Phan Châu Trinh và Hồn Tinh Vệ
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 196.46 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Tinh Vệ” là loài chim sống ở bờ biển, trông na ná như quạ. Tục truyền con gái vua Viêm Đế chết đuối hóa thành chim, nên chim thường ngậm đá ở núi Tây những mong lấp cạn biển Đông. Tinh Vệ dùng theo nghĩa bóng là “việc gì khiến ta xả thân làm hết sức mình, bất luận thành bại”. 1.1. “Ngô đô phú” (Phú làm tại kinh đô nhà Ngô) trong Tả Tư có câu : “Tinh Vệ hàm thạch nhi ngộ kiểu” (Tinh Vệ ngậm đá gặp lại chủ cũ). Uông Tinh Vệ (18851944), chính trị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phan Châu Trinh và "Hồn Tinh Vệ" Phan Châu Trinh và Hồn Tinh Vệ1. “Tinh Vệ” là loài chim sống ở bờ biển, trông na ná như quạ. Tục truyền con gáivua Viêm Đế chết đuối hóa thành chim, nên chim thường ngậm đá ở núi Tâynhững mong lấp cạn biển Đông. Tinh Vệ dùng theo nghĩa bóng là “việc gì khiến taxả thân làm hết sức mình, bất luận thành bại”.1.1. “Ngô đô phú” (Phú làm tại kinh đô nhà Ngô) trong Tả Tư có câu : “Tinh Vệhàm thạch nhi ngộ kiểu” (Tinh Vệ ngậm đá gặp lại chủ cũ). Uông Tinh Vệ (1885-1944), chính trị gia người Quảng Đông, sau khi Tôn Văn mất, lãnh đạo cánh tả củaQuốc Dân Đảng, một thời đối lập với Tưởng Giới Thạch. Năm 1937, khi chiếntranh Trung-Nhật khuếch đại, ông khởi xướng phong trào hòa bình với Nhật Bản,lập chính phủ Nam Kinh. Uông cũng lấy “Tinh Vệ” làm tên chữ -- tên thật của ôngta là Uông Triệu Minh. Ở nước ta, trong Kiều có câu : “Tình thâm bể thẳm lạ điều/ Nào hồn Tinh Vệ biết theo chốn nào” hoặc truyện Sãi Vãi cũng có : “Đá Tinh Vệmuốn lấp sao cho cạn bể”.1.2. Vào đầu thế kỷ 20, từ ngữ “Tinh Vệ” được dùng nhiều hơn bao giờ cả. Mộttrong những người đầu tiên sử dụng điển tích đó là Phan Châu Trinh (1872-1926).Phan là nhà cách mạng đã để lại nhiều văn thơ bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ --có bài đứng vào hàng kiệt tác.Sau đây, chúng ta thử xem các bài thơ của Phan có nhắc đến chim “Tinh Vệ” vàthử đoán “Tinh Vệ” hàm ý nghĩa gì. Cần nói thêm là khác với thơ văn Phan làmbằng chữ Hán, các bài thơ có liên quan đến chim Tinh Vệ trích sau đây này đềuđược viết bằng chữ quốc ngữ.***2. Làm ở Côn Đảo, 1908 ? Anh biết cho chăng hỡi Dã Hàng ? Thình lình sóng dậy cửa Nha Trang. Lời nguyền trời đất còn ghi tạc, Giọt máu non sông đã chảy tràn. Tinh Vệ nghìn năm hồn khó dứt ? Đỗ Quyên muôn kiếp oán chưa tan. 12.1. Đỗ Quyên : chim quốc (cuốc), còn gọi là Đỗ Vũ, hay Tử Quy. Tương truyềnvua Thục Đế là Đỗ Vũ ham mê nữ sắc, tư thông với vợ của bầy tôi. Thục Đế vìham sắc bị buộc phải nhường ngôi, bỏ nước ra đi. Nhà vua về sau hối hận về hànhđộng xằng bậy của mình, buồn rầu và sanh bệnh rồi mất, hóa thành chim ĐỗQuyên. Chim về mùa Hè kêu suốt đêm ai oán, đến hửng sáng là giãy chết. Tiếngchim Đỗ Quyên thường dùng theo nghĩa “lòng nhớ quê hương”.2.2. Bài thơ trên, thiếu hai câu cuối, Phan chắc hẳn đã làm sau khi nghe tin TrầnQuý Cáp lên đoạn đầu đài ở chợ Nha Trang sau vụ “Trung Kỳ dân biến” năm1908. Trước cuộc dân biến, phong trào Duy Tân đã rất mạnh, đặc biệt là QuảngNam, rồi đến Hà Nội, Nghệ An và Hà Tĩnh.Trần Quý Cáp hiệu là Thai Xuyên hay Thích Phu, tự là Dã Hàng, đỗ tiến sĩ nămGiáp Thìn (1904). Trần là bạn chí thân của Phan và chí hướng hai người cũnggiống nhau. Cả hai nổi tiếng về tài hùng biện.Năm 1905, bộ ba Phan, Trần và Huỳnh Thúc Kháng Nam du, họ giả dạng lái buônđể lên “thám hiểm” tàu Nga đang cập bến ở Cam Ranh. 2 Vào đến Bình Định, gặpkỳ khảo hạch hàng năm, Phan làm bài thơ Chí thành thông thánh (Chí thành thôngđạo thánh hiền), Trần và Huỳnh Thúc Kháng làm bài phú Lương ngọc danh sơn(Cầu ngọc tốt ở ngọn núi lừng danh), dùng lời lẽ để kích động lòng yêu nước củasĩ phu toàn quốc. Năm 1908, khi phong trào Duy Tân đang dấy lên sôi nổi vớikhẩu hiệu “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh” thì vụ dân biến xảy ra.Cựu đảng Cần Vương nổi tiếng là Tiểu La Nguyễn Thành sau khi làm việc vớiTrần trong mấy năm, từng nói với Phan : “Nếu được một đôi người như ThaiXuyên có việc gì chả làm xong !” 3 Trần hy sinh là điều mất mát rất lớn đối vớiPhan.2.3. Tuy cùng mang hoài bão c ứu nước, lập trường của Phan và Phan Bội Châu(Phan Bội Châu) rất khác nhau, thậm chí về sau trở thành đối lập. Phan chủ trươngbất bạo động và hoạt động hợp pháp, khởi xướng thuyết tự trị, kêu gọi canh tân đểtự cường qua chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, rồi từng bước giành lại độc lậpquốc gia. Lập trường của Phan được một số thân sĩ chịu ảnh hưởng tân học biểuđồng tình. Ngược lại, Phan Bội Châu chủ tr ương bài Pháp kịch liệt, hô hào lật đổchính quyền thuộc địa bằng phương tiện bạo động và bí mật. Tưởng nên nói thêmlà trong khoảng thời gian cuối đời sống trong tình trạng bị giam lỏng ở Huế từcuối năm 1925 cho đến khi từ trần vào năm 1940, Phan Bội Châu có thái độ chínhtrị ôn hòa so với thời kỳ hoạt động ở hải ngoại.Dưới mắt Phan, Phan Bội Châu là nhà yêu nước bị ảnh hưởng nặng nề của cái họckhoa cử. Phan xem các trước tác của Phan Bội Châu là biến thể của văn chươngbát cổ, “không có mảy may một chút giá trị, nhưng vì trình độ và tính cách thíchhợp với quốc dân, nên dân mới bị lừa theo” 4. Cá tính con người Phan Bội Châubiểu hiện “những quán tính lâu đời của người Việt Nam, gồm những mặt tốt đẹpnhất cho tới những mặt thiếu sót, kém cỏi nhất” 5. Theo Phan, Phan Bội Châu là“người đại biểu cho những tập quán có từ ngàn xưa trong lịch sử của dân tộc nướcNam. Không b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phan Châu Trinh và "Hồn Tinh Vệ" Phan Châu Trinh và Hồn Tinh Vệ1. “Tinh Vệ” là loài chim sống ở bờ biển, trông na ná như quạ. Tục truyền con gáivua Viêm Đế chết đuối hóa thành chim, nên chim thường ngậm đá ở núi Tâynhững mong lấp cạn biển Đông. Tinh Vệ dùng theo nghĩa bóng là “việc gì khiến taxả thân làm hết sức mình, bất luận thành bại”.1.1. “Ngô đô phú” (Phú làm tại kinh đô nhà Ngô) trong Tả Tư có câu : “Tinh Vệhàm thạch nhi ngộ kiểu” (Tinh Vệ ngậm đá gặp lại chủ cũ). Uông Tinh Vệ (1885-1944), chính trị gia người Quảng Đông, sau khi Tôn Văn mất, lãnh đạo cánh tả củaQuốc Dân Đảng, một thời đối lập với Tưởng Giới Thạch. Năm 1937, khi chiếntranh Trung-Nhật khuếch đại, ông khởi xướng phong trào hòa bình với Nhật Bản,lập chính phủ Nam Kinh. Uông cũng lấy “Tinh Vệ” làm tên chữ -- tên thật của ôngta là Uông Triệu Minh. Ở nước ta, trong Kiều có câu : “Tình thâm bể thẳm lạ điều/ Nào hồn Tinh Vệ biết theo chốn nào” hoặc truyện Sãi Vãi cũng có : “Đá Tinh Vệmuốn lấp sao cho cạn bể”.1.2. Vào đầu thế kỷ 20, từ ngữ “Tinh Vệ” được dùng nhiều hơn bao giờ cả. Mộttrong những người đầu tiên sử dụng điển tích đó là Phan Châu Trinh (1872-1926).Phan là nhà cách mạng đã để lại nhiều văn thơ bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ --có bài đứng vào hàng kiệt tác.Sau đây, chúng ta thử xem các bài thơ của Phan có nhắc đến chim “Tinh Vệ” vàthử đoán “Tinh Vệ” hàm ý nghĩa gì. Cần nói thêm là khác với thơ văn Phan làmbằng chữ Hán, các bài thơ có liên quan đến chim Tinh Vệ trích sau đây này đềuđược viết bằng chữ quốc ngữ.***2. Làm ở Côn Đảo, 1908 ? Anh biết cho chăng hỡi Dã Hàng ? Thình lình sóng dậy cửa Nha Trang. Lời nguyền trời đất còn ghi tạc, Giọt máu non sông đã chảy tràn. Tinh Vệ nghìn năm hồn khó dứt ? Đỗ Quyên muôn kiếp oán chưa tan. 12.1. Đỗ Quyên : chim quốc (cuốc), còn gọi là Đỗ Vũ, hay Tử Quy. Tương truyềnvua Thục Đế là Đỗ Vũ ham mê nữ sắc, tư thông với vợ của bầy tôi. Thục Đế vìham sắc bị buộc phải nhường ngôi, bỏ nước ra đi. Nhà vua về sau hối hận về hànhđộng xằng bậy của mình, buồn rầu và sanh bệnh rồi mất, hóa thành chim ĐỗQuyên. Chim về mùa Hè kêu suốt đêm ai oán, đến hửng sáng là giãy chết. Tiếngchim Đỗ Quyên thường dùng theo nghĩa “lòng nhớ quê hương”.2.2. Bài thơ trên, thiếu hai câu cuối, Phan chắc hẳn đã làm sau khi nghe tin TrầnQuý Cáp lên đoạn đầu đài ở chợ Nha Trang sau vụ “Trung Kỳ dân biến” năm1908. Trước cuộc dân biến, phong trào Duy Tân đã rất mạnh, đặc biệt là QuảngNam, rồi đến Hà Nội, Nghệ An và Hà Tĩnh.Trần Quý Cáp hiệu là Thai Xuyên hay Thích Phu, tự là Dã Hàng, đỗ tiến sĩ nămGiáp Thìn (1904). Trần là bạn chí thân của Phan và chí hướng hai người cũnggiống nhau. Cả hai nổi tiếng về tài hùng biện.Năm 1905, bộ ba Phan, Trần và Huỳnh Thúc Kháng Nam du, họ giả dạng lái buônđể lên “thám hiểm” tàu Nga đang cập bến ở Cam Ranh. 2 Vào đến Bình Định, gặpkỳ khảo hạch hàng năm, Phan làm bài thơ Chí thành thông thánh (Chí thành thôngđạo thánh hiền), Trần và Huỳnh Thúc Kháng làm bài phú Lương ngọc danh sơn(Cầu ngọc tốt ở ngọn núi lừng danh), dùng lời lẽ để kích động lòng yêu nước củasĩ phu toàn quốc. Năm 1908, khi phong trào Duy Tân đang dấy lên sôi nổi vớikhẩu hiệu “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh” thì vụ dân biến xảy ra.Cựu đảng Cần Vương nổi tiếng là Tiểu La Nguyễn Thành sau khi làm việc vớiTrần trong mấy năm, từng nói với Phan : “Nếu được một đôi người như ThaiXuyên có việc gì chả làm xong !” 3 Trần hy sinh là điều mất mát rất lớn đối vớiPhan.2.3. Tuy cùng mang hoài bão c ứu nước, lập trường của Phan và Phan Bội Châu(Phan Bội Châu) rất khác nhau, thậm chí về sau trở thành đối lập. Phan chủ trươngbất bạo động và hoạt động hợp pháp, khởi xướng thuyết tự trị, kêu gọi canh tân đểtự cường qua chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, rồi từng bước giành lại độc lậpquốc gia. Lập trường của Phan được một số thân sĩ chịu ảnh hưởng tân học biểuđồng tình. Ngược lại, Phan Bội Châu chủ tr ương bài Pháp kịch liệt, hô hào lật đổchính quyền thuộc địa bằng phương tiện bạo động và bí mật. Tưởng nên nói thêmlà trong khoảng thời gian cuối đời sống trong tình trạng bị giam lỏng ở Huế từcuối năm 1925 cho đến khi từ trần vào năm 1940, Phan Bội Châu có thái độ chínhtrị ôn hòa so với thời kỳ hoạt động ở hải ngoại.Dưới mắt Phan, Phan Bội Châu là nhà yêu nước bị ảnh hưởng nặng nề của cái họckhoa cử. Phan xem các trước tác của Phan Bội Châu là biến thể của văn chươngbát cổ, “không có mảy may một chút giá trị, nhưng vì trình độ và tính cách thíchhợp với quốc dân, nên dân mới bị lừa theo” 4. Cá tính con người Phan Bội Châubiểu hiện “những quán tính lâu đời của người Việt Nam, gồm những mặt tốt đẹpnhất cho tới những mặt thiếu sót, kém cỏi nhất” 5. Theo Phan, Phan Bội Châu là“người đại biểu cho những tập quán có từ ngàn xưa trong lịch sử của dân tộc nướcNam. Không b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa việt nam lịch sử việt nam sự phát triển của việt nam nguồn gốc nước việt nam hình thành nước việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 379 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 134 0 0 -
189 trang 130 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 109 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0