Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên có đặc điểm là sự xuất hiện tái diễn các cơn kích thích hoạt động của hệ thần kinh do phóng lực quá mức của các tế bào thần kinh ở não. Chẩn đoán động kinh qua hai bước. Bước 1: Chẩn đoán cơn động kinh (1981). Bước 2: Chẩn đoán hội chứng động kinh (1989).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân loại động kinhPHÂN LOẠI ĐỘNG KINH VÀ TOOD’S PARALYSIS BS. VÕ HỒNG KHÔI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI ĐẠI CƯƠNG Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên có đặc điểm là sự xuất hiện tái diễn các cơn kích thích hoạt động của hệ thần kinh do phóng lực quá mức của các tế bào thần kinh ở não. Chẩn đoán động kinh qua hai bước. Bước 1: Chẩn đoán cơn động kinh (1981). Bước 2: Chẩn đoán hội chứng động kinh (1989). ĐẠI CƯƠNG• Một cơn ĐK là sự thể hiện phóng lực quá mức đồng thì của 1 nhóm tế bào TK ở não bị kích thích cao độ.• Cơn ĐK là 1 hiện tượng cấp tính xảy ra nhất thời, thoáng qua. Còn bệnh ĐK là 1 bệnh mạn tính có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn ĐK trong nhiều năm, như vậy 1 cơn ĐK duy nhất không tạo nên một bệnh ĐK, những cơn ĐK xảy ra bất chợt cũng không phải là bệnh ĐK (trẻ sốt cao, mắc 1 bệnh cấp tính như sản giật, ĐK trong viêm não). PHÂN LOẠI ĐK 19811. Động kinh toàn bộ(có co giật hoặc không):- Động kinh cơn lớn (cơn co-giật)- ĐK cơn vắng ý thức:- điển hình (cơn nhỏ), không điển hình.- ĐK giật cơ toàn khối hai bên (myoclonic).- ĐK cơn trương lực (tonic).- ĐK cơn mất trương lực (atonic, astatic).- ĐK cơn giật (clonic).2. ĐK cục bộ toàn bộ hoá thứ phát. PHÂN LOẠI ĐK 1981 (TIẾP)3. Động kinh cục bộ:• ĐK cục bộ với triệu chứng đơn sơ.• ĐK cục bộ với triệu chứng phức tạp.Các biểu hiện của triệu chứng có thể: Vận động, cảm giác cơ thể, cảm giác đặc biệt, tâm thần, thực vật, tự động (phức tạp).4. Động kinh chưa phân loại được. PHÂN LOẠI ĐK 19891. Động kinh cục bộ: Nguyên phát:• ĐK lành tính ở trẻ em có nhọn trung tâm - thái dương.• ĐK ở trẻ em có kịch phát vùng chẩm. Triệu chứng:• ĐKCB liên tục tiến triển mạn tính ở trẻ em.• HC với phương thức thể hiện đặc hiệu:• ĐK thuỳ thái dương, ĐK thuỳ trán, ĐK thuỳ đỉnh, ĐK thuỳ chẩm. Căn nguyên ẩn PHÂN LOẠI ĐK 1989 (TIẾP)2. Động kinh toàn bộ: Nguyên phát:• Co giật sơ sinh lành tính gia đình.• Co giật sơ sinh lành tính.• ĐK giật cơ lành tính tuổi thơ.• ĐK cơn vắng ở trẻ em.• ĐK cơn vắng thiếu niên.• ĐK giật cơ thiếu niên• ĐK có cơn lúc tỉnh giấc.• ĐK toàn bộ nguyên phát khác.• ĐK với cơn xuất hiện theo cách kích thích. PHÂN LOẠI ĐK 1989 (TIẾP) Căn nguyên ẩn hoặc triệu chứng:• Hội chứng West.• Hội chứng Lennox-Gastaut.• ĐK với cơn giật cơ-mất trương lực.• ĐK với cơn vắng giật cơ. Triệu chứng:• Không có nguyên nhân đặc hiệu:- Bệnh não giật cơ sớm.- Bệnh não động kinh trẻ em.- Các ĐK toàn bộ triệu chứng.• Hội chúng đặc hiệu. PHÂN LOẠI ĐK 1989 (TIẾP)3. ĐK không khẳng định được cục bộ hay toàn bộ:• Cơn động kinh sơ sinh.• ĐK giật cơ tuổi thơ.• ĐK có nhọn-sóng liên tục khi ngủ.• ĐK thất ngôn ở trẻ em.• Các ĐK khác không rõ cục bộ hay toàn bộ4. Hội chứng đặc hiệu:• Cơn liên quan đến một trạng thái đặc biệt:- Co giật do sốt cao.- cơn đơn độc ĐK liên tục đơn độc.• Cơn liên quan đến một kích thích não cấp tính, trực tiếp hoặc gián tiếp, do chuyển hoá hoặc nhiễm độc. CÁC CƠN ĐỘNG KINH1. động kinh cục bộ: ĐKCB đơn thuần:• Cơn quay mặt quay đầu: có mất ý thức/ không, ĐK thuỳ trán.• Cơn ĐK vận động đơn thuần kiểu BJ: co giật nửa người theo trình tự BJ có/ không mất ý thức.• Cơn CB cảm giác: gồm RL cảm giác kiểu BJ, cơn thực vật, cơn giãn đồng tử, cơn xanh tái, cơn vã mồ hôi, thay đổi nhịp tim nhịp thở. Cơn CB phức tạp: cơn tâm thần vận động, cơn thái dương, cơn động tác tự động (nhai, chép miệng, nhổ nước bọt, cơn xoa, cởi quần áo, cơn đi, cơn chạy). Cơn CBPT hầu hết có RL tâm thần, đôi khi mất ý thức thường gọi là cơn ĐK thái dương. Cơn ĐKCB toàn bộ hoá: ban đầu cơn cục bộ sau chuyển thành toàn bộ hoá biểu hiện cơn giật cơ, cơn cứng giật cơ, cơn trương lực. CÁC CƠN ĐỘNG KINH2. động kinh toàn thể: là quá trình bệnh lý xâm phạm một lúc cả 2 bán cầu. LS, EEG.Cơn lớn Grand Mal (tonic-clonic seizures): đây là thể nặng nhất của ĐKTT, bắt đầu bằng mất ý thức đột ngột, co cứng - co giật - hồi phục, BN từ từ tỉnh lại.Cơn nhỏ Petit Mal Absences (cơn vắng ý thức): BN đột ngột mấy ý thức, đôi khi nhãn cầu đảo lên trên, ngừng đột ngột các hoạt động đang làm (ngừng ăn, nói, viết, rơi bát đũa, bút..) trong thời gian này mất tiếp ngoại 30 giây tiếp tục công việc đang làm dở. Khi có mất ý thức kèm co giật một nhóm cơ nào đó, mất trương lực, 1 nhóm cơ nhỏ, động tác tự động, chép miệng, chặc lưỡi, cơn xoa, vã mồ hôi... Vắng ý thức phối hợp. CÁC CƠN ĐỘNG KINHCơn giật cơ (Myoclonic seizures): BN mất ý thức, giật cơ thành từng nhịp, khoảng 1 phút, hay gặp ở trẻ em. EEG: đa gai/ gai châm đồng thì 2 bc ưu thế vùng trán.Cơn co cứng cơ (tonic seizure): BN mất ý thức, cơ co cứng, uốn cong người ra sau oặc sang bên khoảng 1 phút. EEG: kịch phát nhọn nhanh đồng thì 2 bc.Cơn mất trư ...