Danh mục

Phân tích 2 câu kết trong bài thơ Thương vợ

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 83.58 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai câu kết trong bài thơ Thương vợ là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mình vậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi. Để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Phân tích 2 câu kết trong bài thơ Thương vợ" dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích 2 câu kết trong bài thơ Thương vợVĂN MẪU LỚP 11PHÂN TÍCH HAI CÂU KẾT TRONG BÀI THƯƠNG VỢAi cũng biết hai câu kết trong bài Thương vợ là Trần Tế Xương mượn lời bà Túđể chửi đời và chửi mình . Chính cái thời buổi nhố nhăng dở tây dở ta lúc bấy giờ đãbuộc một người giỏi thơ phú văn chương như ông phải lận đận ở chốn trường thi . “ Thikhông ăn ớt thế mà cay “ “ Đau quá đòn hằn rát hơn lửa bỏng “ “ Đệ nhất buồn là cáihỏng thi” ...Vì hỏng thi liên tục nên Tú Xương không thể đỡ đần san sẻ cái gánh nặng giađình với vợ . Ông đành để một mình bà “ nuôi đủ năm con với một chồng “ . Ông chửicái vô tích sự của mình . Nhưng chỉ dừng lại ở đó tôi e chúng ta chưa hiểu hết Tú Xươngvà nỗi niềm thương vợ của ông .Tú Xương không chỉ thương cái vất vả lam lũ của bà Tú “ lặn lội thân cò “ “ eosèo mặt nước “ ... mà còn sự hút hẫng trong đời sống tình cảm của bà . Phải thành thựcđến mức nào phải thấu hiểu nỗi niềm bà Tú đến mức nào nhà thơ mới hạ được hai câuđộc chiêu đến như vậy . Sức nặng của bài thơ ở hai câu kết này . Với bà Tú mọi vất vảkhó khăn trong việc buôn bán làm ăn bà đều chấp nhận . Cả việc nuôi chồng nuôi con bàcũng “ âu đành phận “ . Bà không than phiền trách cứ gì ông . Hơn ai hết bà biết chồngmình đang phải lo sôi kinh nấu sử thi thố với người . Nếu ông Tú có lúc nào đó hờ hữngvới bà thì chắc bà cũng thông cảm cũng bỏ qua . Điều mà nhà thơ ân hận nhất day dứtnhất cắn rứt lương tâm nhất phải chăng là ông tự cảm thấy có khi có lúc mình quả hờhững với vợ thật . Ông vốn là người phóng túng và đa tình . Chính ông đã từng “ đi hátmất ô “ chính ông đã từng buông những lời nửa đùa nửa thật :“ Chỉ e rày gió mai mưaLấy gì đi sớm về trưa với tình “ .Chính ông đã từng nhắn với người được ông dùng áo bông che đầu khi trời đổmưa :“ Ai ơi có nhớ ai khôngTrời mưa một chiếc áo bông che đầuNào ai có tiếc ai đâuÁo bông ai ướt khăn đầu ai khô”.Bởi vì thế mà ông tự thấy mình ít nhiều hờ hững với bà Tú . Hờ hững với người “lặn lội thân cò “ “ eo sèo mặt nước “ để nuôi con và nuôi cả chính mình . Sự hờ hững ấythật là đáng trách . Tú Xương thành thật thấy mình có lỗi với bà . Càng tự trách mình baonhiêu ông càng cảm thấy thương vợ bấy nhiêu . Nhà thơ hiểu rằng cái sự hờ hững ấy củaông đã làm cho bà Tú bao đêm trằn trọc thao thức đau khổ . Nếu bà Tú có bực có chửicũng là điều tất nhiên Ông cha từng nói ” ớt nào mà ớt chẳng cay gái nào mà giá chẳnghay ghen chồng “. Trước đây nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng chửi:“ Chém cha cái kiếp lấy chồng chungNăm thì nười hoạ hay chăng chớMột tháng đôi lần có cũng không ...” .Chính sự hờ hững này mà ông Tú cảm thấy mình ăn ở bạc với bà . Người ta đầutắt mặt tối để nuôi mình nuôi con mà mình lại vẩn vơ tơ tưởng đến người khác là ăn ở bạcchứ còn gì nữa ! Cái vô tích sự không giúp được gì cho vợ vì phải lo dùi mài đèn sáchchưa hẳn đã là ăn ở bạc . Ăn ở bạc ở đây chính là sự bạc tình bạc nghĩa . Tú Xương tựcảm thấy mình là kẻ đáng chê trách đáng phê phán .Thời Tú Xương chuyện đàn ông năm thê bảy thiếp đang còn là chuyện bìnhthường . Huống gì nhà thơ lại là người phóng túng và đa tình . Việc ông làm thơ tặng aiđó cũng là chuyện thường thấy ở không ít các nhà thơ từ xưa đến nay. Tiên sinh Tản Đàcòn làm thơ tặng những người tình nhân không quen biết làm thơ trêu ghẹo cả chị Hằngvà thao thức bởi người đàn bà đi chung một chuyến tàu “ ai về để nhớ để sầu cho ai “.Nhưng có lẽ chỉ có Tú Xương là thành thật thú nhận sự hờ hững của mình đối với vợ.Theo tôi từ “hờ hững” là từ đắt nhất trong toàn bộ bài thơ vì nó chứa đựng rất nhiều ẩn ý.Hiểu được nhu cầu tình cảm hết sức chính đáng của bà Tú nói riêng và phụ nữ nói chunglà một khía cạnh của giá trị nhân văn. “ Có chồng hờ hững cũng như không” đâu chỉ làtiếng lòng của bà Tú mà đó cũng là tiếng lòng của tất cả những người phụ nữ trên thếgían này. “Có chồng hờ hững cũng như không” cũng là lời cảnh báo của Tú Xương đếntất cả những đức ông chồng đa tình và lãng tử như ông : Hãy quan tâm đến đời sống tìnhcảm của phụ nữ ! Đó vừa là thông điệp vừa là một trong những bí quyết hết sức quantrọng để giữ vững hạnh phúc gia đình .

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: