Paul Auster và Nhạc đời may rủi
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 201.31 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
b) Bức tường Câu chuyện về bức tường trước hết thể hiện sự ngông nghênh của hai gã trọc phú Hoa Kì, mặt khác nó cho thấy sự phi lí, bi đát của tồn tại rằng con người xây nên bức tường ấy vừa là để giam hãm tự do của chính mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Paul Auster và "Nhạc đời may rủi" Paul Auster vàNhạc đời may rủi b) Bức tường Câu chuyện về bức tường trước hết thể hiện sự ngông nghênh của hai gã trọc phúHoa Kì, mặt khác nó cho thấy sự phi lí, bi đát của tồn tại rằng con người xây nên bứctường ấy vừa là để giam hãm tự do của chính mình. Thế nhưng xét ở khía cạnh khác,việc xây bức tường ấy có ý nghĩa giúp Nashe xác định được mục đích đời mình. Thôngqua công việc lao động nặng nhọc, con người lang thang vô mục đích trên các nẻođường ấy lại tìm thấy sự tự do, quyền tự chủ đối với bản thân đích thực của mình. Bứctường vừa mang giá trị của cái đẹp vừa là sự huỷ diệt con người. Trong bản thân nó vừacó chức năng huỷ diệt vừa có giá trị tái sinh. Flower ý thức rõ điều này: “Thay vì định xây dựng lại toà lâu đài ấy, chúng tôi sẽbiến nó thành một tác phẩm nghệ thuật. Theo chỗ suy nghĩ của tôi thì không có gì đẹp vàbí hiểm hơn là một bức tường. Tôi có thể thấy nó rồi: sừng sững ngoài kia chỗ bãi cỏ,vươn lên như một rào chắn mênh mông chống lại thời gian. Nó sẽ là một kỉ niệm đài củachính nó, thưa quý vị, một bản giao hưởng của những hộc đá phục sinh, và ngày nào nócũng sẽ hát một bản cầu hồn cho cái quá khứ chúng ta vẫn mang trong mình”(4). Bức tường là hiện thân của sự ngăn cản và ràng buộc. Bức tường được xây từ hơnmười ngàn khối đá dỡ từ một lâu đài cổ đổ nát ở Ai Len. Tính chất ẩn dụ xuất hiện quaxuất xứ này. Ai Len là một trong cái nôi của văn hoá châu Âu. Lâu đài cổ hoang phế ẩndụ cho sự suy thoái của nền văn hoá đó. Ấy thế mà những kẻ chơi ngông Flower vàStone lại muốn mua chỗ đá từ lâu đài ấy, chuyển về Hoa Kì để xây một bức tường. Từlâu đài đổ nát thành bức tường. Có một sự thay đổi lớn lao trong ý đồ của hai gã triệuphú. Có lẽ bọn họ muốn dạy cho những con người ở cựu lục địa bài học về sự đoạn tuyệtquá khứ để vươn tới tương lai như giọng điệu của chính Flower: “Người Mĩ chúng ta lúcnào cũng phá hết những gì mình đã xây dựng, huỷ diệt quá khứ để làm lại từ đầu, vội vãtới tương lai. Nhưng bọn anh em họ của chúng ta ở bờ ao bên kia thì lại gắn bó hơn vớilịch sử, chúng thấy yên trí khi được ràng buộc với truyền thống, với phong tục truyềnthống lâu đời”(5). Bản vẽ bức tường đã có người thiết kế nhưng chưa được thực hiện. Sau cú rút bàibất hạnh tai hại của Nashe, anh đã nợ hai kẻ kia 10.000 đô la. Vì là những người hoàntoàn xa lạ nhau, Flower và Stone quyết định bắt Nashe xây bức tường trừ nợ với mỗingày công được tính là 10 đôla. Trong lúc Pozzi nằng nặc đòi bỏ đi, Flower doạ gọicảnh sát tống họ vào tù thì Nashe bình tĩnh chấp nhận công việc ấy. Anh hi vọng giờ đâychí ít đấy cũng là mục đích sống của đời mình. Chấp nhận việc xây tường đồng nghĩa với việc chấp nhận sự tự cầm tù mình. VớiNashe thì phóng xe dọc ngang khắp các nẻo đường hay trói chặt mình vào bức tường ấythì cũng thế thôi. Vấn đề là thái độ của con người trước thực tiễn mình buộc phải đươngđầu. Để tồn tại trên đời con người luôn cần một chỗ bấu víu. Ngay từ thời Hi Lạp cổ đại,mười hai kì công của chàng dũng sĩ Herakles được thực hiện dựa trên mối ràng buộc vớitội lỗi do chàng gây ra cho vợ con. Đúng hơn là dựa vào niềm tin ngây thơ khi thực hiệnxong mười hai kì công ấy, tội lỗi của chàng sẽ được chuộc và tự do sẽ về lại với chàng.Trong trường hợp của Nashe, mối ràng buộc được dựa trên sự giao kèo bằng miệngthông qua kết quả của một cuộc đỏ đen. Khi Nashe gặp vận rủi, anh bị vận rủi đó tróichặt và dũng cảm đương đầu với số phận nghiệt ngã đó. Đến đây, ta thấy cảnh ngộ củaNashe y hệt như cảnh ngộ của Santiago trong Ông già và biển cả của Hemingway. Khátvọng theo đuổi con cá lớn trên đại dương của ông lão thực chất là theo đuổi canh bạc lớncủa cuộc đời. Có con cá, ông lão giải bỏ được vận rủi đeo bám suốt 84 ngày. Sự đươngđầu với số phận của cả Santiago lẫn Nashe đều dựa trên nguyên tắc: nhẫn nại chịu đựng.Điểm khác biệt giữa họ và cũng là nét khác biệt giữa hai thế hệ nhà văn là Santiago luônnuôi hi vọng (có ngốc mới thôi hi vọng là phương châm sống của lão) còn Nashe thìkhông hề nuôi hi vọng. Sự sống của anh kể từ sau đổ vỡ hôn nhân — đồng nghĩa với sựxuất hiện vận rủi — được đặt trong những “giới hạn” nhất thời và bất kì một biến cố nàoxảy ra đều là “điểm tựa” để khẳng định sự tồn tại của anh. Nashe cố vượt thoát vận rủibằng bất kì cái phao nào xuất hiện trên biển bi đát của mình. Cái phao đó, trớ trêu thaylại là cảnh ngộ bi đát không kém gì sự bi đát mà Nashe đang mang. Pozzi – cái tên gợi lại nhân vật Pozzo trong vở kịch phi lí trứ danh Đợi Godot củaBeckett, vở kịch được xem là mở đầu cho khuynh hướng hậu hiện đại trong văn học.Trong vở kịch này Pozzo, xét ở góc độ nào đó, vẫn là chủ nhân của cuộc đời mình.Pozzo có một anh hầu tên là Lucky. Pozzo giàu có, mạnh khoẻ ngày hôm trước nhưnglại mù loà, yếu đuối, bất lực ngày hôm sau. Nhân vật này cảm nhận rất sâu sắc về bi kịchcủa con người trong thời gian. Mỗi thời khắc qua đi, con người càng đánh mất mình,c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Paul Auster và "Nhạc đời may rủi" Paul Auster vàNhạc đời may rủi b) Bức tường Câu chuyện về bức tường trước hết thể hiện sự ngông nghênh của hai gã trọc phúHoa Kì, mặt khác nó cho thấy sự phi lí, bi đát của tồn tại rằng con người xây nên bứctường ấy vừa là để giam hãm tự do của chính mình. Thế nhưng xét ở khía cạnh khác,việc xây bức tường ấy có ý nghĩa giúp Nashe xác định được mục đích đời mình. Thôngqua công việc lao động nặng nhọc, con người lang thang vô mục đích trên các nẻođường ấy lại tìm thấy sự tự do, quyền tự chủ đối với bản thân đích thực của mình. Bứctường vừa mang giá trị của cái đẹp vừa là sự huỷ diệt con người. Trong bản thân nó vừacó chức năng huỷ diệt vừa có giá trị tái sinh. Flower ý thức rõ điều này: “Thay vì định xây dựng lại toà lâu đài ấy, chúng tôi sẽbiến nó thành một tác phẩm nghệ thuật. Theo chỗ suy nghĩ của tôi thì không có gì đẹp vàbí hiểm hơn là một bức tường. Tôi có thể thấy nó rồi: sừng sững ngoài kia chỗ bãi cỏ,vươn lên như một rào chắn mênh mông chống lại thời gian. Nó sẽ là một kỉ niệm đài củachính nó, thưa quý vị, một bản giao hưởng của những hộc đá phục sinh, và ngày nào nócũng sẽ hát một bản cầu hồn cho cái quá khứ chúng ta vẫn mang trong mình”(4). Bức tường là hiện thân của sự ngăn cản và ràng buộc. Bức tường được xây từ hơnmười ngàn khối đá dỡ từ một lâu đài cổ đổ nát ở Ai Len. Tính chất ẩn dụ xuất hiện quaxuất xứ này. Ai Len là một trong cái nôi của văn hoá châu Âu. Lâu đài cổ hoang phế ẩndụ cho sự suy thoái của nền văn hoá đó. Ấy thế mà những kẻ chơi ngông Flower vàStone lại muốn mua chỗ đá từ lâu đài ấy, chuyển về Hoa Kì để xây một bức tường. Từlâu đài đổ nát thành bức tường. Có một sự thay đổi lớn lao trong ý đồ của hai gã triệuphú. Có lẽ bọn họ muốn dạy cho những con người ở cựu lục địa bài học về sự đoạn tuyệtquá khứ để vươn tới tương lai như giọng điệu của chính Flower: “Người Mĩ chúng ta lúcnào cũng phá hết những gì mình đã xây dựng, huỷ diệt quá khứ để làm lại từ đầu, vội vãtới tương lai. Nhưng bọn anh em họ của chúng ta ở bờ ao bên kia thì lại gắn bó hơn vớilịch sử, chúng thấy yên trí khi được ràng buộc với truyền thống, với phong tục truyềnthống lâu đời”(5). Bản vẽ bức tường đã có người thiết kế nhưng chưa được thực hiện. Sau cú rút bàibất hạnh tai hại của Nashe, anh đã nợ hai kẻ kia 10.000 đô la. Vì là những người hoàntoàn xa lạ nhau, Flower và Stone quyết định bắt Nashe xây bức tường trừ nợ với mỗingày công được tính là 10 đôla. Trong lúc Pozzi nằng nặc đòi bỏ đi, Flower doạ gọicảnh sát tống họ vào tù thì Nashe bình tĩnh chấp nhận công việc ấy. Anh hi vọng giờ đâychí ít đấy cũng là mục đích sống của đời mình. Chấp nhận việc xây tường đồng nghĩa với việc chấp nhận sự tự cầm tù mình. VớiNashe thì phóng xe dọc ngang khắp các nẻo đường hay trói chặt mình vào bức tường ấythì cũng thế thôi. Vấn đề là thái độ của con người trước thực tiễn mình buộc phải đươngđầu. Để tồn tại trên đời con người luôn cần một chỗ bấu víu. Ngay từ thời Hi Lạp cổ đại,mười hai kì công của chàng dũng sĩ Herakles được thực hiện dựa trên mối ràng buộc vớitội lỗi do chàng gây ra cho vợ con. Đúng hơn là dựa vào niềm tin ngây thơ khi thực hiệnxong mười hai kì công ấy, tội lỗi của chàng sẽ được chuộc và tự do sẽ về lại với chàng.Trong trường hợp của Nashe, mối ràng buộc được dựa trên sự giao kèo bằng miệngthông qua kết quả của một cuộc đỏ đen. Khi Nashe gặp vận rủi, anh bị vận rủi đó tróichặt và dũng cảm đương đầu với số phận nghiệt ngã đó. Đến đây, ta thấy cảnh ngộ củaNashe y hệt như cảnh ngộ của Santiago trong Ông già và biển cả của Hemingway. Khátvọng theo đuổi con cá lớn trên đại dương của ông lão thực chất là theo đuổi canh bạc lớncủa cuộc đời. Có con cá, ông lão giải bỏ được vận rủi đeo bám suốt 84 ngày. Sự đươngđầu với số phận của cả Santiago lẫn Nashe đều dựa trên nguyên tắc: nhẫn nại chịu đựng.Điểm khác biệt giữa họ và cũng là nét khác biệt giữa hai thế hệ nhà văn là Santiago luônnuôi hi vọng (có ngốc mới thôi hi vọng là phương châm sống của lão) còn Nashe thìkhông hề nuôi hi vọng. Sự sống của anh kể từ sau đổ vỡ hôn nhân — đồng nghĩa với sựxuất hiện vận rủi — được đặt trong những “giới hạn” nhất thời và bất kì một biến cố nàoxảy ra đều là “điểm tựa” để khẳng định sự tồn tại của anh. Nashe cố vượt thoát vận rủibằng bất kì cái phao nào xuất hiện trên biển bi đát của mình. Cái phao đó, trớ trêu thaylại là cảnh ngộ bi đát không kém gì sự bi đát mà Nashe đang mang. Pozzi – cái tên gợi lại nhân vật Pozzo trong vở kịch phi lí trứ danh Đợi Godot củaBeckett, vở kịch được xem là mở đầu cho khuynh hướng hậu hiện đại trong văn học.Trong vở kịch này Pozzo, xét ở góc độ nào đó, vẫn là chủ nhân của cuộc đời mình.Pozzo có một anh hầu tên là Lucky. Pozzo giàu có, mạnh khoẻ ngày hôm trước nhưnglại mù loà, yếu đuối, bất lực ngày hôm sau. Nhân vật này cảm nhận rất sâu sắc về bi kịchcủa con người trong thời gian. Mỗi thời khắc qua đi, con người càng đánh mất mình,c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 717 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 458 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 370 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 314 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0