PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 420.19 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cũng như với bất cứ khoa học nào khác, Trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) tự nó
liên quan đến một tập hợp nhất định những vấn đề và triển khai một nhóm các kỹ thuật đặc
thù để tiếp cận những vấn đề đó. Một lịch sử hình thành và phát triển ngắn gọn về Trí tuệ
nhân tạo, về những con người và những nhận định đã định hình, một số các định nghĩa và
cách nhìn khái quát về các lĩnh vực ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo được trình bày dưới đây
sẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Chương 9: Học máy PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Mặc dù trong các thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20, sự hình thức hóa trong khoa học và toán học đã tạo điều kiện tiên quyết về mặt trí tuệ cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, nhưng phải cho đến thế kỷ 20 cùng với sự ra đời của máy tính số thì Trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) mới trở thành một ngành khoa học có sức sống. Cho đến cuối những năm 1940, bằng những chương trình thông minh, các máy tính số đã cho thấy được tiềm năng to lớn của chúng trong việc cung cấp bộ nhớ và sức mạnh cho những xử lý cần thiết. Ngày nay, chúng ta có thể cài đặt các hệ suy luận hình thức vào trong máy tính và kiểm tra một cách thực nghiệm khả năng biểu lộ trí thông minh của chúng. Một thành phần không thể thiếu được của Trí tuệ nhân tạo là việc dùng các máy tính số như một phương tiện chọn lựa để tạo ra và thử nghiệm các lý thuyết về trí tuệ. Không chỉ thế, kiến trúc của chúng còn cung cấp một mô hình đặc trưng cho những lý thuyết đó: trí tuệ là một hình thức xử lý thông tin. Những kỹ thuật và hình thức được khảo sát trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo luôn thể hiện mối quan hệ khắng khít giữa máy tính số và những cốt lõi lý thuyết của nó. Cũng như với bất cứ khoa học nào khác, Trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) tự nó liên quan đến một tập hợp nhất định những vấn đề và triển khai một nhóm các kỹ thuật đặc thù để tiếp cận những vấn đề đó. Một lịch sử hình thành và phát triển ngắn gọn về Trí tuệ nhân tạo, về những con người và những nhận định đã định hình, một số các định nghĩa và cách nhìn khái quát về các lĩnh vực ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo được trình bày dưới đây sẽ giúp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về ngành khoa học còn tương đối mới mẻ này. Võ Huỳnh Trâm – Trần Ngân Bình 1 Giáo Trình Trí Tuệ Nhân Tạo Chương I: GIỚI THIỆU VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Nội dung chính: Trong chương này, chúng ta sẽ giới thiệu một cách khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của khoa học Trí tuệ nhân tạo, các định nghĩa mang tính tương đối về Trí tuệ nhân tạo – một lĩnh vực khoa học mới mẻ với sức phát triển nhanh chóng trong những thập niên gần đây. Các lĩnh vực ứng dụng quan trọng của Trí tuệ nhân tạo và hiệu quả thiết thực của chúng trong các mặt cuộc sống con người được đề cập đến một cách chi tiết sau đó. Cuối chương, một số đặc điểm mang tính tổng kết về Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ được trình bày. Mục tiêu cần đạt : Sau chương này, sinh viên có thể : Biết khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của TTNT Biết các định nghĩa về TTNT Hiểu và dẫn chứng được một số lĩnh vực ứng dụng của TTNT Hiểu các đặc điểm cơ bản của GQVĐ trong TTNT Kiến thức tiên quyết : Các hiểu biết về lịch sử phát triển của khoa học máy tính. Tài liệu tham khảo : [1] George F. Luger, William A. Stubblefield – Albuquerque – Artificial Intelligence – Wesley Publishing Company, Inc – 1997 (Chapter 1) [2] Bùi Xuân Toại – Trương Gia Việt (Biên dịch) – Trí tuệ nhân tạo – Các cấu trúc và chiến lược giải quyết vấn đề - NXB Thống kê, 2000 (Phần I) [3] PTS. Nguyễn Thanh Thủy – Trí tuệ nhân tạo – Các phương pháp giải quyết vấn đề và kỹ thuật xử lý tri thức – NXB Giáo dục, 1995 (Chương 1) [4] Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở - Lịch sử ngành Trí tuệ nhân tạo http://en.wikipedia.org/wiki/Artificial_intelligence [5] Artificial Intelligence: A Modern Approach (Second Edition) by Stuart Russell and Peter Norvig : Introduction on AI http://aima.cs.berkeley.edu/ 2 Võ Huỳnh Trâm – Trần Ngân Bình Chương 9: Học máy I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Những năm gần đây, khá nhiều sách, báo, công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến các kỹ thuật tính toán, người ta hay nhắc đến nhiều thuật ngữ như: máy tính thông minh, máy tính thế hệ V, hệ chuyên gia, mạng ngữ nghĩa, ... Các ngôn ngữ lập trình như LISP, PROLOG mở đường cho việc áp dụng hàng loạt các hệ thống chương trình có khả năng “thông minh”. Trước đây, mỗi khi nói đến Trí tuệ nhân tạo (TTNT) người ta thường quan tâm đến việc tạo lập các máy tính có khả năng “suy nghĩ”, thậm chí trong một số phạm vi hẹp nào đó, có thể cạnh tranh hoặc vượt quá khả năng của bộ não con người. Những hy vọng này trong một thời gian dài đã ảnh hưởng rất nhiều đến các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Mặc dù những mô hình tương tự các máy tính thông minh đã được đưa ra hàng nhiều năm trước, nhưng chỉ từ khi Alan Turing công bố những kết quả nghiên cứu quan trọng đầu tiên, người ta mới bắt đầu thực sự nghiên cứu đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Chương 9: Học máy PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Mặc dù trong các thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20, sự hình thức hóa trong khoa học và toán học đã tạo điều kiện tiên quyết về mặt trí tuệ cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, nhưng phải cho đến thế kỷ 20 cùng với sự ra đời của máy tính số thì Trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) mới trở thành một ngành khoa học có sức sống. Cho đến cuối những năm 1940, bằng những chương trình thông minh, các máy tính số đã cho thấy được tiềm năng to lớn của chúng trong việc cung cấp bộ nhớ và sức mạnh cho những xử lý cần thiết. Ngày nay, chúng ta có thể cài đặt các hệ suy luận hình thức vào trong máy tính và kiểm tra một cách thực nghiệm khả năng biểu lộ trí thông minh của chúng. Một thành phần không thể thiếu được của Trí tuệ nhân tạo là việc dùng các máy tính số như một phương tiện chọn lựa để tạo ra và thử nghiệm các lý thuyết về trí tuệ. Không chỉ thế, kiến trúc của chúng còn cung cấp một mô hình đặc trưng cho những lý thuyết đó: trí tuệ là một hình thức xử lý thông tin. Những kỹ thuật và hình thức được khảo sát trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo luôn thể hiện mối quan hệ khắng khít giữa máy tính số và những cốt lõi lý thuyết của nó. Cũng như với bất cứ khoa học nào khác, Trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) tự nó liên quan đến một tập hợp nhất định những vấn đề và triển khai một nhóm các kỹ thuật đặc thù để tiếp cận những vấn đề đó. Một lịch sử hình thành và phát triển ngắn gọn về Trí tuệ nhân tạo, về những con người và những nhận định đã định hình, một số các định nghĩa và cách nhìn khái quát về các lĩnh vực ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo được trình bày dưới đây sẽ giúp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về ngành khoa học còn tương đối mới mẻ này. Võ Huỳnh Trâm – Trần Ngân Bình 1 Giáo Trình Trí Tuệ Nhân Tạo Chương I: GIỚI THIỆU VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Nội dung chính: Trong chương này, chúng ta sẽ giới thiệu một cách khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của khoa học Trí tuệ nhân tạo, các định nghĩa mang tính tương đối về Trí tuệ nhân tạo – một lĩnh vực khoa học mới mẻ với sức phát triển nhanh chóng trong những thập niên gần đây. Các lĩnh vực ứng dụng quan trọng của Trí tuệ nhân tạo và hiệu quả thiết thực của chúng trong các mặt cuộc sống con người được đề cập đến một cách chi tiết sau đó. Cuối chương, một số đặc điểm mang tính tổng kết về Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ được trình bày. Mục tiêu cần đạt : Sau chương này, sinh viên có thể : Biết khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của TTNT Biết các định nghĩa về TTNT Hiểu và dẫn chứng được một số lĩnh vực ứng dụng của TTNT Hiểu các đặc điểm cơ bản của GQVĐ trong TTNT Kiến thức tiên quyết : Các hiểu biết về lịch sử phát triển của khoa học máy tính. Tài liệu tham khảo : [1] George F. Luger, William A. Stubblefield – Albuquerque – Artificial Intelligence – Wesley Publishing Company, Inc – 1997 (Chapter 1) [2] Bùi Xuân Toại – Trương Gia Việt (Biên dịch) – Trí tuệ nhân tạo – Các cấu trúc và chiến lược giải quyết vấn đề - NXB Thống kê, 2000 (Phần I) [3] PTS. Nguyễn Thanh Thủy – Trí tuệ nhân tạo – Các phương pháp giải quyết vấn đề và kỹ thuật xử lý tri thức – NXB Giáo dục, 1995 (Chương 1) [4] Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở - Lịch sử ngành Trí tuệ nhân tạo http://en.wikipedia.org/wiki/Artificial_intelligence [5] Artificial Intelligence: A Modern Approach (Second Edition) by Stuart Russell and Peter Norvig : Introduction on AI http://aima.cs.berkeley.edu/ 2 Võ Huỳnh Trâm – Trần Ngân Bình Chương 9: Học máy I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Những năm gần đây, khá nhiều sách, báo, công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến các kỹ thuật tính toán, người ta hay nhắc đến nhiều thuật ngữ như: máy tính thông minh, máy tính thế hệ V, hệ chuyên gia, mạng ngữ nghĩa, ... Các ngôn ngữ lập trình như LISP, PROLOG mở đường cho việc áp dụng hàng loạt các hệ thống chương trình có khả năng “thông minh”. Trước đây, mỗi khi nói đến Trí tuệ nhân tạo (TTNT) người ta thường quan tâm đến việc tạo lập các máy tính có khả năng “suy nghĩ”, thậm chí trong một số phạm vi hẹp nào đó, có thể cạnh tranh hoặc vượt quá khả năng của bộ não con người. Những hy vọng này trong một thời gian dài đã ảnh hưởng rất nhiều đến các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Mặc dù những mô hình tương tự các máy tính thông minh đã được đưa ra hàng nhiều năm trước, nhưng chỉ từ khi Alan Turing công bố những kết quả nghiên cứu quan trọng đầu tiên, người ta mới bắt đầu thực sự nghiên cứu đ ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương chi tiết học phần Trí tuệ nhân tạo
12 trang 438 0 0 -
7 trang 229 0 0
-
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 229 0 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 185 0 0 -
Kết quả bước đầu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam
10 trang 185 0 0 -
6 trang 173 0 0
-
Xu hướng và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến môi trường thông tin số
9 trang 165 0 0 -
9 trang 156 0 0
-
3 trang 154 0 0
-
Tìm hiểu về Luật An ninh mạng (hiện hành): Phần 1
93 trang 150 0 0