Danh mục

Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản

Số trang: 13      Loại file: docx      Dung lượng: 21.41 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ... Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính,   mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như  với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ  nợ…Các chỉ  số  tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài   chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để  xem xét khả  năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay… Chỉ số tài chính: Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính,   mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như  với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ  nợ…Các chỉ  số  tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài   chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để  xem xét khả  năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay… Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm   ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như  giúp nhà đầu tư, các chủ  nợ  kiểm  tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu cách tính một vài chỉ số tài chính quan trọng. Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng: 1. Chỉ  số thanh toán: các chỉ  số trong loại này được tính toán và sử  dụng để  quyết định  xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn  hay không? 2. Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế  nào. Trong các chỉ số  của loại này lại được chia ra các chỉ  số  “lợi nhuận hoạt động” và   “hiệu quả  hoạt động”. Các chỉ  số  về  lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể  khả  năng   sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng   tài sản hiệu quả đến mức nào? 3. Chỉ  số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh   liên quan đến sự  thay đổi trong thu nhập ví dụ  như  rủi ro của dòng tiền không  ổn định   qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của   công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ. 4. Chỉ  số tăng trưởng tiềm năng: đây là các chỉ  số  cực kỳ có ý nghĩa với các cổ  đông và  nhà đầu tư  để  xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ  nợ  dự  đoán   được khả  năng trả  nợ  của các khoản nợ  hiện hành và đánh giá các khoản nợ  tăng thêm   nếu có. A. Chỉ số thanh toán: Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio): Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói  chung thì chỉ số này ở mức 2­3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ  gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ  của mình nhưng một chỉ  số  thanh toán   hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh   nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản  của doanh nghiệp là không cao. Công thức tính: Chỉ số thanh toán hiện hành= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio): Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản  cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn  kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của  chúng rất thấp. Chỉ số thanh toán nhanh = (tiền mặt + chứng khoán khả mại + các khoản phải thu)/ nợ ngắn   hạn. Chỉ số tiền mặt: Chỉ số  tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả  mại của doanh nghiệp để  đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì   có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả? Chỉ số tiền mặt = (tiền mặt + chứng khoán khả mại)/ nợ ngắn hạn Chỉ số dòng tiền từ hoạt động: Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ  số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các  nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn  tốt hơn đối với khả  năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ  tài chính ngắn hạn  với tiền mặt có được từ hoạt động Chỉ số dòng tiền hoạt động = dòng tiền hoạt động/ nợ ngắn hạn Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng   đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng  trả  nợ  càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ  số  này vẫn   quá cao thì có thể  doanh nghiệp sẽ  có thể  bị  mất khách hàng vì các khách hàng sẽ  chuyển  sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ  cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và   như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng  năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ  từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức. Vòng quay các khoản phải thu= doanh số  thuần hàng năm/ các khoản phải thu trung  bình Trong đó: các khoản phải thu trung bình = (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm   trước và các khoản phải thu năm nay)/2 Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu: Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số  ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng  số ngày trung bình= 365/ vòng quay các khoản phải thu Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay   hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị  ứ  đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ  ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy   ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: