Danh mục

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LOẠN DƯỠNG CƠ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.79 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Loạn dưỡng cơ là một nhóm bệnh cơ thoái hóa tiến triển do di truyền với các đặc điểm về lâm sàng và di truyền đặc trưng. Bệnh được chia thành các thể như loạn dưỡng cơ Duchenne, loạn dưỡng cơ Becker và các bệnh loại dưỡng cơ hiếm gặp khác. 1.2. Dịch tễ học: Tùy theo thể, bệnh có thể gặp ở trẻ em hoặc cả trẻ em và người lớn. Ngoại trừ loạn dưỡng cơ Duchenne và bẩm sinh gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh hoặc những tháng đầu sau đẻ, loạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LOẠN DƯỠNG CƠ PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LOẠN DƯỠNG CƠ 1. Đại cương 1.1. Định nghĩa và phân loại: Loạn dưỡng cơ là một nhóm bệnh cơ thoáihóa tiến triển do di truyền với các đặc điểm về lâm sàng và di truyền đặc trưng.Bệnh được chia thành các thể như loạn dưỡng cơ Duchenne, loạn dưỡng cơBecker và các bệnh loại dưỡng cơ hiếm gặp khác. 1.2. Dịch tễ học: Tùy theo thể, bệnh có thể gặp ở trẻ em hoặc cả trẻ em vàngười lớn. Ngoại trừ loạn dưỡng cơ Duchenne và bẩm sinh gặp ở trẻ em dưới 5tuổi và trẻ sơ sinh hoặc những tháng đầu sau đẻ, loạn dưỡng cơ mắt và hầu họnggặp ở những người 50-60 tuổi, các bệnh loạn dưỡng cơ khác có thể gặp ở các lứatuổi khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh cũng thay đổi theo từng bệnh, chủng tộc và vùngđịa lý. 1.3. Cơ chế bệnh sinh: Do các bất thường về di truyền dẫn gây ra thiếu hụthoặc biến đổi các protien cấu trúc của tế bào cơ. Hậu quả là làm rối loạn quá trìnhphát triển của cơ gây ra thoái hóa, teo cơ, giảm hoặc mất chức năng vận động củacơ. 2. Chẩn đoán 2.1. Chẩn đoán xác định Với hai bệnh loạn dưỡng cơ chủ yếu là loạn dưỡng cơ Duchenne và Becker.Một số loạn dưỡng cơ hiếm gặp khác như loạn dưỡng cơ Emery-Dreifuss; loạndưỡng cơ vai, hông và gốc chi; loạn dưỡng cơ bẩm sinh... không được nêu ở đâydo tính chất ít gặp và phức tạp. 2.1.1. Chẩn đoán xác định loạn dưỡng cơ Duchenne. - Gặp chủ yếu ở nam. - Yếu cơ xuất hiện sớm ngay sau đẻ hoặc trước 6 tuổi, yếu cơ xuất hiện banđầu ở các cơ mông, chi dưới sau đó ở các cơ lưng, hô hấp, chi trên, tổn thương cơgốc chi xuất hiện trước. Ở giai đoạn sớm có thể có phì đại một số cơ nhưng sau đólà teo cơ tiến triển. Thường không có teo ở cơ bụng chân và một số trường hợp cơrộng và cơ delta cánh tay. - Trẻ thường yếu, chậm biết đi, hay ngã. - Biến dạng cột sống: gù vẹo, vẹo hoặc ưỡn cột sống - Giai đoạn muộn có teo cơ hô hấp, khó thở, iảm hoặc mất phản xạ gânxương. - Có thể có bệnh lý cơ tim và thiểu năng trí tuệ kèm theo. - Xét nghiệm men cơ bình thường hoặc tăng nhẹ. - Điện cơ có các rối loạn nguồn gốc cơ. - Sinh thiết cơ nhuộm hóa miễn dịch hoặc xét nghiệm ELISA không tìmthấy dystrophin - Xét nghiệm di truyền có bất thường gen mã hóa dystrophin 2.1.2. Chẩn đoán xác định loạn dưỡng cơ Becker. - Gặp chủ yếu ở nam. - Các triệu chứng yếu cơ, phì đại và teo cơ giống như trong loạn dưỡng cơDuchenne nhưng nhưng thường xuất hiện muộn từ 5 đến 45 tuổi, trung bình là 12tuổi. Mức độ tổn thương cơ nhẹ hơn so với loạn dưỡng cơ Duchenne. - Xét nghiệm men cơ bình thường hoặc tăng nhẹ. - Điện cơ có các rối loạn nguồn gốc cơ. - Thường không có thiểu năng trí tuệ kèm theo. - Sinh thiết cơ nhuộm hóa miễn dịch thấy biến đổi về cấu trúc củadystrophin. Có một số trường hợp cho kết quả vừa có giảm số lượng và biến đổivề cấu trúc của dystrophin được xếp vào loạn dưỡng cơ thể trung gian giữaDuchenne và Becker. - Xét nghiệm di truyền có bất thường gen mã hóa dystrophin 2.2. Chẩn đoán phân biệt Loạn dưỡng cơ cần được chẩn đoán phân biệt với một số tình trạng bìnhthường hoặc bệnh lý sau. a. Chậm phát triển vận động ở trẻ em: không có yếu cơ bất thường, khôngcó liên quan đến giới tính, các xét nghiệm men cơ bình thường, điện cơ không córối loạn và đặc biệt sinh thiết cơ bình thường. b. Trong trường hợp có yếu cơ gốc chi lan tỏa cần phân biệt với bệnh lý cơdo viêm như viêm đa cơ, viêm da cơ.... Khám lâm sàng, sinh thiết cơ xét nghiêmmô bệnh học và hóa mô miễn dịch giúp xác định chẩn đoán căn cứ theo tiêu chuẩncủa Tanimoto. c. Các bệnh lý cơ do nguyên nhân thần kinh. Dựa vào các dấu hiện về thầnkinh, điện cơ có tổn thương nguồn gốc thần kinh, xét nghiệm men cơ không thayđổi, sinh thiết cơ bình thường. d. Các bệnh lý cơ nguyên nhân do thuốc, chuyển hóa, nội tiết. Cần khaithác kỹ tiền sử dùng thuốc, căn cứ các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm của cácbệnh này. 3. Những xét nghiệm cận lâm sàng cần làm 3.1. Xét nghiệm máu, nước tiểu - Xét nghiệm máu và sinh hóa: công thức máu, máu lắng, CRP, các men cónguồn gốc cơ như CK, aldolase, SGOT, SGPT, LDH - Điện cơ. - Sinh thiết cơ xét nghiệm mô bệnh học và hóa miễn dịch với dystrophin. - Xét nghiệm về di truyền tìm bất thường về gen mã hóa dystrophin. 4. Điều trị 4.1. Điều trị tại tuyến tỉnh 4.1.1. Nguyên tắc điều trị. - Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho các bệnh loạn dưỡngcơ. - Hạn chế các biến chứng có thể xảy ra do tình trạng yếu cơ tiến triển, bộinhiễm phổi, suy hô hấp, rối loạn tim mạch. 4.1.2. Các biện pháp không dùng thuốc. - Tránh nghỉ ngơi tại giường trong th ...

Tài liệu được xem nhiều: