Hà Nội, 13/07/2012 Ba lăm năm có dư, tôi quay lại ngôi làng ấy. Mấy lần dừng xe nhìn ngó, lại thấy mình nhầm. Có phải là đây không? Thôi đúng rồi! Kìa, cây đa cổ thụ ở đầu làng giáp ngay quốc lộ. Làng quê đổi thay nhiều, nhà cửa xây san sát. Đường vào chùa lối nào nhỉ? Tôi còn đang phân vân... - Chào cụ ạ! Cụ cho con hỏi…. Tôi hỏi thăm một bà lão đi bộ ven đường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ông sư…. Ông sư…. Hà Nội, 13/07/2012Ba lăm năm có dư, tôi quay lại ngôi làng ấy. Mấy lần dừng xe nhìn ngó, lại thấy mìnhnhầm. Có phải là đây không? Thôi đúng rồi! Kìa, cây đa cổ thụ ở đầu làng giáp ngayquốc lộ. Làng quê đổi thay nhiều, nhà cửa xây san sát. Đường vào chùa lối nào nhỉ? Tôicòn đang phân vân...- Chào cụ ạ! Cụ cho con hỏi….Tôi hỏi thăm một bà lão đi bộ ven đường.- Chùa ớ. Ông…. ông cứ theo đường này, tới… lăng cụ Ký Lục Lộ, nhìn sang là thấy!Ký Lục Lộ, nghe sao quen quen. Ngày trước làng này có lăng tẩm nào đâu? Được mộtquãng xe máy chạy, thì đập vào mắt tôi là ngôi mộ hoành tráng, cao sừng sững, kiến trúckiểu Âu - Á. À, hóa ra đây là lăng cụ Ký Lục Lộ - một cái mả mới. Đến lúc này tôi mớinhớ ra cái tên Ký Lục Lộ. Con người này thì tôi biết, tôi còn được hầu chuyện cụ nữa.Kìa, chùa làng. Chùa nay đổi sắc, chuyển màu… rực rỡ. Tường cao bao quanh, quét zônvàng rộm. Chùa làng khách lễ thập phương đông vui. Vì lời giới thiệu của thí chủ là tôi,có thời từng trú ngụ ở đây, nên sư trụ trì đón tiếp niềm nở. Đại đức tuổi trừng ngoài bamươi, dáng nhỏ nhã, nhất là cặp mắt rất sáng sau tròng kính cận. Sau khi dâng lễ, thỉnhchuông, lễ Phật, tôi vãn cảnh chùa. Cảnh xưa quen cũ, mới lạ. Nơi tôi chú tâm và chủđộng xuống thăm là khu nhà tổ. Ngỡ ngàng nhìn bức tượng sư tổ. Tượng còn mà bóngdáng xưa đâu rồi? Hồn cốt cũ - xưa còn đâu nữa! Nay chỉ còn pho tượng thếp nhũ, vàngchóe. Cảm giác buồn, hoài niệm xưa! Tôi ra vườn sau thăm ngôi bảo tháp mới xây. Thápto, cao vời vợi. Hóa ra ông sư - vị hòa thượng mà tôi từng biết, giờ an nghỉ nơi đây.Ngôi làng có kỷ niệm với tôi thuở sinh viên. Đó là quãng đầu những năm tám mươi,chính xác là cuối năm 1984, chúng tôi thực tập bộ môn dược ở xí nghiệp thuốc gần đây -một làng vùng quê Phùng – Nhổn.Nhóm chúng tôi trú ngụ ở chùa làng, còn những nhóm khác tản mát khắp các xóm. Chùalàng cổ kính, cổ kính đến tàn tạ, rêu phong, bởi đang thời kỳ toàn dân bài xích mê tín dịđoan. Tượng cổ thếp vàng bong tróc. Ban thờ lạnh ngắt khói hương, chỉ những bụi bặmthời gian và mạng nhện giăng chăng. Chúng tôi nghỉ ở nhà Tổ - nhóm nam sinh, còn nữsinh không được nghỉ ở đây - uế tạp cửa Phật.Nhà tổ có bức tượng sư tổ. Cho đến tận bây giờ tôi khó tìm được đâu bức tượng nào sốngđộng đến thế: tai chảy dài đến vai, mặt phúc hậu nhà Phật. Những lúc rỗi, ấy là trước, saubuổi thực tập ở xí nghiệp thuốc, nhất là chiều tối, tôi thường thẫn thờ ngắm nhìn tượngngài. Trời chập choạng, dưới ánh sáng ngọn đèn dầu hiu hắt, tượng sư tổ như phật sống,thấp thoáng, ẩn hiện giữa đời thực và cõi hư. Càng nhìn, càng ngắm, tôi càng bái phụcnghệ nhân xưa tạo ra kiệt tác sống động, thần uy đến vậy. Có lẽ ấy cũng là dịp Phật ngấmvào tôi, ngấm vào tâm can – sự từ bi, hỉ xả. Đến độ bây giờ, có dịp nào đó vãn chùa, lễPhật, tôi cứ tưởng, mình đang trước pho tượng sư tổ năm xưa.Ngay dưới pho tượng có cỗ quan tài kê liền kề với nơi chúng tôi ngủ. Mới đầu cũng kinhhãi, nằm cạnh cỗ quan tài, song rồi cũng quen dần, chả sợ hãi nữa. Qua câu chuyện củacụ sư – nhân vật mà tôi sẽ kể ở phần sau câu chuyện - tôi hiểu thêm về cỗ quan tài ấy. Cụsư trụ trì chùa làng già lắm, ngoài tám chục. Cứ như cụ sư kể, thì cỗ quan tài được tậu lâulắm rồi, quãng trước năm 1945. Một cỗ quan tài gỗ vàng tâm dày dặn, nục nạc, “có mơcũng không thấy” – như lời cụ sư thường nói. Cụ bảo, cơ khổ về cỗ quan tài này, nhất làthời kỳ chín năm kháng chiến chống tây – những dịp tây càn. Tây càn – tức là chúng bủavây, càn quét tiễu trừ du kích, khủng bố các làng kháng chiến. Cụ kể:- Chạy tây càn, thì mang của nả, chứ ai khênh quan tài chạy giặc bao giờ. Lúc đầu tôicũng định khênh nó đi, cỗ quan tài quý thế cơ mà! Nhưng sau rồi chả nhờ cậy được ai. Aicũng lo chạy giặc càn thục mạng. Cuối cùng nghĩ liều, có thứ giặc nào hôi cướp quan tàiđâu. Cướp để về táng ông, táng bà chúng à. Thế nên, tôi chả vác, chả khênh nó chạy tâycàn nữa! Thằng tây nó ác lắm nhé. Nó cắt tiết người, cắt cổ anh du kích, hứng tiết vào cáichậu, được nửa chậu tiết. Nhìn máu phun ra, giờ tôi còn kinh!Tôi cứ nhớ tiếng cười hềnh hệch và câu chuyện cụ sư kể:- Bọn tây càn đã ác, còn đểu nữa nhá. Có trận càn nó bắt được một cặp nọ, ông sư và bàvãi. Thế là chúng bắt cặp ấy làm việc ấy với nhau. Ai đời, sư đực đè vãi cái, mà lại cóngười nhua nhúa đứng xem. Thế có đểu không. Hà há ha…!Nhìn miệng sư già móm mén, chìa ra mấy cái răng và tiếng cười lục khục, lúc ấy tôithoáng nghĩ, phải chăng chính nhà sư bị tây nó bắt phải hành sự việc ấy? Đúng là bọn tâycàn đểu thật!**************Không rõ phẩm chức nhà chùa đến đâu, sư bác, sư ông, hay sư cụ, còn dân làng thì gọi làsư cụ. Cụ sự phương phi, cao to, sừng sững như ngài hộ pháp ngự trước tòa chính điện.Cụ già đến mức mồm miệng móm mém, còn dăm ba cái răng, chỉ khi nói, khi cười, khihát, mới thấy nó chìa ra. Chuyện hát của cụ sư, vô tình một đêm trăng tôi nghe được.Lớp sinh viên thực tập chúng tôi hơn 50 đứa, nấu ăn tại chùa. Dụng cụ nhà ăn là 3 cái nồinhôm, 2 quân dụng Liên Xô to đùng, một dùng để nấu cơm, cái kia nấu canh, còn cáinhỏ, bữa rang thịt, kho cá, bữa om đậu cà chua. Từ hôm chúng tôi về thực tập, nấu ăn ởchùa, nghiễm nhiên sư cụ ăn cùng lũ sinh viên. Nhà bếp chia riêng cho cụ một suất. Cụsư cũng không kiêng khem đồ mặn - thịt, cá, tôm,… xơi tuốt. Mà thực ra bữa ăn của sinhviên mấy khi có đồ mặn đâu, đa phần là anh canh rau toàn quốc và đậu cà chua trộnmuối, nên đồ ăn rất chay tịnh.Chia cơm giữa sân chùa. Bữa nào cũng vậy, cụ sư trực sẵn, trực sớm nhất, cứ lởn vởnlượn quanh, nhìn chậu thịt một tí, ngó xoong canh một tẹo, thi thoảng còn sờ mó vào đâuđó. Sau khi nhận suất ăn, cụ thũng thẵng mang đồ ăn về chái nhà mình đương ngụ, đểxơi.Cụ sư xem ra cũng đói. Hồi ấy đang thời buổi kinh tế trì trệ, hợp tác xã nông nghiệp cấpcao toàn xã rệu rã, sắp tan, xóm làng tiêu điều đói. Trong khung cảnh ấy, ngày sóc vọng,lễ chùa, quanh đi quẩn lại có mấy bà vãi già xơ xác nghèo, đến chùa l ...