Danh mục

Paul Dirac

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Paul Adrien Maurice Dirac (8 tháng 8 năm 1902 - 20 tháng 10 năm 1984) là một nhà vật lý lý thuyết người Anh. Ông từng giữ chức Giáo sư Lucas về Toán học tại Đại học Cambridge.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Paul Dirac Paul Dirac Paul Adrien Maurice Dirac (8 tháng 8 năm 1902 - 20 tháng 10 năm1984) là một nhà vật lý lý thuyết người Anh. Ông từng giữ chức Giáo sưLucas về Toán học tại Đại học Cambridge. Trong 10 năm cuối đời ông làmviệc tại Đại học Florida, Paul Adrien Maurice Dirac (8 tháng 8 năm 1902 - 20 tháng 10 năm 1984)là một nhà vật lý lý thuyếtngười Anh . Ông từng giữ chức Giáo sư Lucas về Toán họctại Đại học Cambridge. Trong 10 năm cuối đời ông làm việc tại Đại học Florida Charles Adrien Ladislas Dirac, cha của Paul Dirac nhập cư từ Thụy Sĩ vàoAnh Quốc, cho đến năm 1902 ông cùng vợ Florence và 3 người con (lúc đó Paul có1 anh trai và 1 em gái) sống ở Bristol trong căn nhà riêng. Năm 1919 gia đình củaDirac trở thành công dân của Anh Quốc. Cha của Paul Dirac kiếm tiền bằng việcdạy tiếng Pháp. Các học sinh không thích ông bởi vì ông quá nghiêm khắc và yêucầu cao mặc dù họ không thể phủ nhận tính hiệu quả của các phương pháp giảngdạy của ông. Gia đình ông sống rất khép kín. Sau này Paul Dirac nhớ lại “Không aiđến nhà chúng tôi cả, ngoại trừ có thể là một vài học sinh của cha tôi.. Chúngtôi chưa bao giờ có khách”. Ông bố yêu cầu trong nhà mọi người phải nói tiếng mẹđẻ của ông là tiếng Pháp trái hẳn với ý muốn của vợ và các con, và điều đó chính làmột trong các nguyên nhân dẫn đến việc khó khăn trong giao tiếp. Từ đó có thểdẫn đến sự im lặng và cô độc của Paul Dirac. Thậm chí bữa ăn cũng không thể nốikết gia đình lại với nhau. Paul thường ăn trưa cùng cha, còn anh trai và em gái thìthường ăn cùng mẹ trong nhà bếp.Paul được gia đình gửi đi học tại trường mà cha ông dạy. Đây là một trường họctheo kiểu cũ, đã lỗi thời nhưng khá nổi tiếng về học thuật. Dirac nhớ lại: “…đó làmột ngôi trường trung học tuyệt vời về khoa học tự nhiên và ngoại ngữ hiện đại.Trong trường không có tiếng Latin, không có tiếng Hi Lạp, điều mà tôi rất thích vìlẽ rằng tôi hoàn toàn không tiếp thu được văn hóa cổ đại. Tôi đã rất vui vì được họcở trường đó. Tôi là học sinh ở đó trong khoảng thời gian từ 1914 đến 1918 khichiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra. Nhiều người đã tạm biệt trường học đểphục vụ cho tổ quốc. Kết quả là các lớp học khóa trên đều vắng hoe. Để lấp đầy chỗtrống, người ta bắt đầu “đẩy” các học sinh khóa sau lên mức độ mà ở đó họ có thểlàm được các công việc phức tạp hơn. Đối với tôi điều đó rất có lợi: Tôi đã nhanhchóng kết thúc các lớp dưới và khi tuổi đời còn rất trẻ tôi đã được làm quen vớikiến thức cơ bản của Toán học, Vật Lý học, Hóa học ở mức độ cao hơn. Tôi họcToán theo các quyển sách mà trong đó chứa đựng các kiến thức Toán học nhiềuhơn so với trên lớp”. Ông lại tiếp tục dòng hồi tưởng của mình khi còn ở trườngtrung học “…người ta coi trọng sự tận tâm của tôi dành cho khoa học” dù rằngtrong các cuộc đấu thể thao “tôi không bao giờ may mắn”.Có lẽ là chính việc ngôi trường trung học này được đặt trong tòa nhà của mộttrường college kỹ thuật với quyền sử dụng các phòng thí nghiệm tốt đã đóng vaitrò thuận lợi.Vào năm 1918 khi Paul Dirac 16 tuổi ông đã trở thành sinh viên của khoa kỹ thuậtđiện của trường đại học Bristol, ngôi trường đại học này cũng được đặt trong tòanhà nơi có ngôi trường trung học trước đó và sau 3 năm ông đã tốt nghiệp xuất sắc.Những năm học trong trường đại học là thời gian rất quan trọng trong việc hìnhthành một nhà khoa học trẻ tuổi; chính ở nơi này ông đã làm quen với lý thuyếttương đối tính và chính nó đã đóng vai trò rất lớn trong các công trình của ông saunày. Ông đã tiếp thu được nhiều điều từ thầy giáo của mình là Peter Frezer, ngườiđã biết cách mang đến cho các sinh viên của mình sự hiểu biết về tính hoàn chỉnh,chặt chẽ của logic và vẻ đẹp toán học nói chung và hình học nói riêng. Mặc dù Dirachọc rất tốt nhưng giống như kỹ sư khác ông không được ai nhận. Cố gắng nhậnđược học bổng ở trường đại học Cambridge cũng không thành công. Chỉ sau 2 nămsau những cố gắng ông mới được đền đáp bằng một suất học bổng không lớn lắmvà ông có thể trở thành nghiên cứu sinh. Ông đến Cambridge vào năm 1923.Bước nhảy thần kỳNhững gì diễn ra trong vài năm sau có lẽ chỉ có thể diễn tả bằng 2 từ “kỳ diệu”.Người kỹ sư bình thường ngày hôm qua, tác giả của 2 công trình không lớn về cơhọc thống kê sẽ trở thành nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng trên toàn thế giới. Nhữngcông trình đầu tiên đã làm cho ông trở thành một tác gia kinh điển và nhanh chónggiúp ông đạt giải Nobel vào năm 1933. Tất nhiên chính môi trường khoa học củatrường đại học Cambridge đã góp phần làm nên điều đó. Trong thời gian đóCambridge chính là một trong các trung tâm có danh tiếng về vật lý lý thuyết, nơimà các nhà vật lý toàn Châu Âu thường đến để thuyết giảng về các công trình khoahọc của mình. Đóng một vai trò đáng kể ở Cambridge là “Club Capixa”. Nhà vật lýngười anh Bernal (1901 – 1971) đã viết về “Club Capixa” như sau: “ Đó chính làmột nơi tập hợp tất cả các câu hỏi quan trọng của Vật Lý ...

Tài liệu được xem nhiều: