Danh mục

Phân lập và tuyển chọn chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng nấm Pythium sp.

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.45 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phân lập và tuyển chọn chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng nấm Pythium sp. trên đất trồng rau tại xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành tối ưu hóa các điều kiện nuôi cấy để thu nhận chất kháng nấm của chủng xạ khuẩn và bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của chất kháng nấm đến sự nảy mầm của hạt và sự sinh trưởng phát triển của cây cải xanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập và tuyển chọn chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng nấm Pythium sp.Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trịnh Thới An_____________________________________________________________________________________________________________ PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG XẠ KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG SINH CHẤT KHÁNG NẤM PYTHIUM SP. TRỊNH THỚI AN* TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân lập và tuyển chọn chủng xạ khuẩncó khả năng sinh chất kháng nấm Pythium sp. trên đất trồng rau tại xã Phước Hậu, huyệnCần Giuộc, tỉnh Long An. Đồng thời, chúng tôi tiến hành tối ưu hóa các điều kiện nuôi cấyđể thu nhận chất kháng nấm của chủng xạ khuẩn và bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của chấtkháng nấm đến sự nảy mầm của hạt và sự sinh trưởng phát triển của cây cải xanh. Từ khóa: xạ khuẩn, Pythium sp., chất kháng nấm. ABSTRACT Isolating and selecting of actinomycetes strains capable of producing antifungal Pythium sp. In this study, we isolated and selected strains of actinomycetes that are capable ofproducing antifungal Pythium sp. on vegetables planting soil in Phuoc Hau, Can Giuocdistrict, Long An province. At the same time, we carried out the optimization of cultureconditions to obtain antifungal strains of actinomycetes and initialli investigated the effectsof antifungal substances to the germination and the growth and development of mustardplants. Keywords: Actinomyces, Pythium sp., antifungal.1. Mở đầu Việt Nam là một nước nông nghiệp, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều rấtthuận lợi cho các vi sinh vật (VSV) phát triển, trong đó có các VSV gây hại trên nôngphẩm nói chung và rau màu nói riêng. Huyện Cần Giuộc - tỉnh Long An - là một huyện trồng rất nhiều loại rau màucung cấp cho các chợ đầu mối ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chợ nhỏ lân cận. Đểphòng trừ các bệnh do VSV gây nên, người nông dân thường sử dụng thuốc hóa họcvới liều lượng cao. Điều này một mặt sẽ dẫn đến việc nhờn thuốc ở các loài VSV gâybệnh, mặt khác sẽ dẫn đến việc ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứckhỏe con người và các động vật khác, làm mất cân bằng sinh thái. Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam, đang hướng tới một nền nông nghiệp sạchbằng cách sử dụng các biện pháp sinh học. Biện pháp sử dụng các tác nhân sinh họcthay thế các tác nhân hóa học được xem là một chiến lược của tổ chức lương nôngFAO (1992) vì nó an toàn cho con người và cho môi trường. Một trong những biệnpháp được thực hiện đó chính là việc sử dụng các VSV đối kháng với các VSV gâybệnh. Trong các nhóm VSV có khả năng sinh chất đối kháng, xạ khuẩn là nhóm được* HVCH, Trường Đại học Sư phạm TPHCM 113Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 61 năm 2014_____________________________________________________________________________________________________________quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì xạ khuẩn có khả năng sinh chất đối kháng với tỉ lệcao, trong đó có nhiều chất kháng mạnh các nấm gây bệnh trên thực vật. Từ những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Phân lập, tuyển chọnchủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng nấm Pythium sp.”2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu2.1. Vật liệu2.1.1. Đối tượng Nghiên cứu được thực hiện trên các đối tượng: - Các chủng xạ khuẩn phân lập trên đất trồng rau màu tại xã Phước Hậu, huyệnCần Giuộc, tỉnh Long An. - Vi sinh vật kiểm định: nấm Pythium sp. nhận từ bộ sưu tập giống của Viện Côngnghệ sinh học, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. - Hạt cải xanh do ông Đặng Văn Đởm (ấp Long Giêng, xã Phước Hậu, huyện CầnGiuộc, tỉnh Long An) cung cấp.2.1.2. Môi trường nuôi cấy Môi trường Gause I: tinh bột tan 20g, MgSO4.7H2O 0,5g, KNO3 1g, NaCl 0,5g,FeSO4.7H2O 0,01g, K2HPO4 0,5g, agar 20g, nước cất đủ 1000ml. pH = 7,2 - 7,4. Môi trường Gause II: cao thịt 4g, peptone 5g, glucose 10g, agar 20g, nước cấtđủ 1000ml. pH = 7,2 - 7,4 Môi trường A-H4: glucose 15g, bột đậu tương 15g, NaCl 5g, CaCO3 1g, nướccất đủ 1000ml. pH = 7,0. Môi trường ISP4: tinh bột tan 10g, K2HPO4 1g, MgSO4.7H2O 1g, CaCO3 2g,NaCl 1g, (NH4)2SO4 2g, agar 20g, nước cất đủ 1000ml. pH = 7,2 - 7,4. Môi trường PGA: khoai tây 300g, glucose 50g, agar 20g, nước cất đủ 1000ml. Cách chế dịch khoai tây: khoai tây gọt vỏ, rửa sạch. Cân 300g, thái nhỏ, thêm 1000ml nước, đun sôi, nhỏ lửa trong 30 phút, lọc lấy dịch trong.2.2. Phương pháp nghiên cứu Thu các mẫu đất rồi tiến hành phân lập xạ khuẩn trên môi trường Gause I. Sau đó,tuy ...

Tài liệu được xem nhiều: