Thông tin tài liệu:
Phản biện - Cuộc cách mạng trong nhận thức Cuộc cách mạng trong nhận thức Tiếp xúc với các người bạn đã học bên Âu Mỹ chúng ta sẽ thấy nền văn hóa “Thầy Trò” ở họ rất khác bên Việt Nam. Ở Âu Mỹ sẽ không tìm thấy những câu đại lọai như “Không thầy đố mày làm nên”, “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư“ , “Muốn qua thì bắt cầu kiều, muốn con nên chữ hay yêu mến thầy”, thậm chí chẳng có Ngày Nhà giáo 20/11. Một người bạn là giáo viên bên Mỹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phản biện - Cuộc cách mạng trong nhận thức Cuộc cách mạng trong nhận thức
Phản biện - Cuộc cách mạng trong nhận thức
Cuộc cách mạng trong nhận thức
Tiếp xúc với các người bạn đã học bên Âu Mỹ chúng ta sẽ thấy nền văn
hóa “Thầy Trò” ở họ rất khác bên Việt Nam. Ở Âu Mỹ sẽ không tìm
thấy những câu đại lọai như “Không thầy đố mày làm nên”, “ Nhất tự vi
sư, bán tự vi sư“ , “Muốn qua thì bắt cầu kiều, muốn con nên chữ hay
yêu mến thầy”, thậm chí chẳng có Ngày Nhà giáo 20/11.
Một người bạn là giáo viên bên Mỹ cho biết: Một giáo viên hợp đồng
bên Mỹ muốn tiếp tục đứng lớp trong năm học tới, phải có 2 bản đánh
giá có kết quả tích cực từ 2 phía: đồng nghiệp và sinh viên. Đối với họ,
đây là việc bình thường. Ngay trong gia đình, con cái cũng có quyền
đánh giá bố mẹ một cách dân chủ, công dân có quyền góp ý thẳng thắn
với chính phủ.
Phản biện là thói quen khoa học của nền văn hóa Âu Mỹ. Khi áp dụng
văn hóa phản biện này vào Việt Nam, đây là một cuộc cách mạng trong
nhận thức vì nó thay đổi hệ thống quan điểm ăn sâu vào tiềm thức của
mỗi chúng ta.
Đó là: Chỉ có người “chiếu trên” mới được phép đánh giá người “chiếu
dưới”. Tinh thần tôn sư trọng đạo bao đời nay còn giữ lại theo cấu trúc
“quân sư phụ”; Lại được sự ủng hộ của các tính cách Một điều nhịn
chín sự lành, Đèn nhà ai nhà ấy sáng.
Con dao 2 lưỡi
Lưỡi thuận – Nhờ phản biện thầy trò hiểu nhau hơn, từ đó hai bên tự
điều chỉnh sao cho kết quả lao động có hiệu quả cao nhất, cũng nhờ thế
mà thầy trò cùng tiến bộ trong các họat động dạy và học.
Lưỡi nghịch - Phản biện bản thân nó là họat động khoa học, nghĩa là
phải có phương pháp luận, các cách thức tiến hành, các quy trình, các
phương thức xử lý, đảm bảo tính khách quan, công bằng...
Nếu sử dụng phi khoa học, tà tâm, họat động phản biện sẽ lộ mặt trái của
nó như: Thầy sẽ thoả hiệp với trò để tranh thủ các phiếu đánh giá, cũng
tương tự với hành động lobby hai bên cùng có lợi. Mối quan hệ thầy trò
sẽ rạn nứt, sứt mẻ làm giảm hiệu quả lao động của thầy trò. Thầy đứng
lớp trong trạng thái ức chế nên năng suất lao động suy giảm. Trò sử
dụng công cụ “đánh giá thầy“ để mưu cầu cho các ý đồ xấu.
Để sử dụng con dao 2 lưỡi này, cần xây dưng một hệ thống đánh giá tốt
và những người thực hiện có tâm lẫn tài.
Nguyễn Gia Tuấn Anh
anhngt2006@gmail.com
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)