Phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê: Tiếp cận bằng mô hình trọng lực
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 466.73 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của bài viết này là đánh giá tác động của một số yếu tố như GDP bình quân, tỷ giá, quy mô dân số, độ mở thương mại, thuế nhập khẩu, tham nhũng, tham gia hiệp định thương mại đến kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cà phê Việt Nam (VN). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng, thu thập theo năm trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2019 của 20 quốc gia nhập khẩu cà phê VN, mô hình phân tích thực nghiệm được phát triển từ mô hình trọng lực (Gravity model).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê: Tiếp cận bằng mô hình trọng lực PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ: TIẾP CẬN BẰNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC Nguyễn Thị Hoài Đan* Nguyễn Thị Hương Quỳnh* Đặng Thị Nhã Trúc* Trần Thị Hạ Vy* TS Nguyễn Quyết* TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết này là đánh giá tác động của một số yếu tố như GDP bình quân, tỷ giá, quy mô dân số, độ mở thương mại, thuế nhập khẩu, tham nhũng, tham gia hiệp định thương mại đến kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cà phê Việt Nam (VN). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng, thu thập theo năm trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2019 của 20 quốc gia nhập khẩu cà phê VN, mô hình phân tích thực nghiệm được phát triển từ mô hình trọng lực (Gravity model). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng GDP bình quân tác động tích cực đến KNXK cà phê của VN (Cùng dấu dương). Bên cạnh đó, sự tham gia các hiệp định thương mại, ưu đãi thuế quan đối với cà phê cũng là những dấu hiệu khả quan cho KNXK cà phê VN. Ngược lại, trong phạm vi nghiên cứu này cho thấy những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến KNXK cà phê như biến động tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại và tham nhũng. Từ khóa: Mô hình trọng lực, cà phê VN, dữ liệu bảng cân bằng. 1. Giới thiệu VN là quốc gia có lợi thế về nông nghiệp, một số sản phẩm có thế mạnh như gạo, hạt điều, tiêu và đặc biệt là cà phê. Trong nhiều năm qua, cà phê chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng GDP (3% GDP cả nước) và khoảng 15% tổng xuất khẩu nông sản. Theo GSO (2020), VN là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê sau Brazil. Thị phần xuất khẩu cà phê nhân chiếm khoảng 14,2% thị phần thế giới, các sản phẩm cà phê rang xay và hòa toan chiếm khoảng 9,1% thị phần, đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ xếp hạng thứ 5 sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn độ. Gần đây, VN đã đạt được một số thảo thuận các hiệp định FTA đã tạo nhiều cơ hội cho ngành cà phê thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế (Trung tâm thương mại quốc tế, 2020). Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 212 - Trong thời gian qua, xuất khẩu cà phê VN đã có những thuận lợi nhất định, tuy nhiên tình hình thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid-19 làm thay đổi cơ bản hành vi người tiêu dùng, kênh phân phối bị đứt gãy, chính sách nhập khẩu của các quốc gia sẽ thay đổi theo. Những biến động tiêu cực trên thị trường thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến KNXK cà phê VN. Mặt khác, nền kinh tế toàn cầu đã làm gia tăng tính cạnh tranh giữa các công ty, các quốc gia trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là xuất khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNXK là rất quan trọng đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ và các nhà hoạch định chính sách khi đánh giá, xem xét ra quyết định trong nền kinh tế toàn cầu. Với những lý do nêu trên, nghiên cứu các yếu tố tác động đến KNXK cà phê là điều cần thiết trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Mục tiêu của bài viết này là đánh giá ảnh hưởng một số yếu tố đến KNXK cà phê VN. Qua đó, trên cơ sở những bằng chứng thực nghiệm, bài viết gợi ý những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện KNXK cà phê trong thời gian tới. Để đạt được các mục tiêu như trên, cấu trúc của bài viết được trình bày như sau: (i) Giới thiệu, (ii) Tổng quan cơ sở lý thuyết, (iii) Mô tả về phương pháp nghiên cứu, (iv) Kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, (v) Kết luận hàm ý chính sách. 2. Tổng quan lý thuyết 2.1. Lý thuyết cổ điển Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối (Adam Smith, 1776) cho rằng nếu các quốc gia chuyên môn hóa và xuất khẩu hàng hóa với giá rẻ, có mức chi phí thấp hơn chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Bản chất của lý thuyết này là giải thích ý nghĩa của việc chuyên môn hóa, phân công lao động trong việc sản xuất hàng hóa tạo ra lợi thế của mỗi quốc gia. Đối lập với lý thuyết này, Ricardo (1817) lập luận rằng các quốc gia có lợi hơn khi chi phí cơ hội thấp hơn (lợi thế so sánh) trong sản xuất hàng hóa để chuyên môn hóa và xuất khẩu, trong khi nước nhập khẩu hàng hóa sẽ có lợi khi nhập khẩu hàng hóa đòi hỏi chi phí cơ hội cao hơn (bất lợi so sánh). Hàm ý của lý thuyết Ricardo giải thích rằng một quốc gia kém hiệu quả hơn những quốc gia khác cũng có thể tham gia vào thương mại quốc tế. Qua đó, những quốc gia kém hiệu quả sẽ phát huy những lợi thế của quốc gia mình và tận dụng lợi thế của những quốc gia khác trong phát triển kinh tế. Theo Heckscher (1919); Ohlin (1924) đề xuất rằng các quốc gia nên chuyên môn hóa và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sử dụng yếu tố sản xuất tương đối dồi dào, rẻ hơn (lao động, vốn) và chỉ nhập khẩu những hàng hóa mà nó đắt hơn, kém phong phú hơn và có tính khan hiếm. Lý thuyết này cho rằng sự khác biệt tương đối về yếu tố ưu đãi của các quốc gia dẫn đến sự khác biệt trong chi phí quốc tế và do đó tạo cơ sở cho thương mại giữa các khu vực. Ở một khía cạnh khác, Michael Porter (1990) cho rằng những lợi thế trong thương mại quốc tế giữa các quốc gia thường quan tâm đến một số tiêu chí mang tính cạnh tranh như môi trường kinh doanh, thể chế, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ và những phát minh sáng chế. - 213 2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm Cho đến nay, chủ đề phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đã thu hút nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Yusuf, H. A., et al (2018) ứng dụng mô hình trọng lực cùng phương pháp ước lượng Poisson-Maximum để xem xét ảnh hưởng của hàng xuất khẩu của Malaysia sang Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), sử dụng dữ liệu từ năm 1985-2015. Nghiên cứu kết luận rằng khoảng cách địa lý, GDP ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê: Tiếp cận bằng mô hình trọng lực PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ: TIẾP CẬN BẰNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC Nguyễn Thị Hoài Đan* Nguyễn Thị Hương Quỳnh* Đặng Thị Nhã Trúc* Trần Thị Hạ Vy* TS Nguyễn Quyết* TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết này là đánh giá tác động của một số yếu tố như GDP bình quân, tỷ giá, quy mô dân số, độ mở thương mại, thuế nhập khẩu, tham nhũng, tham gia hiệp định thương mại đến kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cà phê Việt Nam (VN). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng, thu thập theo năm trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2019 của 20 quốc gia nhập khẩu cà phê VN, mô hình phân tích thực nghiệm được phát triển từ mô hình trọng lực (Gravity model). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng GDP bình quân tác động tích cực đến KNXK cà phê của VN (Cùng dấu dương). Bên cạnh đó, sự tham gia các hiệp định thương mại, ưu đãi thuế quan đối với cà phê cũng là những dấu hiệu khả quan cho KNXK cà phê VN. Ngược lại, trong phạm vi nghiên cứu này cho thấy những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến KNXK cà phê như biến động tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại và tham nhũng. Từ khóa: Mô hình trọng lực, cà phê VN, dữ liệu bảng cân bằng. 1. Giới thiệu VN là quốc gia có lợi thế về nông nghiệp, một số sản phẩm có thế mạnh như gạo, hạt điều, tiêu và đặc biệt là cà phê. Trong nhiều năm qua, cà phê chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng GDP (3% GDP cả nước) và khoảng 15% tổng xuất khẩu nông sản. Theo GSO (2020), VN là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê sau Brazil. Thị phần xuất khẩu cà phê nhân chiếm khoảng 14,2% thị phần thế giới, các sản phẩm cà phê rang xay và hòa toan chiếm khoảng 9,1% thị phần, đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ xếp hạng thứ 5 sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn độ. Gần đây, VN đã đạt được một số thảo thuận các hiệp định FTA đã tạo nhiều cơ hội cho ngành cà phê thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế (Trung tâm thương mại quốc tế, 2020). Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 212 - Trong thời gian qua, xuất khẩu cà phê VN đã có những thuận lợi nhất định, tuy nhiên tình hình thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid-19 làm thay đổi cơ bản hành vi người tiêu dùng, kênh phân phối bị đứt gãy, chính sách nhập khẩu của các quốc gia sẽ thay đổi theo. Những biến động tiêu cực trên thị trường thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến KNXK cà phê VN. Mặt khác, nền kinh tế toàn cầu đã làm gia tăng tính cạnh tranh giữa các công ty, các quốc gia trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là xuất khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNXK là rất quan trọng đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ và các nhà hoạch định chính sách khi đánh giá, xem xét ra quyết định trong nền kinh tế toàn cầu. Với những lý do nêu trên, nghiên cứu các yếu tố tác động đến KNXK cà phê là điều cần thiết trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Mục tiêu của bài viết này là đánh giá ảnh hưởng một số yếu tố đến KNXK cà phê VN. Qua đó, trên cơ sở những bằng chứng thực nghiệm, bài viết gợi ý những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện KNXK cà phê trong thời gian tới. Để đạt được các mục tiêu như trên, cấu trúc của bài viết được trình bày như sau: (i) Giới thiệu, (ii) Tổng quan cơ sở lý thuyết, (iii) Mô tả về phương pháp nghiên cứu, (iv) Kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, (v) Kết luận hàm ý chính sách. 2. Tổng quan lý thuyết 2.1. Lý thuyết cổ điển Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối (Adam Smith, 1776) cho rằng nếu các quốc gia chuyên môn hóa và xuất khẩu hàng hóa với giá rẻ, có mức chi phí thấp hơn chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Bản chất của lý thuyết này là giải thích ý nghĩa của việc chuyên môn hóa, phân công lao động trong việc sản xuất hàng hóa tạo ra lợi thế của mỗi quốc gia. Đối lập với lý thuyết này, Ricardo (1817) lập luận rằng các quốc gia có lợi hơn khi chi phí cơ hội thấp hơn (lợi thế so sánh) trong sản xuất hàng hóa để chuyên môn hóa và xuất khẩu, trong khi nước nhập khẩu hàng hóa sẽ có lợi khi nhập khẩu hàng hóa đòi hỏi chi phí cơ hội cao hơn (bất lợi so sánh). Hàm ý của lý thuyết Ricardo giải thích rằng một quốc gia kém hiệu quả hơn những quốc gia khác cũng có thể tham gia vào thương mại quốc tế. Qua đó, những quốc gia kém hiệu quả sẽ phát huy những lợi thế của quốc gia mình và tận dụng lợi thế của những quốc gia khác trong phát triển kinh tế. Theo Heckscher (1919); Ohlin (1924) đề xuất rằng các quốc gia nên chuyên môn hóa và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sử dụng yếu tố sản xuất tương đối dồi dào, rẻ hơn (lao động, vốn) và chỉ nhập khẩu những hàng hóa mà nó đắt hơn, kém phong phú hơn và có tính khan hiếm. Lý thuyết này cho rằng sự khác biệt tương đối về yếu tố ưu đãi của các quốc gia dẫn đến sự khác biệt trong chi phí quốc tế và do đó tạo cơ sở cho thương mại giữa các khu vực. Ở một khía cạnh khác, Michael Porter (1990) cho rằng những lợi thế trong thương mại quốc tế giữa các quốc gia thường quan tâm đến một số tiêu chí mang tính cạnh tranh như môi trường kinh doanh, thể chế, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ và những phát minh sáng chế. - 213 2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm Cho đến nay, chủ đề phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đã thu hút nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Yusuf, H. A., et al (2018) ứng dụng mô hình trọng lực cùng phương pháp ước lượng Poisson-Maximum để xem xét ảnh hưởng của hàng xuất khẩu của Malaysia sang Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), sử dụng dữ liệu từ năm 1985-2015. Nghiên cứu kết luận rằng khoảng cách địa lý, GDP ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kim ngạch xuất khẩu cà phê Xuất khẩu cà phê Mô hình trọng lực Dữ liệu bảng cân bằng GDP bình quânGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Chiến luợc thâm nhập thị trường Mỹ của cà phê Trung Nguyên
25 trang 30 0 0 -
Ảnh hưởng của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 30 0 0 -
78 trang 28 0 0
-
49 trang 28 0 0
-
Thực tiễn sử dụng hợp đồng cà phê Châu Âu và lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam
9 trang 28 0 0 -
Tác động của các biện pháp phi thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam
15 trang 23 0 0 -
Đề án 'Giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam
39 trang 22 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2030
11 trang 21 0 0 -
Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam
8 trang 20 0 0 -
Sổ tay Hướng dẫn tiếp cận thị trường châu Âu cho nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam
20 trang 19 0 0