Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động nông thôn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 182.22 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với nghiên cứu này các tác giả tập trung vào các khía cạnh: chỉ ra những yếu tố tác động đến động lực làm việc nói chung trên cơ sở tâm lí học và kinh tế học lao động. Qua đó lựa chọn và phân tích các nhân tố này một cách định lượng trên một số mẫu nhất định, từ đó đưa ra một số kết luận để tạo cơ sở nâng cao động lực làm việc cho lao động nông thôn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động nông thôn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0022 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 177-184 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Võ Hữu Hòa Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng Tóm tắt. Bài viết này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc (ĐLLV) của lao động nông thôn dựa trên số liệu khảo sát 290 lao động nông thôn của huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng và đều có tác động tích cực đến ĐLLV của lao động nông thôn bao gồm: Thu nhập và phúc lợi trong công việc; Đặc điểm công việc; Cơ hội và khả năng phát triển trong công việc; Điều kiện làm việc và cuối cùng là Trách nhiệm, nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình, dư luận xã hội. Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng những chính sách hỗ trợ, tạo động lực làm việc, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động nông thôn nên dựa trên một phần thực tế quan điểm và điều kiện làm việc của người lao động. Những phân tích từ kết nghiên cứu này tuy với số mẫu chưa đủ bao quát trên phạm vi lãnh thổ rộng nhưng kì vọng sẽ là cơ sở để phân tích sâu và rộng hơn vấn đề động lực làm việc của lao động nông thôn trên cơ sở phân tích định lượng các yếu tố tác động. Từ khóa: Lao động nông thôn, nhân tố, động lực làm việc. 1. Mở đầu Nhận diện và phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động luôn là bài toán khó đối với các nhà quản lí, hoạch định chính sách cũng như các nhà sử dụng lao động. Động lực làm việc là cơ sở quan trọng để thúc đẩy, khuyến khích người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình, từ đó góp phần nâng cao săng suất và hiệu quả lao động. Những khía cạnh liên quan đến động lực làm việc của người lao động đã được nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam với cách tiếp cận từ doanh nghiệp hoặc một số cơ quan hành chính. Tác giả Lê Thị Kim Chi (2002), đi sâu vào làm rõ lí luận về động lực làm việc và vai trò của nó trên cơ sở nhận thức của nhu cầu cá nhân người lao động [3;19]. Xem xét vấn đề động lực làm việc của người lao động ở các doanh nghiệp, nghiên cứu: Tạo động lực cho lao động quản lí trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020 của tác giả Vũ Thị Uyên đã cho thấy với quy mô quản lí trong khuôn khổ các doanh nghiệp, việc tạo động lực để kích thích sự gia tăng làm việc ở người lao động phụ thuộc nhiều vào các nhóm vấn đề về quyền lợi, thu nhập, khả năng phát triển nghề nghiệp và chế độ an sinh xã hội của doanh nghiệp [7]. Nghiên cứu đã hệ thống hóa những lí luận cơ bản về vai trò lao động quản lí trong doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp nhằm tạo động lực cho lao động quản lí trong các doanh nghiệp [7;11]. Những vấn đề này cũng được đề cập và phân tích trong các nghiên cứu Ngày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên hệ: Võ Hữu Hòa, e-mail: vohoadl@gmail.com 177 Võ Hữu Hòa của Mai Anh [1], nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi.[8]. Đối với nước ta, lao động nông thôn đang là một nguồn lực rất lớn cho sự phát triển. Với nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào các khía cạnh: chỉ ra những yếu tố tác động đến động lực làm việc nói chung trên cơ sở tâm lí học và kinh tế học lao động. Qua đó lựa chọn và phân tích các nhân tố này một cách định lượng trên một số mẫu nhất định, từ đó đưa ra một số kết luận để tạo cơ sở nâng cao động lực làm việc cho lao động nông thôn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Động lực làm việc Động lực làm việc là một khái niệm trừu tượng và khó đo lường một cách trực tiếp. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm “Động lực làm việc” do Roussel (2000) và Mai Anh (2011) đề cập, theo đó ĐLLV bao gồm hai yếu tố cấu thành là động lực bên trong và động lực bên ngoài [1,9]. Động lực bên trong có thể được đo bằng 3 tiêu chí như sau: (1)Tôi cố gắng làm việc vì đây là một nhiệm vụ của tôi (nghề nghiệp được đào tạo, tư liệu sản xuất do cha ông để lại. . . ); (2) Tôi cố gắng làm việc vì công việc này giúp tôi có thu nhập để trang trải cho cuộc sống (trách nhiệm với bản thân, gia đình); (3) Tôi cố gắng làm việc vì tôi thấy thích công việc này. Động lực bên ngoài được đo bằng các tiêu chí như sau: (1) Tôi cố gắng làm việc vì người chủ của tôi yêu cầu; (2) Tôi cố gắng làm việc vì các điều kiện làm việc áp đặt; (3) Tôi cố gắng làm việc để thỏa mãn những mong đợi của tôi; (4) Tôi cố gắng làm việc vì mọi người đều phải làm việc (dư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động nông thôn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0022 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 177-184 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Võ Hữu Hòa Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng Tóm tắt. Bài viết này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc (ĐLLV) của lao động nông thôn dựa trên số liệu khảo sát 290 lao động nông thôn của huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng và đều có tác động tích cực đến ĐLLV của lao động nông thôn bao gồm: Thu nhập và phúc lợi trong công việc; Đặc điểm công việc; Cơ hội và khả năng phát triển trong công việc; Điều kiện làm việc và cuối cùng là Trách nhiệm, nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình, dư luận xã hội. Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng những chính sách hỗ trợ, tạo động lực làm việc, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động nông thôn nên dựa trên một phần thực tế quan điểm và điều kiện làm việc của người lao động. Những phân tích từ kết nghiên cứu này tuy với số mẫu chưa đủ bao quát trên phạm vi lãnh thổ rộng nhưng kì vọng sẽ là cơ sở để phân tích sâu và rộng hơn vấn đề động lực làm việc của lao động nông thôn trên cơ sở phân tích định lượng các yếu tố tác động. Từ khóa: Lao động nông thôn, nhân tố, động lực làm việc. 1. Mở đầu Nhận diện và phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động luôn là bài toán khó đối với các nhà quản lí, hoạch định chính sách cũng như các nhà sử dụng lao động. Động lực làm việc là cơ sở quan trọng để thúc đẩy, khuyến khích người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình, từ đó góp phần nâng cao săng suất và hiệu quả lao động. Những khía cạnh liên quan đến động lực làm việc của người lao động đã được nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam với cách tiếp cận từ doanh nghiệp hoặc một số cơ quan hành chính. Tác giả Lê Thị Kim Chi (2002), đi sâu vào làm rõ lí luận về động lực làm việc và vai trò của nó trên cơ sở nhận thức của nhu cầu cá nhân người lao động [3;19]. Xem xét vấn đề động lực làm việc của người lao động ở các doanh nghiệp, nghiên cứu: Tạo động lực cho lao động quản lí trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020 của tác giả Vũ Thị Uyên đã cho thấy với quy mô quản lí trong khuôn khổ các doanh nghiệp, việc tạo động lực để kích thích sự gia tăng làm việc ở người lao động phụ thuộc nhiều vào các nhóm vấn đề về quyền lợi, thu nhập, khả năng phát triển nghề nghiệp và chế độ an sinh xã hội của doanh nghiệp [7]. Nghiên cứu đã hệ thống hóa những lí luận cơ bản về vai trò lao động quản lí trong doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp nhằm tạo động lực cho lao động quản lí trong các doanh nghiệp [7;11]. Những vấn đề này cũng được đề cập và phân tích trong các nghiên cứu Ngày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên hệ: Võ Hữu Hòa, e-mail: vohoadl@gmail.com 177 Võ Hữu Hòa của Mai Anh [1], nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi.[8]. Đối với nước ta, lao động nông thôn đang là một nguồn lực rất lớn cho sự phát triển. Với nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào các khía cạnh: chỉ ra những yếu tố tác động đến động lực làm việc nói chung trên cơ sở tâm lí học và kinh tế học lao động. Qua đó lựa chọn và phân tích các nhân tố này một cách định lượng trên một số mẫu nhất định, từ đó đưa ra một số kết luận để tạo cơ sở nâng cao động lực làm việc cho lao động nông thôn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Động lực làm việc Động lực làm việc là một khái niệm trừu tượng và khó đo lường một cách trực tiếp. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm “Động lực làm việc” do Roussel (2000) và Mai Anh (2011) đề cập, theo đó ĐLLV bao gồm hai yếu tố cấu thành là động lực bên trong và động lực bên ngoài [1,9]. Động lực bên trong có thể được đo bằng 3 tiêu chí như sau: (1)Tôi cố gắng làm việc vì đây là một nhiệm vụ của tôi (nghề nghiệp được đào tạo, tư liệu sản xuất do cha ông để lại. . . ); (2) Tôi cố gắng làm việc vì công việc này giúp tôi có thu nhập để trang trải cho cuộc sống (trách nhiệm với bản thân, gia đình); (3) Tôi cố gắng làm việc vì tôi thấy thích công việc này. Động lực bên ngoài được đo bằng các tiêu chí như sau: (1) Tôi cố gắng làm việc vì người chủ của tôi yêu cầu; (2) Tôi cố gắng làm việc vì các điều kiện làm việc áp đặt; (3) Tôi cố gắng làm việc để thỏa mãn những mong đợi của tôi; (4) Tôi cố gắng làm việc vì mọi người đều phải làm việc (dư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Social sciences Lao động nông thôn Động lực làm việc Dư luận xã hội Điều kiện việc làm Điều kiện làm việc Đánh giá công việcGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 137 0 0
-
153 trang 137 0 0
-
8 trang 133 0 0
-
25 trang 96 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại Bưu chính Viễn thông VNPT Bình Dương
55 trang 93 0 0 -
35 trang 88 0 0
-
12 trang 74 0 0
-
Bài giảng Kỹ năng lãnh đạo và quản lý: Tạo động lực làm việc cho nhân viên - PGS. TS. Trần Văn Bình
43 trang 65 1 0 -
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
5 trang 63 0 0 -
9 trang 62 0 0