Danh mục

Phân tích bức tranh tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.63 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Tràng giang" là bức tranh thiên nhiên trời nước bao la, mênh mang đến rợn ngợp. Dẫu rất gợi, rất đẹp nhưng cũng không tránh khỏi nỗi buồn tủi cô đơn nhuốm từ điệu sầu tận đáy hồn thi sĩ. Dể hiểu rõ về bức tranh mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu "Phân tích bức tranh tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận" dưới đây.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích bức tranh tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang của Huy CậnVĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN BÀI MẪU SỐ 1: Huy Cận bước vào thi đàn bằng tâm hồn đa cảm, đa sầu ; bằng nỗi khắc khoải không gian “hoá thân của thiên đường, của sự hoà đồng nguyên thủy thuở xưa” (Đỗ Lai Thúy). Nhà thơ của “một chiếc linh hồn nhỏ - Mang mang thiên cổ sầu” ấy đã dâng tặng cho đời tập thơ Lửa thiêng (1940) - ngọn lửa của tâm linh thơ, của “niềm tin vào lương tri con người” (Hà Minh Đức). Ta thoáng thấy trong bản ngậm ngùi dài ấy bóng dáng xưa của ngọn nguồn dân tộc, nhịp sầu buồn của vũ trụ nhân gian và cả điệu buồn mênh mang của thiên nhiên cảnh sắc. Thiên nhiên trong "Tràng giang" của Huy Cận vì thế, dẫu rất gợi, rất đẹp nhưng cũng không tránh khỏi nỗi buồn tủi cô đơn nhuốm từ điệu sầu tận đáy hồn thi sĩ. Huy Cận là một nhà thơ luôn băn khoăn đi tìm tín hiệu vũ trụ. Không phải ngẫu nhiên, bàn về bài thơ này, Xuân Diệu viết: “ Cảm giác nổi trội nhất của ta là cảm giác không gian”. Không gian ấy được trải ra từ mặt sông lên tận chót vót đỉnh trời, không gian được mở ra từ thẳm sâu vũ trụ vào tận thăm thẳm tâm linh con người. Ấy là một thế giới vừa được nhìn bằng sự chiêm nghiệm cổ điển vừa được cảm nhận bằng tâm thế cô đơn của một cái tôi hiện đại, rất đặc trưng cho thơ Mới. Phải chăng vì thế mà "Tràng giang" hiện ra như một bức tranh tạo vật thiên nhiên mênh mang trời nước vừa hoang sơ, vừa cổ kính, trong đó thi sĩ hiện lên như một người lữ thứ đơn độc, lạc loài? "Tràng giang" là bức tranh thiên nhiên trời nước bao la, mênh mang đến rợn ngợp. Ngay cái tên bài thơ đã như một cửa ngõ mở vào cái bao la trời nước ấy. "Tràng giang" gợi ra hình tượng một con sông chảy mênh mang giữa trời và đất. Huy Cận đã rất nghệ thuật khi dùng chữ “ Tràng giang” thay cho chữ “Trường Giang”. Hai âm “ang” đi liền nhau làm tăng them độ rộng, thêm sức dài của dòng sông, tả được sự vô biên vô cùng vô tận của không gian. Và câu đề từ như thêm một lần nữa vén lên bức rèm, bước qua một hành lang mở thông vào vô biên : “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Nhưng dẫu sao những hình ảnh sống động của thế giới ấy chỉ thực sự mở ra với những câu đầu: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Có lẽ cái chất thơ của sông nước đã nhập vào những câu thơ thế này để phô bày vẻ đẹp của nó. Thiên nhiên sông nước êm đềm, vắng lặng gợi niềm hoài cổ. Nếu câu thứ nhất gợi được những vòng sóng đang loang ra, lan xa, bất tận, thì câu thứ hai lại vẽ ra những luồng nước cứ song song, rong ruổi mãi về cuối trời, gây ấn tượng về sự ngút ngàn, khuất lấp. Không gian vừa mở ra bề rộng, vừa vươn theo chiều dài . Hai câu thơ thấp thoáng âm hưởng, nhạc điệu và tứ thơ trong bài Đăng cao của Đỗ Phủ : Vô biện lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận trường giang cổn cổn lai mà vẫn rất Huy Cận, rất Việt Nam. Phải chăng Huy Cận đã gặp gỡ người thơ xưa Đỗ phủ ? Có lẽ họ gặp gỡ nhưng mỗi nhà thơ đều có nét riêng, bởi : "Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung” (Lê - ô - nit Lê - ô - nôp). Cùng đặc tả dòng trường giang, nhưng ở Tràng Giang của Huy Cận, đã có sự khéo léo, vận dụng linh hoạt trong đối ý, đối thanh điệu và những từ láy: điệp điệp, song song, làm cho bài thơ uyển chuyển, tạo được dư ba. Lời thơ ngừng nhưng ý thơ cứ trải ra vào miên man vô tận cuả khôn cùng trời đất. Bức tranh thiên nhiên bao la không chỉ trải ra ở chiều rộng mà còn cả chiều cao, chiều sâu đến vô cùng của cảnh vật : Nắng xuống, trời lên sâu chót vót, Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. “Nắng xuống, trời lên”. Hai động từ ngược hướng “lên”, “xuống” đem lại một cảm giác chuyển động rất rõ rệt. Không gian ba chiều của vũ trụ rộng lớn tỏa ra từ chữ “sâu” và “chót vót”. Huy Cận không dùng chữ “cao”, vì “cao” chỉ gợi không gian hai chiều. “Sâu” là thêm chiều sâu cho đất trời, gợi tả được hồn buồn của vũ trụ và của lòng người. Nhà thơ là nghệ sĩ của ngôn từ. Qua bàn tay biến hoá, người thơ biến những con chữ vô tri trở nên sống động và nhảy múa trên trang giấy. Phải chăng vì thế mà câu thơ dù không có một chữ lạ, vẫn đọng lại sức ám gợi sâu sắc trong người đọc ? Dòng sông, bến đò, cả bầu trời dường như cũng cao hơn đến chất ngất trong thơ Huy Cận : Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa. Bầu trời, mặt đất mênh mang, khôn cùng theo ánh nhìn của con người cô độc. Tạo vật giữa không gian vô cùng, vô tận ấy cũng nhỏ nhoi, cụ thể đến tội nghiệp. Đó chỉ là “con thuyền xuôi mái”, “củi một cành khô”, “cồn nhỏ lơ thơ” giữa lộn xộn, bộn bề : Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng Cảnh vật không chỉ nhỏ bé mà còn chia lìa, tan tác: Thuyền về, nước lại, sầu trăm ngả, Củi một cành khô lạc mấy dòng. Trong cảm thức về không gian, thuyền và nước vốn là hai hình ảnh luôn gắn bó, song hành cùng nhau, vậy mà khi đi vào thơ Huy Cận, tạo vật lại man mác nỗi buồn chia li xa cách. Cành củi khô lạc dòng, không biết dạt về bến bờ nào bởi trăm ngả nướ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: