Đề tài tiến hành đánh giá hoạt lực phân hủy chất hữu cơ bằng phương pháp khuếch tán enzyme, đã tuyển chọn được các chủng vi khuẩn V18, chủng xạ khuẩn X38 và chủng nấm mốc N37 từ các chủng được phân lập. Các chủng này đã không thể hiện đặc tính đối kháng lẫn nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập, tuyển chọn và sử dụng vi sinh vật ưa nhiệt trong phân hủy sinh khối bùn thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 31-37
Phân lập, tuyển chọn và sử dụng vi sinh vật ưa nhiệt
trong phân hủy sinh khối bùn thải nhà máy
tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế
Ngô Thị Tường Châu1 , Phạm Thị Ngọc Lan2,
Phan Thị Thảo Ly2, Lê Văn Thiện1, Nguyễn Ngân Hà1
*,
1
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
2
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế
Nhận ngày 08 tháng 6 năm 2016
Chỉnh sửa ngày 12 tháng 7 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016
Tóm tắt: Bằng việc sử dụng môi trường nuôi cấy làm giàu và các loại môi trường phân lập thích
hợp, đã phân lập được 78 chủng vi khuẩn, 73 chủng xạ khuẩn và 53 chủng nấm mốc ưa nhiệt từ
bùn thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế. Tiến hành đánh giá hoạt lực phân hủy
chất hữu cơ bằng phương pháp khuếch tán enzyme, đã tuyển chọn được các chủng vi khuẩn V18,
chủng xạ khuẩn X38 và chủng nấm mốc N37 từ các chủng được phân lập. Các chủng này đã
không thể hiện đặc tính đối kháng lẫn nhau. Dựa vào đặc điểm hình thái và phân tích trình tự 16S
rRNA (hoặc 28S rRNA) đã xác định được các chủng V18, X38 và N37 lần lượt thuộc các loài Bacillus
subtilis, Aspergillus fumigatus và Streptomyces glaucescens. So với đối chứng và các công thức thí
nghiệm khác, công thức CT8 với việc sử dụng tất cả các chủng được tuyển chọn đã nâng cao đáng kể
hiệu quả phân hủy sinh khối bùn thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế với độ giảm
khối lượng, thể tích và cellulose lần lượt là 19,73; 33,75 và 29,33%. Vì vậy tập hợp giống vi sinh vật ưa
nhiệt này có thể được xem xét sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ từ bùn thải nhà máy tinh bột sắn
FOCOCEV Thừa Thiên Huế nói riêng và bùn thải hữu cơ nói chung.
Từ khóa: Vi sinh vật ưa nhiệt, bùn thải, ủ hiếu khí.
1. Đặt vấn đề*
quá trình sản xuất chủ yếu được chất thành
đống, tích tụ lâu ngày sinh mùi hôi thối, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó,
bùn thải có thể là một nguồn tài nguyên có giá
trị nếu được tận dụng làm phân bón. Bằng
phương pháp ủ hiếu khí với sự tham gia tích
cực của hệ vi sinh vật ưa nhiệt, quá trình phân
hủy bùn thải sẽ xảy ra nhanh chóng và triệt để
hơn. Đặc biệt, bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng
tăng đáng kể, sản phẩm phân bón không chứa vi
sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh, hàm lượng
kim loại nặng linh động rất thấp, đáp ứng yêu
Sự ra đời của nhà máy tinh bột sắn
FOCOCEV Thừa Thiên Huế đã giải quyết việc
làm cho một bộ phận người dân, góp phần vào
sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng
đất khô hạn, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế
và xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên, cùng với việc
nâng cấp công suất, chất thải của nhà máy cũng
tăng lên đáng kể. Phần bùn thải phát sinh trong
_______
*
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-917691012
Email: ngotuongchau@hus.edu.vn
31
32 N.T.T. Châu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 31-37
cầu sử dụng trong nông nghiệp mà không ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
[1, 2]. Mục tiêu của nghiên cứu này là tạo
nguồn giống vi sinh vật ưa nhiệt và đánh giá
khả năng ứng dụng trong phân hủy sinh khối
bùn thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa
Thiên Huế, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
phân bón hữu cơ chất lượng cao.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chủng vi sinh vật ưa nhiệt có khả năng
phân hủy chất hữu cơ cao được phân lập và
tuyển chọn từ bùn thải nhà máy tinh bột sắn
FOCOCEV Thừa Thiên Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
● Phân lập vi sinh vật ưa nhiệt: Mẫu bùn
thải được thu theo phương pháp tổ hợp, sau khi
ủ ở 30oC-2 ngày và 50oC-3 ngày được sử dùng
làm mẫu gây cấy. Các môi trường được sử dụng
trong quá trình phân lập bao gồm: (i) Môi
trường nuôi cấy làm giàu (10% bùn thải khô,
1% giấy lọc, 0,5% cao nấm men, 0,1% pepton
và 0,1% K2HPO4 trong 1 lít nước cất, pH 7,5)
[3]; và (ii) Môi trường thạch dinh dưỡng (NA),
thạch tinh bột casein (SCA) và thạch khoai tây
dextrin (PDA) lần lượt cho mục đích phân lập
vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm mốc [4]. Nuôi cấy
làm giàu bằng cách thêm 10 g mẫu gây cấy vào
1 lít môi trường, nuôi trên máy lắc ở 150
vòng/phút, 50oC, trong 10 ngày. Sau đó, ria cấy
dịch nuôi cấy làm giàu với độ pha loãng thích
hợp lên các đĩa chứa môi trường phân lập. Ủ ở
50oC trong 3, 7 và 10 ngày tương ứng với mục
đích phân lập vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn. Các
khuẩn lạc riêng rẽ mọc tốt trên các đĩa tiếp tục
được thuần khiết và cấy chuyền giữ giống.
● Tuyển chọn vi sinh vật ưa nhiệt: Các
chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy chất
hữu cơ cao được tuyển chọn bằng phương pháp
khuếch tán enzyme. Theo đó, các đĩa thạch
chứa môi trường thích hợp được bổ sung riêng
biệt 1% tinh bột, 1% carboxymethyl cellulose
(CMC) và 1% casein được sử dụng để đánh giá
...