Danh mục

PEMPHIGUS (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.36 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô bệnh học : bọng nước nằm ở trong lớp thượng bì chủ yếu trong lớp malphighi. Tế bào gai xung quanh bọng nước bị đứt cầu nối chúng bị ngâm trong nước phình ra hình tròn nhân của nó to gọi đó là hiện tượng ly gai ( acantholyse). Có hiện tượng thâm nhiễm ở trung bì nhưng hiếm.+ Về chẩn đoán tế bào Tzanck : là phương pháp chẩn đoán có giá trị cho phép chẩn đoán nhanh hơn sinh thiết.Cạo nền phỏng nước phết lên phiến kính soi kính hiển vi thấy tế bào gai đứt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PEMPHIGUS (Kỳ 2) PEMPHIGUS (Kỳ 2) Giáo trình Bệnh da - Hoa liễu HVQY + Mô bệnh học : bọng nước nằm ở trong lớp thượng bì chủ yếu trong lớpmalphighi. Tế bào gai xung quanh bọng nước bị đứt cầu nối chúng bị ngâm trongnước phình ra hình tròn nhân của nó to gọi đó là hiện tượng ly gai ( acantholyse). Có hiện tượng thâm nhiễm ở trung bì nhưng hiếm. + Về chẩn đoán tế bào Tzanck : là phương pháp chẩn đoán có giá trị chophép chẩn đoán nhanh hơn sinh thiết.Cạo nền phỏng nước phết lên phiến kính soikính hiển vi thấy tế bào gai đứt cầu nối liên gai gọi là chẩn đoán tế bào học Tzanck(+) tính. Nếu tổn thương ở miệng rất có giá trị chẩn đoán lấy kéo cắt bọng nước,dùng ngòi bút chủng đậu cạo ở dưới đáy bọng nước phết lên lam kính đem nhuộmthường, soi thấy tế bào gai hình đa giác. Nếu Duhring khi cạo đem soi không gặp tế bào gai mà gặp một số tế bào ởtrung bì. Tổn thương phủ tạng chỉ thấy được khi mổ tử thi. Tổn thương ở nhiều phủ tạng gan, thận, lách, tim, hạch tuỷ xương, phổi vàcác tuyến nôi tiết nhất là tuyến thượng thận. + Căn sinh bệnh học : bệnh hay gặp ở người già yếu trên 40 tuổi xẩy ra độtngột ở người khoẻ mạnh không lây lan, không có tính chất gia đình. Xét nghiệm về mô bệnh học thấy có hiện tượng : - Phỏng nước trong biểu bì. - Hiện tượng ly gai ( acantholyse) do đứt mất các thể nối giữa các tế bàobiểu bì. - Hiện tượng thoái hoá một số tế bào thượng bì do men fermentoproteclytique làm tan các cầu nối tế bào gai trên da bệnh nhân. - Thâm nhiễm bạch cầu ái toan. - Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp thấy IgG và C3 lắng đọng ở vùng tổnthương và da quanh tổn thương. Máu : phát hiện tự kháng thể IgG . Tự kháng thể này chống lạiglycoprotein 130 K da. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp da thấy có IgG và C3. - Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp phát hiện IgG trong huyết thanh bệnhnhân 75-90% nhất là trong giai đoạn hoạt tính của bệnh. Về nguyên nhân hướng tìm do vi trùng chưa kết luận : một số thuyết hướngvề siêu vi trùng lấy nước tiêm vào phổi gà cho ấp một số phổi gà chết một số dịdạng nhưng chưa được công nhận rõ ràng. Có một thuyết tự nhiễm độc ( autotoxique) được đa số công nhận. Mộtthuyết về yếu tố nội tiết chưa rõ ràng. Ngày nay đã chứng minh rõ đây là bệnh tựmiễn, tự kháng nguyên là các thể nối ( desmosome) ở các tế bào gai, tự kháng thểlà IgG. + Chẩn đoán phân biệt : chẩn đoán khác : - Duhring có tiền triệu bào trước : đỏ rát, đau. Đa dạng rát đỏ, sẩn phù,bọng nước căng, bệnh vượng lên sau khi bôi hoặc uống Ioduakali. - Dị ứng đặc biệt với iodua: tetioder (+). 3.2. Ly thượng bì bọng nước ( Epidermolysse bulleuse) : alf tật bẩm sinhgia đình bọng nước mọc trên một nền da bình thường nhưng sẩy ra ở vùng da tỳđè. Thường trẻ sơ sinh đẻ ra là có , thường ở gót chân, quanh mồm, khoeo. Bọngnước tương đối sâu,nên khi trợt gây ra loét khỏi để lại sẹo teo da. Tiến triển lâu dàiđến già không khỏi. 3.3. Bệnh chốc ( Impetigo) : chốc do liên cầu ,bọng nước mọc trên một nềnda dưới viêm đỏ. Lúc đầu trong 1-2 giờ sau vỡ ra đóng lại vảy tiết. Nykolsky (-),thể tạng ít khi bị ảnh hưởng. 3.4. Hồng ban đa dạng thể bọng nước ( erytheme polymorphe ): + Tổn thương cơ bản là một sẩn phù. Trên sẩn phù ở giữa có bọng nước tonhỏ tuỳ xung quanh màu đỏ tươi, bọng to nhỏ nhiều hay ít nước. Nhìn ở giữa vòng xẫm màu xung quanh màu đỏ tươi gọi là hình huy hiệutạo nhiều vòng hình đồng tâm. + Điều trị : Tiên lượng rất xấu trước kia 100% tử vong, từ khi có corticoid tiên lượngcó tốt hơn, giảm tỷ lệ tử vong còn 40%. Thuốc có kết quả hơn cả là corticoid . Corticoid liều đầu 300 - 500 mg/ ngày, sau đó giảm liều rất từ từ xuống vàgiảm dần xuống đến lúc nào không có tổn thương mới thì gọi là liều duy trì. Duytrì cho đến khi nào hết tổn thương ở trên da và niêm mạc. Dùng kéo dài phải chú ý biến chứng loét dạ dày , hội chứng cushing trứngcá. Hiện nay còn dùng methotrexat có nhiều tiến triển tốt, một tuần uống mộtlần 15- 20 mg cho 15 ngày, đề phòng hạ BC, HC. Tổn thương của gan thận, có thểgây quái thai ( cấm chửa đẻ sau 1 năm uống).

Tài liệu được xem nhiều: