Danh mục

Phạm trù Chủ nghĩa cá nhân của tư tưởng phương Tây trong sự lý giải của Phan Khôi

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.46 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên đây tôi nói kỹ về hai bài báo của Phan Khôi trong đó bàn rõ về nội dung của phạm trù chủ nghĩa cá nhân của tư tưởng phương Tây, về sự liên quan chặt chẽ giữa chủ nghĩa cá nhân ở con người công dân với tinh thần dân chủ trong các thiết chế xã hội chính trị; và nhân bàn về việc đưa tinh thần dân trị vào xã hội Việt Nam
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phạm trù Chủ nghĩa cá nhân của tư tưởng phương Tây trong sự lý giải của Phan Khôi Phạm trù Chủ nghĩa cá nhân của tư tưởng phương Tâytrong sự lý giải của Phan Khôi Trên đây tôi nói k ỹ về hai bài báo của Phan Khôi trong đó bàn rõ về nội dungcủa phạm tr ù chủ nghĩa cá nhân của tư tưởng phương Tây, về sự liên quan chặt chẽgiữa chủ nghĩa cá nhân ở con ng ười công dân với tinh thần dân chủ trong các thiếtchế xã hội chính trị; và nhân bàn về việc đưa tinh thần dân trị vào xã hội Việt Nam,Phan Khôi nhấn mạnh rằng một trong những điều kiện thiết yếu là phải phổ cập nộidung chủ nghĩa cá nhân vào đơn vị con người của xã hội ta. Cần phải nói rằng những luận điểm chính như vừa dẫn trong hai bài báo trên cũngđược Phan Khôi thể hiện thường xuyên trong nhiều bài viết khác, kể cả loại bài mangtính chất hài đàm, nhàn đàm, tạp trở, dật sự,… Hơn thế, ở phương diện vận động phổbiến các nội dung của chủ nghĩa cá nhân đó vào xã hội người Việt đương thời mình,Phan Khôi đã tự chứng tỏ là một trong những nhà ngôn luận đi tiên phong, với việc biệnluận và đề xuất các nội dung của vấn đề nữ quyền(13) hoặc biện luận và đề xuất việcchuyển từ mô hình đại gia đình sang mô hình gia đình hạt nhân trong xã hội ngườiViệt(14). Nhìn lại cả quá trình vận động tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX, hậu thế chúngta có đủ căn cứ để xem Phan Khôi như một trong những nhà lý luận sâu sắc về quyềncon người trong đời sống hiện đại. Cách mô tả nội hàm phạm trù chủ nghĩa cá nhân nhưtrên của Phan Khôi chắc chắn không phải là kết quả sự hiểu sai đọc lệch nào, càngkhông phải do bị tuyên truyền huyễn hoặc, mặc dù ngày nay đọc lại, người nghiên cứuvà cả người đọc thông thường đều dễ thấy rõ nó khác hẳn so với cách mô tả khác, phổbiến hơn, theo đó phạm trù chủ nghĩa cá nhân (individualisme) bị quy vào chủ nghĩa íchkỷ (egoisme). 3. Tất nhiên cách hiểu như trên về chủ nghĩa cá nhân, không phải là cách hiểuriêng của một mình Phan Khôi. Vả lại, như Phan Khôi đã có nói đến, chủ nghĩa cá nhânkhông phải là đặc sản phương Tây theo cái nghĩa là nó không thể nảy nở ở các xã hộingoài phương Tây. Chủ nghĩa cá nhân không phải là thuộc tính dân tộc, chủng tộc, cũngkhông phải đặc tính văn hoá vùng miền. Điều được nhấn mạnh là nên hiểu chủ nghĩa cánhân vừa như là điều kiện vừa như là sản phẩm của quan hệ kinh tế xã hội, của thiết chếxã hội. Vì vậy nó có thể nảy nở ở những vùng miền khác, ngoài phương Tây, tức là cả ởphương Đông. Một trong những đoạn trích dẫn trên đã hé cho biết, Phan Khôi là người thấyrằng ở xã hội người Việt đương thời mình chưa thể thực hiện nền dân chủ, mà mộttrong những lý do trọng yếu là con người ở đây chưa hấp thụ và thực hành chủ nghĩacá nhân; và Phan Khôi thấy rằng nếu muốn Âu hoá, hiện đại hoá xã hội cổ xưa nàythì một trong những điều cần thiết là làm cho chủ nghĩa cá nhân nảy nở ở đ ơn vị conngười của xã hội này. Phan Khôi mới chỉ tin vào sự tất yếu của sự gieo trồng chủ nghĩa cá nhân vào xãhội ta nếu muốn dân chủ hoá xã hội ta, chứ thật ra ông chưa tỏ vẻ tin tưởng rằng cái quátrình ấy sẽ có thành tựu. So với ông, có những người tin tưởng hơn nhiều; họ tin rằng có thể gieo trồng chủnghĩa cá nhân, gieo rắc tư tưởng về nhân quyền tự do vào xã hội phương Đông, xã hộingười Việt này. Những người tin như thế, đương thời Phan Khôi, thậm chí sớm hơn,trước hết, đó là các nhà thực dân người Pháp. Ý tôi muốn nói đến những quan chức hàngđầu được cử sang cai quản xứ thuộc địa này. Theo tôi nhớ thì sử học của ta chưa cung cấp được những kết quả nghiên cứu khảthủ về phương diện chủ thuyết, nhận thức chủ quan của các nhà cai trị đến từ Pháp vềmục đích của cái sự nghiệp được gọi, − hoặc theo lối chính thống hoặc theo lối mai mỉa,− là “khai hoá” của họ. Những gì tôi trình bày tiếp đây chỉ là một tư liệu cụ thể, có lẽchưa có giá trị đại diện. Tôi muốn dẫn ra sau đây cách hiểu của Albert Sarraut (1872-1962), từng là Toàn quyền xứ Đông Dương thuộc Pháp (1912-1919). Trong một buổi diễn thuyết ở Hà Nội vào khoảng đầu năm 1919, A. Sarraut chorằng một trong những lý tưởng, chính sách của nước Pháp ở Đông Dương là tác động đểgây ra “cái tư tưởng về nhân quyền (le droit de homme), về cái quyền của con ngườita”(15). A. Sarraut nhận định về trạng thái của đơn vị con người ở xã hội người Việt cổtruyền: “Trước khi người Đại Pháp sang Đông Dương này thì dân An Nam tuy làmột dân tộc có văn hiến, đã có pháp luật khôn ngoan của vua hiền chúa giỏiđặt ra, song cũng ví như một đám đông chưa thành hình (masse amorphe), cònchìm đắm vào trong đoàn thể, người ta còn ngập vào trong đám đông, như cáicây lẫn trong rừng lớn vậy. Cái giá trị của người ta (la valeur humaine), nghĩa lànhững quyền lợi của mỗi người cùng là phép luật để giữ cho những quyền lợiấy, còn hầu như chưa có. Người ta đối với quốc gia chẳng qua là một chút mảymay, cũng ví như một hột cát trong đống cát vậy. Cái đám người đông u u âmâm ấy đã mấy mươi đời nay vẫn cứ chịu ép mộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: