Phân loại các dạng Toán lớp 6
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân loại các dạng Toán lớp 6 Nguyễn Thanh Duy PHÂN LOẠI CÁC DẠNG TOÁN LỚP 6 TÀI LIỆU SƯU TẦM PHÂN DẠNG BÀI TẬP TOÁN LỚP 6CHƯƠNG 1: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN BÀI 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢPTÓM TẮT LÍ THUYẾT.1. Mỗi đối tượng trong một tập hợp là một phần tử của tập hợp đó.Kí hiệu :a ∈ A (a thuộc A hoặc a là phần tử của tập hợp A)b ∈ A (b không thuộc A hoặc b không phải là phần tử của tập hợp A).2. Để biểu diễn một tập hợp, ta có thể :Liệt kê các phần tử của tập hợp ;Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.3. Tập hợp được minh họa bởi một vòng tròn, trong đó mỗi phần tửcủa tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong. Hình minhhọa tập hợp như vậy gọi là biểu đồ Ven. DẠNG 1: VIẾT MỘT TẬP HỢP CHO TRƯỚCPhương pháp giải Dùng một chữ cái in hoa và dấu ngoặc nhọn, ta có thể viết một tập hợp theo haicách: -Liệt kê các phần tử của nó. -Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nóVí dụ 1. (Bài 2 trang 6 SGK)Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.Giải{ T, O, A, N, H, C}Chú ý : Mỗi phần tử của tập hợp chỉ liệt kê một lần.Ví dụ 2. (Bài 4 trang 6 SGK)Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 1A = {15; 26}; B = {1; a ; b}; M = {bút}; H = {bút, sách, vở}.Chú ý:– Trong các hình vẽ minh họa tập hợp, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi mộtdấu chấmbên trong vòng tròn.– Các phần tử của một tập hợp được viết cách nhau bởi dấu hoặc dấu “;” hoặc dấu “,”.Trongtrường hợp các phần tử của tập hợp không phải là số , ta thường dùng dấu phẩy. Trongtrườnghợp có một phần tử của tập hợp là số, ta thường dùng dấu chấm phẩy nhằm tránh nhầmlẫngiữa số tự nhiên và sốthập phân.Ví dụ 3. (Bài 5 trang 6 SGK)a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.Giảia) A = {tháng tư, tháng năm, tháng sáu}.b) B = {tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một}.Ví dụ 4. Viết tập hợp M các số tự nhiên có một chữ số.GiảiTa có thể viết tập hợp M theo hai cách :Cách 1 : M = {0 ; 1; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9} .Cách 2 : M = {x ∈ N / x < 10} (N là kí hiệu tập hợp các số tự nhiên).Ví dụ 5. Cho p là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 8. Hãy viết tập hợp p theohaicách.GiảiCách 1 : p = {4 ; 5 ; 6 ; 7}.Cách 2 : p = {x ∈ N / 3 < x < 8}.Luyện tập:Bài 1.1.Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 2Viết tập hợp các chữ cái trong từ “HÌNH HỌC”.Bài 1.2.a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý một trong năm.b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có ít hơn 30 ngày.Bài 1.3.Viết tập hợp D các số tự nhiên tận cùng bằng 0, lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 50.Bài 1.4.Cho E là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 13 và nhỏ hơn 21. Hãy viết tập hợp E theo haicách.Bài 1.5: Cho tập hợp các chữ cái X = {A, C, O} a/ Tìm cụm chữ tạo thành từ các chữ của tập hợp X. b/ Viết tập hợp X bằng cách chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của X.Bài 1.6: Cho các tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5; 6;8;10} ; B = {1; 3; 5; 7; 9;11} a/ Viết tập hợp C các phần tử thuộc A và không thuộc B. b/ Viết tập hợp D các phần tử thuộc B và không thuộc A. c/ Viết tập hợp E các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B. d/ Viết tập hợp F các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B.Bài 1.7: Cho tập hợp A = {1; 2;3;x; a; b} a/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 1 phần tử. b/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 2 phần tử. c/ Tập hợp B = {a, b, c} có phải là tập hợp con của A không? DẠNG 2: SỬ DỤNG CÁC KÍ HIỆU VÀ Phương pháp giải Nắm vững ý nghĩa các kí hiệu và Kí hiệu đọc là “phần tử của” hoặc “thuộc”. Kí hiệu đọc là “không phải là phần tử của” hoặc ‘không thuộc”.Ví dụ 6. (Bài 1 trang 6 SGK)Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệuthíchhợp vào chỗ chấm : 12 … A ; 16 … A.GiảiA = {9 ; 10 ; 11 ; 12 ; 13} hoặc A = {x 6∈ N/ 8 < x < 14} ;Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 312 ∈ A ; 16 ∉ A.Ví dụ 7. (Bài 3 trang 6 SGK)Cho hai tập hợp : A = {a, b} ; B = {b, x, y}. Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ chấm :x … A ; y … B ; b … A ; b … B.Giảix ∈ A ; y ∈ B ; b ∈ A ; b ∈ B.Ví dụ 8. Cho ba tập hợp :A = {gà, vịt, ngan, ngỗng} ;B = {chó, mèo, chim) ;C = {ngan, gà, vịt}.Trong các cách viết sau, cách nào đúng, cách nào sai:a) gà ∈ A ; b) vịt ∈ B ; c) ngỗng ∈ C ;d) chó ∉ A; e) mèo ∈ B ; f) gà ∉ C ;g) ngan ∈ A ; h) chim ∈ B ; i) vịt ∉ C .Gi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Toán lớp 6 Bài tập Toán lớp 6 Tập hợp các số tự nhiên Phân loại các dạng Toán lớp 6 Cơ số của lũy thừa Dấu hiệu chia hết cho 5Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Đại số lớp 6 (Trọn bộ cả năm)
325 trang 364 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền
12 trang 103 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức
4 trang 51 0 0 -
Đề thi KSCL đầu năm môn Toán lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức
2 trang 51 0 0 -
Sách giáo khoa Toán lớp 6: Tập 1 (Bộ sách Cánh diều)
130 trang 51 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức
41 trang 45 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Trần Văn Ơn
6 trang 39 0 0 -
Bài giảng Đại số lớp 6 bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
13 trang 34 0 0 -
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức
4 trang 32 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
19 trang 32 0 0