhằm tiêu diệt kháng nguyên đó (ly giải kháng nguyên, opsonin hóa...). Kháng thể cũng có bản chất protein nhưng thuộc đáp ứng miễn dịch đặc hiệu,kháng thể do tương bào (plasmocyte) tiết ra và chỉ phản ứng với một loại khángnguyên nhất định nào đó mà thôi. VD: Anti - HBs chỉ chống lại HBsAg của virusHBV. 2. Đại thực bào là một tế bào thuộc các đáp ứng MD không đặc hiệu, vì thế, nócũng phản ứng như nhau trước các loại kháng nguyên khác nhau (đã nói ở trên), lànuốt tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, nó không có khả năng đáp ứng mạnh hơn đối với 1 loạikháng nguyên chuyên biệt nào đó, việc này được các tế bào Lympho đảm nhiệm,chúng sẽ hình thành các dòng tế bào nhớ, đáp ứng mạnh mẽ hơn khi 1 tác nhân gâybệnh (hay 1 kháng nguyên) xâm nhập cơ thể lần 2, vì thế, người ta nói chúng có khảnăng sinh miễn dịch. Ứng dụng điều này, người ta mới nghĩ ra việc sử dụng vaccin đểphòng bệnh, tức là cho cơ thể tiếp xúc kháng nguyên của tác nhân gây bệnh đã làmyếu hoặc chết, để cơ thể tạo ra các dòng tế bào nhớ và kháng thể nhằm chống lại cáctác nhân thật sự gây bệnh. 3. Đại thực bào phải tiêu hóa mới có KN để trình diện chứ bạn. Không phải nóbê nguyên con vi khuẩn đưa cho lympho bào đâu, mà chỉ là 1 mẫu KN nào đó từ vikhuẩn mà thôi. Trình diện KN sẽ giúp hoạt hóa hệ thống miễn dịch đặc hiệu từ cáclympho bào, tạo ra miễn dịch mạnh mẽ hơn với sự hình thành của kháng thể các dòngTB nhớ nhằm chống lại những lần xâm nhập sau. 4. MD TB là MD gây ra bởi các lympho T (loại CD8+), nó sẽ nhận diện TB lạcủa cơ thể và tiết ra các chất độc tiêu diệt tế bào đó, hiệu quả trong chống lại các TBnhiễm virus, TB ác tính hóa... MD dịch thể được tạo ra bởi lympho B với sự giúp đỡhay không của lympho CD4+, từ đó hình thành tương bào và tạo ra các dòng khángthể chống lại kháng nguyên tương ứng. * Tại sao bệnh hen lại nặng nề về đêm? * Một tỉ lệ lớn bệnh nhân hen thường có cơn khó thở về đêm 1 hoặc 2 lần mỗitháng. Một số người chỉ có cơn khó thở vào ban đêm, còn ban ngày chức năng hô hấpcủa họ gần như bình thường. Một phần là do đáp ứng thái quá đối với thay đổi về lưu lượng thông khí bìnhthường cho mỗi chu kì 24 h (normal circadian variation in airflow) * Tình trạng co thắt phế quản nặng nhất trong khoảng thời gian từ 18h đến 4hsáng (tỉ lệ tử vong và bệnh tậ ...