Danh mục

Phần IV: Bảo vệ và tự động Chương IV.3 TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.30 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

IV.3.1. Chương này áp dụng cho thiết bị tự động và điều khiển từ xa của hệ thống điện, nhà máy điện, lưới điện, mạng điện cung cấp cho các xí nghiệp công nghiệp và các trang bị điện khác để: 1. Tự động đóng lại (TĐL) 3 pha hoặc một pha của đường dây, thanh cái và phần tử khác sau khi chúng bị cắt tự động. 2. Tự động đóng nguồn dự phòng (TĐD). 3. Hoà đồng bộ (HĐB), đóng máy phát điện đồng bộ và máy bù đồng bộ đưa chúng vào chế độ làm việc đồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phần IV: Bảo vệ và tự động Chương IV.3 TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XAPhần IV: Bảo vệ và tự động Chương IV.3 TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA Phạm vi áp dụng và yêu cầu chungIV.3.1. Chương này áp dụng cho thiết bị tự động và điều khiển từ xa của hệ thống điện, nhà máy điện, lưới điện, mạng điện cung cấp cho các xí nghiệp công nghiệp và các trang bị điện khác để: 1. Tự động đóng lại (TĐL) 3 pha hoặc một pha của đường dây, thanh cái và phần tử khác sau khi chúng bị cắt tự động. 2. Tự động đóng nguồn dự phòng (TĐD). 3. Hoà đồng bộ (HĐB), đóng máy phát điện đồng bộ và máy bù đồng bộ đưa chúng vào chế độ làm việc đồng bộ. 4. Điều chỉnh kích thích, điện áp và công suất phản kháng giữa các máy điện đồng bộ và các nhà máy điện, phục hồi điện áp trong và sau thời gian cắt ngắn mạch. 5. Điều chỉnh tần số và công suất tác dụng. 6. Ngăn ngừa phá vỡ ổn định. 7. Chấm dứt chế độ không đồng bộ. 8. Hạn chế tần số giảm. 9. Hạn chế tần số tăng. 10. Hạn chế điện áp giảm. 11. Hạn chế điện áp tăng. 12. Ngăn ngừa quá tải thiết bị điện. 13. Điều độ và điều khiển. Chức năng của các thiết bị từ mục 4 - 11 được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần tuỳ theo chế độ làm việc của hệ thống điện.Quy phạm trang bị điện Trang 61Phần IV: Bảo vệ và tự động Ở các hệ thống điện và công trình điện có thể đặt thiết bị tự động điều khiển không thuộc qui định của chương này mà thuộc các qui định trong những tài liệu khác. Hoạt động của các thiết bị đó phải phối hợp với nhau, với các hoạt động của hệ thống và thiết bị nêu trong chương này. Trong mạng điện xí nghiệp tiêu thụ điện nên dùng các thiết bị tự động với điều kiện không được phép phá vỡ những quá trình công nghệ quan trọng khi ngừng cung cấp điện ngắn hạn gây ra do tác động của các bảo vệ và tự động ở trong và ngoài mạng lưới điện cung cấp. Tự động đóng lại (TĐL)IV.3.2. Thiết bị TĐL dùng để nhanh chóng khôi phục cung cấp điện cho hộ tiêu thụ hoặc khôi phục liên lạc giữa các hệ thống điện hoặc liên lạc trong nội bộ hệ thống điện bằng cách tự động đóng lại máy cắt khi chúng bị cắt do bảo vệ rơle. Cần đặt thiết bị TĐL ở: 1. ĐDK và hỗn hợp đường cáp và ĐDK tất cả các cấp điện áp lớn hơn 1kV. Khi không dùng TĐL phải dựa trên cơ sở phân tích kỹ từng trường hợp. Đối với đường cáp đến 35kV nên dùng TĐL trong những trường hợp khi thấy có hiệu quả do có nhiều sự cố hồ quang hở (ví dụ có nhiều điểm nối do cấp điện cho một vài trạm từ một đường cáp), cũng như để hiệu chỉnh lại sự tác động không chọn lọc của bảo vệ. Việc áp dụng TĐL đối với đường cáp 110kV trở lên phải được phân tích trong thiết kế từng trường hợp riêng phù hợp với điều kiện cụ thể. 2. Thanh cái nhà máy điện và trạm biến áp (xem Điều IV.3.24 và 25). 3. Các MBA (xem Điều IV.3.26). 4. Các động cơ quan trọng, được cắt ra để đảm bảo tự khởi động của các động cơ khác (xem Điều IV.3.38).Quy phạm trang bị điện Trang 62Phần IV: Bảo vệ và tự động Để thực hiện TĐL theo mục 1 đến 3 phải đặt thiết bị TĐL ở máy cắt vòng, máy cắt liên lạc thanh cái và máy cắt phân đoạn. Để kinh tế, cho phép thực hiện TĐL nhóm trên đường dây, ưu tiên dùng cho các đường cáp, và các lộ 6 - 10kV khác. Tuy nhiên nên tính đến nhược điểm của TĐL nhóm, ví dụ khả năng từ chối làm việc, nếu sau khi cắt máy cắt của một lộ, máy cắt của lộ khác cắt ra trước khi TĐL trở về trạng thái ban đầu.IV.3.3. Phải thực hiện TĐL sao cho nó không tác động khi: 1. Người vận hành cắt máy cắt bằng tay tại chỗ hoặc điều khiển từ xa. 2. Tự động cắt máy cắt do bảo vệ rơle tác động ngay sau khi người vận hành đóng máy cắt bằng tay hoặc điều khiển từ xa. 3. Cắt máy cắt do bảo vệ rơle chống sự cố bên trong MBA và máy điện quay, do tác động của thiết bị chống sự cố, cũng như trong các trường hợp khác cắt máy cắt mà TĐL không được phép tác động. TĐL sau khi tác động của thiết bị sa thải phụ tải theo tần số tự động đóng lại theo tần số (TĐLTS) phải được thực hiện phù hợp với Điều IV.3.80.IV.3.4. Thiết bị TĐL phải được thực hiện sao cho không có khả năng làm máy cắt đóng lặp lại nhiều lần khi còn tồn tại ngắn mạch hoặc khi có bất cứ hư hỏng nào trong sơ đồ thiết bị TĐL. Thiết bị TĐL phải được thực hiện để tự động trở về trạng thái ban đầu.IV.3.5. Thông thường khi sử dụng TĐL thì phải tăng tốc độ tác động của bảo vệ rơle sau khi TĐL không thành công. Nên dùng thiết bị tăng tốc này sau khi đóng máy cắt và khi đóng máy cắt do các tác động khác ( đóng bằng khoá điều khiển, điều khiển từ xa hoặc TĐD) để làm thiết bị tăng tốc sau khi TĐL không thành công. Khi tăng tốc độ tác động của bảo vệ sau khi đóng máy cắt phải có biện pháp chống khả năng cắt máy cắt bằng bảo vệ do tác động của dòng điện xung kích tăng đột biến do đóng không đồng thời các pha của máy cắt. Không cần tăng tốc độ của bảo vệ sau khi đóng máy cắt khi đường dây đã được cấp bằng máy cắt khác (nghĩa là khi có điện áp đối xứng trên đường dây).Quy phạm trang bị điện Trang 63Phần IV: Bảo vệ và tự động Nếu bảo vệ trở nên quá phức tạp và thời gian tác động của bảo vệ khi ngắn mạch trực tiếp ở gần chỗ đặt bảo vệ không vượt quá 1,5 giây, cho phép không dùng tăng tốc bảo vệ sau TĐL đối với đường dây 35kV trở xuống khi bảo vệ đó dùng dòng điện thao tác xoay chiều.IV.3.6. Thiết bị TĐL ba pha (TĐ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: