Danh mục

Phác đồ chẩn đoán suy dinh dưỡng và điều trị - TS.BS. Lưu Ngân Tâm

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.27 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Suy dinh dưỡng bệnh nhân là thường gặp trong bệnh viện, chiếm tỉ lệ 30 đến 50% bệnh nhân nằm viện, trong đó suy dinh dưỡng vừa và nặng chiếm 50%. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đáng kể đến diễn tiến lâm sàng và kết quả điều trị và làm suy giảm chức năng miễn dịch, giảm sức cơ như cơ hô hấp, chậm lành vết thương, góp phần làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng... Mời các bạn tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phác đồ chẩn đoán suy dinh dưỡng và điều trị - TS.BS. Lưu Ngân Tâm PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN SUY DINH DƯỠNG VÀ ĐIỀU TRỊ Ts. Bs. Lưu Ngân Tâm- Khoa Dinh dưỡng. I. ĐẠI CƯƠNG Suy dinh dưỡng bệnh nhân là thường gặp trong bệnh viện, chiếm tỉ lệ 30- 50% bệnh nhân nằm viện, trong đó suy dinh dưỡng vừa và nặng chiếm 50% (28, 29, 30, 37). Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đáng kể đến diễn tiến lâm sàng và kết quả điều trị, làm suy giảm chức năng miễn dịch, giảm sức cơ như cơ hô hấp, chậm lành vết thương, góp phần làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng, kéo dài thời gian thở máy, biến chứng bung hở vết mổ, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị (1, 4, 12, 15, 26, 35, 36). Vì vậy xây dựng phác đồ chẩn đóan tình trạng suy dinh dưỡng bệnh nhân và lập ra kế họach dinh dưỡng trị liệu cho bệnh nhân trong vòng 3 ngày đầu vào viện là cần thiết, nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, sức cơ và tăng cường chức năng miễn dịch, góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng, biến chứng, đặc biệt biến chứng sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm chi phí điều trị (2, 3, 10, 23, 27, 32, 33, 38). II. NGUYÊN NHÂN Có thể phân ra thành 3 nhóm nguyên nhân (5, 26, 34): 2.1 Khả năng dung nạp chất dinh dưỡng giảm: - Biếng ăn: người già, tâm lý, bệnh lý. - Giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu: giảm nhu động ruột dạ dày (do bệnh lý, do thuốc, do phẫu thuật), tiêu chảy, ruột ngắn. - Mất chất dinh dưỡng do rò tiêu hóa, bỏng, chấn thương. 2.2 Chuyển hóa các chất dinh dưỡng tăng: trẻ em, chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng, bỏng, ung thư… 2.3 Cung cấp dinh dưỡng thiếu (dinh dưỡng qua ống thông, dinh dưỡng tĩnh mạch) Nói chung suy dinh dưỡng thường do nhiều nguyên nhân kết hợp, thường là kết quả của sự mất cân bằng năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao. III. CHẨN ĐÓAN 3.1 Phương pháp tầm sóat, theo khuyến nghị bởi Hội dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu (EPSEN) năm 2002 (mức độ A, 16, 18, 19, 20): - Mục đích: tầm sóat nhanh, phân lọai bệnh nhân vào viện thành 2 nhóm: Nhóm nguy cơ suy dinh dưỡng và không nguy cơ. - Sơ đồ chẩn đóan tóm tắt (xin xem trang 8) - Tiêu chuẩn xác định nguy cơ suy dinh dưỡng: chỉ cần 1 trong 3 tiêu chuẩn * Tỉ lệ phần trăm sụt cân không chủ ý > 5% trong vòng 3 hay 6 tháng. * Ăn ít kéo dài trên 2 tuần (< 50% so với lúc bình thường). * Nhóm bệnh nhân như nhiễm trùng nặng, đại phẫu, chấn thương sọ não nặng, đa chấn thương, viêm tụy cấp, viêm phúc mạc, bỏng nặng. - Cách tính: * Tỉ lệ % sụt cân: số kg trong lượng cơ thể mất/ số kg của 3 hay 6 tháng trước. 3.2 Phương pháp chẩn đóan suy dinh dưỡng: - Mục đích: đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng để phân lọai mức độ suy dinh dưỡng. - Phương pháp xác định mức độ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng chức năng * Phương pháp đánh giá nhanh: đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan (SGA- Subjective global assessment- Destky và cộng sự 1987) (8), theo khuyến nghị bởi Hội dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu (EPSEN) (18) và Mỹ (ASPEN) năm 2002 (mức độ A, 24): Phương pháp gồm 2 phần chính: 1. bệnh sử (sự thay đổi cân nặng, khả năng ăn uống, triệu chứng đường tiêu hóa, khả năng sinh họat, lọai bệnh); 2. Thăm khám lâm sàng (lớp mỡ dưới 1 da, khối cơ, phù). Trong đó cần lưu ý các thông số quan trọng giúp phân lọai tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân đó là phần trăm sụt cân không chủ ý trong vòng 6 tháng đến 1 tháng trước nhập viện, khả năng ăn uống, tình trạng mất lớp mỡ dưới da, teo cơ và phù. Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dưỡng như sau: SGA-A là tình trạng dinh dưỡng tốt khi bệnh nhân không bị sụt cân hay có tăng cân nhẹ trong thời gian ngắn (không phải do tình trạng phù) hoặc sụt cân nhẹ rồi sau đó tăng cân trở lại bình thường, ăn uống bình thường và không có các dấu hiệu mất lớp mỡ dưới da hay teo cơ, phù chi; SGA-B là tình trạng suy dinh dưỡng vừa hay nghi ngờ có suy dinh dưỡng khi bệnh nhân có sụt cân ít nhất 5% trong vòng 1 tuần trước nhập viện nhưng không tăng cân; ăn kém hơn, có dấu hiệu mất ít lớp mỡ dưới da hay teo cơ nhẹ; SGA-C là suy dinh dưỡng nặng khi có tình trạng sụt cân trên 10%, có ăn kém (ăn thức ăn sệt hay lỏng) kéo dài 2 tuần, có dấu hiệu rõ mất lớp mỡ dưới da, teo cơ nặng hoặc kèm phù chi, phù cột sống thắt lưng. + Lưu ý: - Một khi khó phân biệt giữa SGA-A hay SGA-B thì nên xếp lọai SGA-A. - Hoặc khi nghi ngờ giữa SGA-B và SGA-C thì nên xếp lọai SGA-B. * Đo thành phần cơ thể theo phương pháp nhân trắc (11): + Chu vi vòng cánh tay (MAC- Mid Arm Circumference, tính bằng cm) và TSF (Tricep Skin Fold- Nếp gấp da vùng cơ tam đầu, tính bằng cm): 5- 15th: SDD vừa; < 5th : suy dinh dưỡng nặng.  Cách đo: + Chu vi vòng cánh tay được đo bằng một thước dây không co giãn, có đơn vị đo cm. Đo ở cánh tay không thuận, buông lỏng. Thước dây vòng qua điểm giữa của đọan thẳng tính từ m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: