![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Phan Châu Trinh đã thể hiện một tầm nhìn xa rộng và những suy nghĩ sắc sảo khi vạch ra thực trạng cùng giải pháp truyền bá luân lí xã hội chủ nghĩa, gây dựng tinh thần đoàn kết để tiến đến sự nghiệp giành tự do độc lập cho dân tộc Việt Nam. Những điều Phan Châu Trinh nói về việc xây dựng nền luân lí xã hội cho đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự nhất định. Nó nhắc nhở mọi người hãy nêu cao tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, vì tương lai tốt đẹp của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích bài về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu TrinhVĂN MẪU LỚP 11 CẢM NHẬN VỀ TẦM NHÌN VÀ TẤM LÒNG CỦA PHAN CHÂU TRINH QUA ĐOẠN TRÍCH VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA BÀI MẪU SỐ 1: I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Phan Châu Trinh không chỉ là một người giàu lòng yêu nước mà còn là người thành công trong sáng tác văn chương. Ông luôn có ý thức dừng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, về đồng bào; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ. – Về luận lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích tiêu biểu trong phần ba của bài Đạo đức và luận lí Đông Tây được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19 – 11 – 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). – Phân tích đoạn trích, chúng ta sẽ thấy được tấm lòng và tầm nhìn của nhà yêu nước Phan Châu Trinh. II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Một vài nét về hoàn cảnh ra đời của bài viết Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và yếu kém ở mọi mặt. Thực dân Pháp đã đặt ra chính sách “ngu dân” như đầu độc dân ta bằng rượu, cồn, thuốc phiện. Chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học… Chính vì vậy mà nước ta ngày càng nghèo nàn, dân ta ngàv càng lạc hậu. Trong bối cảnh đó, nhiều người con ưu tú của dân tộc đã có tư tưởng tiến bộ, nhằm cách tân đất nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc,… Những người con ưu tú này đều sử dụng văn chương để tuyên truyền, phổ biến, thế hiện chủ trương, đường lối cách mạng của mình. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, cụ Phan Châu Trinh đã viết bài Đạo đức và luận lí Đông Tây. Bài viết này được cụ trình bày vào đêm 19 – 11 – 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn. Về luận lí xã hội ở nước ta là đoạn trích tiêu biểu được trích trong bài viết này. 2. Tầm nhìn xa trông rộng của cụ Phan Châu Trinh Nội dung đoạn trích có ba phần rất mạch lạc, rõ ràng: Phần một khẳng định nước ta chưa có luân lý xã hội. Phần hai, tác giả khẳng định bên châu Âu luận lí xã hội đã phát triển, họ có ý thức đoàn kết. Còn ở Việt Nam bọn vua quan không muốn dân ta có tinh thần đoàn thể mà dân càng nô lệ thì chúng càng dễ bề cai trị, bóc lột. Phần ba khẳng định Việt Nam muốn được tự do độc lập thì trước hết phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa, phải có đoàn thể để lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau. Qua ba nội dung thể hiện ở ba phần trong đoạn trích ta thấy, cụ Phan Châu Trinh là người có tầm nhìn xa, trông rộng và có tấm lòng yêu nước thiết tha. a) Tầm nhìn xa trông rộng của cụ Phan Châu Trinh thể hiện ở lời khẳng định: Việt Nam chưa có luân lí xã hội. - Cụ Phan Châu Trinh đã chọn cách đặt vấn đề thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh cho người nghe. Bởi vì, đối tượng diễn thuyết của cụ Phan Châu Trinh trước hết là những người trực tiếp đi nghe cụ diễn thuyết tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn vào đêm 19 – 11 – 1925, sau đó mới là toàn thể đồng bào trong cả nước. Cách đặt vấn đề như thế vừa ngắn gọn, vừa dễ hiểu, vừa sắc sảo. - Tác giả nhấn mạnh: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”. Để tránh những luận điệu xuyên tạc, tác giả đã lí giải rất rõ ràng “Một tiếng bè bạn không thể thay cho luân lí xã hội được”. - Tiếp theo, tác giả lại nói thêm: “ Hai chữ thiên hạ tức là xã hội”. Đồng thời, tác giả đã phê phán những kẻ học ra làm quan võ vẽ nhắc đến hai chữ thiên hạ trở thành trò cười cho những người có học vấn sâu rộng. b) Tầm nhìn xa trông rộng cua cụ Phan Châu Trinh thể hiện ở việc cụ nhận rõ luân lí xã hội bên châu Âu phát triển mạnh mẽ và mối quan hệ mật thiết giữa truyền bá xã hội chủ nghĩa. Cụ đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng xác đáng về luân lí xã hội của châu Âu: “Xã hội chủ nghĩa bên châu Âu rất thịnh hành” và phát triển rộng rãi. Người ta làm được điều đó vì “người ta có đoàn thể, có công đức” nghĩa là họ ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác. Tác giả lấy ví dụ ở nước Pháp “Mỗi khi người có quyền thể hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà để nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới thôi”. Như vậy, người châu Âu đã thấy được sức mạnh của sự đoàn kết và họ biết đoàn kết để bảo vệ quyền lợi chung. Tác giả thế hiện sự ngưỡng mộ của mình trước lối sống của người châu Âu. c) Tầm nhìn xa trông rộng của cụ Phan Châu Trinh thể hiện ở việc cụ đã chỉ ra nguyên nhân nước ta nghèo nàn, dân ta lạc hậu, không có xã hội chủ nghĩa. – Cụ Phan Châu Trinh đã khẳng định ông cha ta ngày xưa đã thấy được tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết “Không ai bẻ đũa cả nắm”, “Nhiều tay làm nên bộp”. Và đúng như vậy, sức mạnh đoàn kết đã giúp ông cha ta chiến thắng bao giặc ngoại xâm. – Tiếp theo, cụ Phan Châu Trinh đã chỉ ra nguyên nhân nước ta nghèo nàn, dân ta lạc hậu, không biết đoàn thể, không trọng công ích là do “ba bốn trăm năm trở lại đây”, bọn vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân. Bọn học trò thì “ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối, nịnh hót, chỉ biết có vua mà chẳng biết có dân”. Tất cả bọn chúng vì muốn giữ túi tham của mình mà phá tan tành đoàn thể của quốc dân…. - Không những thế, quan niệm “Một người làm quan một nhà có phúc” đã ăn sâu trong suy nghĩ của bọn “thượng lưu” nên “ai chết mặc ai” miễn sao bản thân mình, gia đình mình, họ hàng mình giàu có là được. Ngoài bọn vua quan đục khoét nhân dân thì những kẻ ở vườn mua quan bán tước cũng là nguyên nhân làm cho đạo đức và luân lí của nước ta, xã hội chủ nghĩa ở nước ta không có. -> Bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể sinh động, cụ Phan Châu Trinh đã cho ta thấy chế độ vua quan chuyên chế thật xấu xa, tồi tệ. Còn gì sắc sảo và sâu cay hơn khi cụ đã khẳng định một cách mỉa mai: “Những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn một tiếng chỉ đúng hơn một lũ ăn cướp có giấy phép vậy”. 3. Tấm lòng ...