Danh mục

Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.70 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

C. Ximônốp là tác giả sớm đến với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch Đợi anh về nổi tiếng của Tố Hữu. Một bản dịch thật đẹp trong sự giản dị và thân thương của lời Việt - đã diễn tả thật đúng và thật trúng tâm trạng không phải chỉ người lính ở chiến trường
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX Phác thảo về mối quan hệvăn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX C. Ximônốp là tác giả sớm đến với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch Đợi anhvề nổi tiếng của Tố Hữu. Một bản dịch thật đẹp trong sự giản dị và thân thương của lờiViệt - đã diễn tả thật đúng và thật trúng tâm trạng không phải chỉ người lính ở chiếntrường, mà là cả một dân tộc trong khăng khít gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương,trước hết là những người vợ, người mẹ không lúc nào không mong người chồng, ngườicon rồi sẽ trở về. “Đợi anh, anh sẽ về!” - một niềm tin ngỡ như duy tâm, thế mà ai đọccũng muốn được tin tưởng. Ximônốp từng được biết như là tác gia lớn của văn họcXôviết về chiến tranh, với những tiểu thuyết đặc sắc như Ngày và đêm viết trong chiếntranh; và bộ tứ: Bạn chiến đấu, Những người sống và những người chết, Người ta sinhra không phải đã là lính, Mùa hè cuối cùng, viết sau chiến tranh; và thật là gần gũi vàchia sẻ: tập thơ Việt Nam, mùa đông năm bảy mươi. Ông còn là người lãnh đạo Hội Nhàvăn Liên Xô, nhiều lần sang thăm Việt Nam, có tình bạn với nhiều tác giả Việt Nam;nhưng chỉ cần một Đợi anh về đủ để đưa ông vào tên tuổi những người bạn thân thiếtnhất với văn học Việt Nam. A. Phađêep - nổi tiếng với Chiến bại viết thời nội chiến, càng được đón nhận vớibạn đọc Việt Nam trong chiến tranh qua bộ ba Đội cận vệ thanh niên, bởi sự khai thácchất liệu anh hùng trong đời thực - người thực - việc thực. Chủ nghĩa anh hùng trongchiến tranh ở Liên Xô, cũng như ở Việt Nam là hiện thực một trăm phần trăm, bởi đólà cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ phẩm giá làm người. Và Phađêep đã khôngbỏ phí những chất liệu mình có để đưa vào cấu trúc tiểu thuyết một tác phẩm xứngđáng với tầm vóc của sự kiện, và với những con người xứng đáng được tôn vinh. Ở tưcách tác giả, Phađêep là thuộc số người được biết sớm và được yêu mến trong bạn đọcViệt Nam, kể từ Chiến bại; nhưng còn trong tư cách người lãnh đạo cao nhất của HộiNhà văn Liên Xô, với bi kịch dẫn tới cái chết - tự sát, năm 1956, thì phải đến thời Cảitổ mới được hiểu - để thấy số phận thật nghiệt ngã đối với những nhà văn có phẩmcách và lương tâm trung thực. Nói đến Đội cận vệ thanh niên của Phađêep lại không thể không nói đến Ngườichân chính của B. Polêvôi, cùng khai thác chất liệu là cuộc đời và chiến công của nhữngngười anh hùng. Với Polêvôi, đó là anh hùng phi công Maretxép; và qua Maretxép làchiến công chung của tất cả những anh hùng có tên hoặc không tên, trong tên gọi chunglà Người Xôviết, như tên một tập truyện khác: Người Xôviết chúng tôi, được dịch từ rấtsớm ở Việt Nam, và được in lại nhiều lần, khiến cho Pôlêvôi luôn luôn là cái tên quenthuộc đối với bạn đọc Việt Nam. Phải nói là bạn đọc và người viết Việt Nam trong chiếntranh đã rất hào hứng với việc đón nhận nội dung và cách viết của Polêvôi trong tư cáchphóng viên chiến tranh, biết tìm đến những tấm gương tiêu biểu, vừa là để ghi nhậnchiến công của họ, vừa là với ý nguyện nhân rộng ra sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng,trong một cuộc chiến rất cần đến chủ nghĩa anh hùng để giành chiến thắng trước mọi kẻthù, và trong mọi thử thách của hoàn cảnh. I. Êrenbua, theo tôi nghĩ có lẽ là tác giả được đọc nhiều trong giới trí thức ViệtNam, bởi tư chất một nhà văn hóa, nhà chính luận, nhà báo, nhà tiểu thuyết... Là tác giảnhững bài báo mà Hồng quân Liên Xô được lệnh phải giữ gìn và chuyền tay, chứ khôngđược xé ra để hút thuốc, tùy bút của Êrenbua, như trong Thời gian ủng hộ chúngta không chỉ quen thuộc, mà còn là được “thuộc” trong giới bạn đọc trẻ tuổi Việt Nammột thời. Chạm vào cõi thiêng là lòng yêu nước, tôi nghĩ không ít người đọc thuộc thếhệ tôi ít ai không thuộc đoạn văn đi tìm một định nghĩa cụ thể cho lòng yêu nước ởÊrenbua - đó là “lòng yêu những gì bình thường nhất. Yêu cái cây trồng ở trước nhà.Yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông. Yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùa cỏthảo nguyên có hơi rượu mạnh...”. Cảnh là cảnh Nga, nhưng cũng chẳng có gì là xa lạvới chúng ta. Chỉ cần thay đổi tên sông, tên phố, tên cây lá, tên các địa danh là đã có thểxem đó là áng văn cho mình, của người nước mình... Êrenbua trong Con người - nămtháng - cuộc đời - một tùy bút thật khoáng đạt mà sâu sắc trong ý tưởng, ai tiếp xúc màkhông thấy mình “vỡ ra” hoặc “khôn” hơn lên một chút. Rồi Cơn bão táp - cũng với tầmvóc hoành tráng như Mùa xuân trên ông Ô đecủa Kazakiêvit, viết về cuộc chiến chốngphát xít trên một không gian rộng gồm gần khắp địa bàn châu Âu, với số phận chìm nổihoặc bi kịch của nhiều lớp người... Tôi nghĩ, mùa gặt đầu tiên trong văn xuôi mở đầunhững năm 60 với những tiểu thuyết nhiều tập như của Nguyễn Huy Tưởng (mới có TậpI), Nguyễn Đình Thi (2 Tập), Nguyên Hồng (4 Tập), Chu Văn (2 Tập)... dường như códấu ấn ảnh hưởng bởi những bộ ba như Cơn bão táp... Thuộc số các nhà văn Xôviết đến với văn học Việt Nam trong chiến tranh, và đểlại dư âm k ...

Tài liệu được xem nhiều: