Dựa vào kết trị và sự hiện thực hóa kết trị hạt nhân của động từ - vị ngữ, bài báo tiến hành phân biệt chủ ngữ với tân ngữ trong một số kiểu câu có ý kiến tranh luận trong tiếng Việt. Thuộc số này là: a) Kiểu câu có vị ngữ là động từ nội hướng trung tính (Ví dụ: Trong túi còn tiền, Ở đây thường xảy ra tai nạn giao thông). b) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng trung tính. (Ví dụ: Tôi có tiền. Y khẽ lắc đầu). c) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng được dùng trong ý nghĩa nội hướng chỉ trạng thái (Ví dụ: Trên bàn đặt một cuốn sách, Trên tường treo một bức tranh).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân biệt chủ ngữ với tân ngữ dựa vào kết trị của động từ - vị ngữNguyễn Mạnh TiếnTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ80(04): 37 - 40PHÂN BIỆT CHỦ NGỮ VỚI TÂN NGỮ DỰA VÀO KẾT TRỊCỦA ĐỘNG TỪ - VỊ NGỮNguyễn Mạnh Tiến*Khoa Đào tạo Giáo viên THCS, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTDựa vào kết trị và sự hiện thực hóa kết trị hạt nhân của động từ - vị ngữ, bài báo tiến hành phânbiệt chủ ngữ với tân ngữ trong một số kiểu câu có ý kiến tranh luận trong tiếng Việt. Thuộc số nàylà: a) Kiểu câu có vị ngữ là động từ nội hướng trung tính (Ví dụ: Trong túi còn tiền, Ở đây thườngxảy ra tai nạn giao thông). b) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng trung tính. (Ví dụ: Tôi cótiền. Y khẽ lắc đầu). c) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng được dùng trong ý nghĩa nộihướng chỉ trạng thái (Ví dụ: Trên bàn đặt một cuốn sách, Trên tường treo một bức tranh).Từ khóa: Kết trị; động từ; vị ngữ; chủ ngữ; hiện thực hóaTrong cách phân tích câu theo quan điểmtruyền thống, vấn đề ranh giới giữa chủ ngữvà bổ ngữ được coi là một trong những vấn đềnan giải. Theo cách phân tích câu theo kết trị,chủ ngữ được coi là một kiểu bổ ngữ (bổ ngữchủ thể) nên vấn đề phân biệt chủ ngữ như làthành phần chính với bổ ngữ như là thànhphần phụ không còn được đặt ra. Tất cảnhững từ có ý nghĩa cú pháp chủ thể dù có vịtrước hay sau vị ngữ (vị từ) đều được coi làchủ ngữ (tức là bổ ngữ chủ thể). Chẳng hạn,cụm danh từ chỉ chủ thể (một con cú mèo)trong hai câu: Một con cú mèo từ trong hangbay ra và Từ trong hang bay ra một con cúmèo đều là chủ ngữ (bổ ngữ chủ thể). Tuynhiên, trong việc xác định chủ ngữ, vấn đề phânbiệt chủ ngữ với tân ngữ (bổ ngữ đối thể haykhách thể) vẫn được đặt ra vì mặc dù giữa chủngữ và tân ngữ không có sự đối lập về đẳng cấp(tôn ti) hay về chức năng cú pháp (chúng đều làthành phần phụ), nhưng giữa chúng vẫn có sựđối lập về nội dung chức năng, tức là sự đối lậpvề ý nghĩa và hình thức cú pháp.*Như vậy, thực chất của việc phân biệt chủ ngữvới tân ngữ là phân biệt chúng theo đặc điểmvề ý nghĩa cú pháp và hình thức cú pháp tươngứng đặc trưng cho mỗi thành phần câu này.Trong bài viết này, để phân biệt chủ ngữ vàtân ngữ theo ý nghĩa và hình thức cú pháp,chúng tôi chủ trương dựa vào số lượng và đặc*Tel: 0986.200.477tính của kết trị bắt buộc (kết trị hạt nhân)được hiện thực hóa của động từ - vị ngữ. Khidựa vào số lượng kết trị để xác định, phânbiệt chủ ngữ với tân ngữ, chúng ta có thể tìmthấy những gợi ý bổ ích từ ý kiến của S.D.Kanelson, S.M. Kibardina và N.I. Tjapkina.Theo S.M.Kibardina, “nếu ở động từ chỉ cómột tham tố (acgument, diễn tố) duy nhất thìnó là chủ ngữ của câu không phụ thuộc vàohình thức biều hiện của nó. Nếu ở động từ cómột vài tham tố thì một trong chúng là chủthể, còn lại là đối thể ” [2;22]. S.D. Kanelsoncho rằng “chủ thể (chủ ngữ) của câu là thamtố (acgument) duy nhất của vị từ một vị tríhoặc là một trong những tham tố của vị từnhiều vị trí thường biểu hiện chức năng chủđề” [1;16]. Đối với N.I.Tjapkina thì để phânbiệt chủ ngữ với bổ ngữ (tân ngữ), điều quantrọng nhất cần quan tâm trước hết là số lượngkết trị hạt nhân được hiện thực hóa của độngtừ - vị ngữ. Bà viết: “Nếu danh từ trong hìnhthức cú pháp zero (không được dẫn nối bởigiới từ hay hậu từ ) hiện thức hóa kết trị hạtnhân của động từ (chỉ chủ thể) đứng trước kếtcấu động – danh mà ở đó danh từ chỉ đối thểhành động cũng hiện thực hóa kết trị hạt nhâncủa động từ thì câu sẽ là câu song trị và danhtừ đứng sau động từ là bổ ngữ. Nếu danh từtrong tổ hợp với giới từ (hậu từ) đứng trướccấu trúc động – danh từ thì câu sẽ là câu đơntrị với ý nghĩa tồn tại, còn danh từ đứng sauđộng từ như là danh từ duy nhất hiện thực hóakết trị hạt nhtân của động từ - vị ngữ vàkhông có bên mình hư từ (giới từ - hậu từ) sẽgiữ chức năng chủ ngữ (phụ thuộc)”[53;305].37Nguyễn Mạnh TiếnTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆTheo chúng tôi, ngoài việc dựa vào số lượngkết trị cần dựa vào đặc tính của kết trị bắtbuộc (hạt nhân) được hiện thực hóa.Về thủ pháp, để xác định số lượng và đặc tínhcủa kết trị bắt buộc được hiện thực hóa bênđộng từ - vị ngữ, cần dùng các thủ pháp hìnhthức như lược bỏ (để kiểm tra, xác định cácyếu tố bắt buộc), bổ sung (để kiểm tra, xácđịnh các yếu tố bị tỉnh lược), thay thế (để xácđịnh yếu tố tương đương về ý nghĩa, chứcnăng), cải biến (để xác định hình thức cơ bản).Vận dụng các nguyên tắc và thủ pháp trênđây, chúng ta có thể xác định, phân biệt chủngữ, tân ngữ.Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét một vài trườnghợp tiêu biểu trong số những trường hợptranh luận.Trường hợp 1: Câu có vị ngữ là động từtrung tính nội hướng.Đây là những câu có vị ngữ là các động từ vớiý nghĩa tồn tại, xuất hiện, tiêu biến (có, còn,hết, diễn ra, xảy ra, tan, cháy, đổ, vỡ, gãy,rơi…). Những câu này thường có hai biến thểtrật tự: danh từ + động từ (N - V) và động từ+ danh từ (V - N).Ví dụ: Tiền còn -> Còn tiền.Tai nạn đã xảy ra -> Đã xảy ra tai nạn.Vé hết -& ...