Thông tin tài liệu:
Phụ nữ cổ dài Padaung Trong một chuyến viếng thăm Chiang Mai, một tỉnh phía Bắc của Thái Lan, tôi có dịp tìm hiểu về đời sống xa xưa của tộc người Padaung. Đây là dân tộc mà những người phụ nữ có cái cổ dài và có đời sống văn hóa xa xưa rất đặc trưng. Tộc người Padaung được biết đến là dân tộc người với cái cổ dài hay là những người phụ nữ cao cổ, họ sống ở Kayah sát biên giới miền Đồng Burma thuộc miền Bắc Thái Land. Dân số ở đây khoảng 30.000...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Padaung - Những người phụ nữ cổ dài Padaung - Những người phụ nữ cổ dài Phụ nữ cổ dài PadaungTrong một chuyến viếng thăm Chiang Mai, một tỉnh phía Bắc của Thái Lan, tôi códịp tìm hiểu về đời sống xa xưa của tộc người Padaung. Đây là dân tộc mà nhữngngười phụ nữ có cái cổ dài và có đời sống văn hóa xa xưa rất đặc trưng.Tộc người Padaung được biết đến là dân tộc người với cái cổ dài hay là nhữngngười phụ nữ cao cổ, họ sống ở Kayah sát biên giới miền Đồng Burma thuộc miềnBắc Thái Land. Dân số ở đây khoảng 30.000 người được tính đến năm 1978, vàvùng này thường được gọi là “Lae Kur” hoặc “Kayan”. Ngôn ngữ chính của dântộc này là một trong những nhóm Kenmic thuộc dòng ngôn ngữ Tibeto-Burman. ỞThái land, chỉ có một vài gia đình Padaung đã định cư tạm thời như những người tịnạn ở quận Muang thuộc tỉnh Mae Hong Son.Sức cuốn hút vĩ đại của nền văn hóa Paduang chính là những loại nữ trang hết sứcđa dạng và phóng phú được những người phụ nữ đeo như một tôn vinh của cáiđẹp. Họ thường đeo một chuỗi những chiếc vòng làm bằng đồng thau mà thực tếkhông cần kéo dài qua cổ nhưng nói tóm lại đè lên cột sống và những đốt xươngcổ. Điều đó được cho rằng, một người phụ nữ thông thường đeo khoảng 20 hoặcnhiều hơn những chiếc vòng xung quanh cổ. Thêm vào đó, họ mang những chuỗivà những sợi dây chuyền được làm từ những đồng tiền và chuỗi bằng bạc.Nơi tộc người Padaung từng sinh sốngCăn cứ vào truyền thống của nền văn hóa này, một nghi lễ đặc biệt được tiến hànhcho một người phụ nữ ở độ tuổi 5-10 năm tuổi khi mà cô ta đeo năm chiếc vòngtrước tiên. Những chiếc vòng khác được thêm vào trong những năm sau. Họ đeonhững chiếc vòng không chỉ là sự trang trí hay còn tôn vinh vẻ đẹp mà còn thểhiện một tập quán, tín ngưỡng của nền văn hóa này. Thần thoại Padaung cho biếtrằng, vào thời xa xưa, khi loài người làm thần linh nổi giận và đã bị xuất hiện mộtthảm họa nạn hổ ăn thịt người phụ nữ. Chính vì nỗi sợ hãi và kinh hoàng củanhững người phụ nữ bị giết, nên tổ tiên đã đề nghị tất cả mọi người phải mangnhững chiếc vòng bằng đồng thau để bảo vệ chính bản thân họ.Tác giả tại Chiang MaiPadaung trồng cả lúa khô lẫn lúa nước. Lúa là những mùa vụ chính, và khi trồnghọ thường dùng cách chặt cây và đốt để lấy đất trồng nương rẫy tạm thời và mộttrong những thứ dụng cụ không thể thiếu đó là con trâu là cái cày. Hầu hết tộcngười Padaung theo thuyết vật linh, nhưng có khoảng 10% theo đạo phật. Hiện tại,con số của những người theo Đạo Thiên Chúa giáo đang gia tăng bởi vì nhữngngười theo đạo Thiên chúa La Mã tồn tại ở vùng này hơn 100 năm. Lễ hội hàngnăm diễn ra mãnh đất trù phú và tiềm năng của cộng đồng văn hóa này thường bắtđầu vào mùa mưa. Những nghi lễ như cúng bái tổ tiên, cúng thần linh, thần chếtđược quan tâm đặc biệt để tưởng nhớ đến các linh hồn đã khuất, và cầu nguyệncác thần linh ban cho sức khỏe, làm ăn và gặt hái được nhiều thành công trongcuộc sống.Người phụ nữ Padaung với chiếc cổ mang nhiều vòngTheo tập tục của dân tộc của Padaung, thời điểm bước vào tuổi dậy thì là lúc cácbé gái bắt đầu đeo vòng cổ. Mỗi năm thêm 1 chiếc, cho đến khi nào chuỗi vòng đủ5kg cân nặng mới thôi. Đeo càng nhiều vòng thì càng thể hiện sự quý phái và nhậnđược sự kính trọng hơn từ những người khác trong làng. Tục truyền xa xưa chỉ cónhững bé gái Padaung sinh vào ngày thứ Tư có đêm trăng tròn mới phải đeo vòngđể kéo dài cổ. Tuy nhiên đến ngày nay, bất kỳ bé gái nào cũng có thể làm như vậy,một phần là nhằm thu hút và thỏa mãn sự hiếu kỳ của khách du lịch.