PHÂN TÍCH CẢM HỨNG TRONG BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN ĐÌNH THI
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 166.09 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phân tích đề: - Nội dung: cảm hứng về đất nước của Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đất nước. - Thể loại: Phân tích một tác phẩm trọn vẹn theo một chủ đề đã được định hướng. Tác phẩm ở đây là thơ trữ tình, vì thế khi phân tích cần hiểu rõ đặc trưng thể loại, chú trọng làm nổi bật cảm xúc, tình cảm, tư tưởng của tác giả. - Phạm vi: Tuy chỉ yêu cầu phân tích bài thơ của Nguyễn Đình Thi, nhưng cần so sánh liên hệ với các bài thơ khác, nhất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH CẢM HỨNG TRONG BÀI THƠ "ĐẤT NƯỚC" - NGUYỄN ĐÌNH THI PHÂN TÍCH CẢM HỨNG TRONG BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN ĐÌNH THI Phân tích đề: - Nội dung: cảm hứng về đất nước của Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đấtnước. - Thể loại: Phân tích một tác phẩm trọn vẹn theo một chủ đề đã được địnhhướng. Tác phẩm ở đây là thơ trữ tình, vì thế khi phân tích cần hiểu rõ đặc trưng thểloại, chú trọng làm nổi bật cảm xúc, tình cảm, tư tưởng của tác giả. - Phạm vi: Tuy chỉ yêu cầu phân tích bài thơ của Nguyễn Đình Thi, nhưng cầnso sánh liên hệ với các bài thơ khác, nhất là những bài thơ cùng viết về đề tài đất nướctrước và sau nó (ví dụ: Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của NguyễnKhoa Điềm…) để thấy vẻ đẹp riêng của tác phẩm. Gợi ý phân tích: 1. Hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để phân tích - Đất nước là bài thơ ngắn (49 dòng ) nhưng lại được sáng tác trong thời giandài (1948- 1955) - Tiền thân là bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (đăng báo Văn nghệ số6, tháng 10 và 11/1948) và bài Đêm mít tinh (Văn nghệ Xuân 1949). Cả hai bài thơđều được viết tại Việt Bắc, trong tâm trạng nhớ về Hà Nội của tác giả. - Phần đầu từ Sáng mát trong… Trong biếc nói cười thiết tha được lấy từ bàithơ thứ nhất. Kế đến nối vào đoạn cuối bài thơ thứ hai và cả ý của bài đầu cho đến :Những buổi ngày xưa vọng nói về. Đoạn từ Ôi cánh đồng quê… cho đến hết bài đượcNguyễn Đình Thi viết vào năm 1955 Như vậy, bài thơ hình thành từ ba mảnh khác nhau, trong thời gian dài, nhưngvẫn là tác phẩm hoàn chình, liền mạch, nhất quán nhờ kết nối bởi mạnh cảm xúc vềđất nước. 2. Lưu ý về kết cấu Đất nước là bài thơ có kết cấu độc đáo - Nhà thơ đưa người đọc vào thế giới cảm xúc của mình theo lối hứng của cadao, dân ca. Khởi đầu là cảm xúc về một sáng mùa thu, mùa thu thiên nhiên, đất trời,gợi nhớ về mùa thu đã xa của Hà Nội. Rồi từ mùa thu thiên nhiên, đất trời, gợi nhớ vềmùa thu của đất nước, mùa thu của cách mạng với niềm xúc động đầy tự hào đượclàm chủ đất nước. Và, từ đó lại nghĩ về đất nước trong chiến tranh, giải phóng, vềnhững con người từ trong đau thương căm hờn đứng lên chiến đấu - những anh hùngquần chúng. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh mang tính biểu tượng về sự vươn mình vĩđại của đất nước và con người Việt Nam trong thời đại mới. - Sự vận động của tư tưởng - cảm xúc của bài thơ phát triển theo hướng cảmnhận và suy ngẫm của tác giả về đất nước. Bởi vậy: + Phần sau của bài thơ có nhiều hình ảnh khái quát, hình ảnh mang tính biểutượng hoặc hình ảnh hiện thực nhưng đã được mở rộng ý nghĩa theo hướng khái quát. + Sự chuyển biến của nhịp điệu, âm hưởng theo dòng cảm xúc : Từ nhịp chậmvới những âm cao và trong => trầm xuống khi lắng nghe mạch sống bất diệt của đấtnước => dồn dập, cuộn sôi, tuôn chảy => hào sảng, bừng sáng. 3. Những nội dung chính cần phân tích - Cảm hứng của bài thơ: Như tựa đề, cảm hứng của bài thơ là cảm hứng về giang sơn, gấm vóc, cảmhứng về đất nước, Tổ quốc. Cảm hứng đó xuyên suốt bài thơ, là mạch ngầm kết nốitừng mảng tưởng như rời rạc trong tác phẩm, tạo thành hình tượng thơ thống nhất. Dođó, khi phân tích phải luôn tập trung vào chủ đề này. - Khổ thơ đầu: Hoài niệm tươi sáng về mùa thu nay. Đây cũng là cảm hứng về một đất nướcđổi mới, cảm hứng đầy chất tự hào của người làm chủ. Phát hiện mới mẻ của NguyễnĐình Thi ở đây là mối quan hệ về đất nước trong truyền thống – đất nước ở hiện tại - Phần còn lại của bài thơ: Tác giả tập trung thể hiện những cảm xúc và suy ngẫm của mình về đất nước từđau thương trong chiến tranh đã trỗi dậy mạnh mẽ, ngời sáng. - Đánh giá chung: Đất nước là bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của nền thơ Việt Nam khángchiến. Thành công lớn nhất của tác giả là đã thể hiện những tình cảm chân thực, xúcđộng của mình về đất nước Bài tham khảo Tiếng thơ hào sảng về đất nước Xưa nay, nhiều bài thơ hay lại được nhà thơ viết rất nhanh, có vẻ như “xuấtthần”. Trái lại, có những bài thơ được nung nấu kỹ lưỡng khi hoàn thành chưa hẳnlàm ưng ý tác giả, nhất là về cảm xúc, sự xộc xệch trong kết cấu… Đất nước củaNguyễn Đình Thi có lẽ là trường hợp ngoại lệ. Nó được thai nghén từ những năm đầucủa cuộc kháng chiến chống Pháp (năm 1948,1949) và hoàn thành khi cuộc khángchiến ấy đã kết thúc (năm 1955). Dĩ nhiên, đó phải là thành công của nhà thơ có tài.Nhưng điều quan trọng hơn chính là do tác phẩm ấy được tạo dựng nên từ những cảmxúc, suy nghĩ của Nguyễn Đình Thi về một chủ đề lớn: Đất nước ! Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗinhớ về Hà Nội: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Đó cũng là ấn tượng về một mùa thu Hà Nội: không khí mát trong, gió nhẹ thổivà phảng phất mùi hương cốm mới. Câu thơ gợi tả cả không gian, màu sắc và hươngvị, “đồng hiện” cả thời gian và quá khứ và hiện tại, trộn lẫn hình ảnh trong thực tại vàhình ảnh trong hoài niệm. Hương cốm mới là nét đặc sắc của mùa thu Hà Nội. Dường như đó là kết tinhcủa tất cả hương vị đất trời, cây cỏ mùa thu Hà Nội. Thạch Lam từng viết về cốm,món quà đặc biệt của mùa thu Hà Nội: Phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… là thức dâng của cánh đồng bát ngát xanh,mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị mà thanh khiết của đồng quê nội cỏ. (Hà Nội băm sáu phố phường) Sau này, hương cốm cũng đã đi vào nhạc của Trịnh Công Sơn (Nhớ mùa thuHà Nội) cùng với cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ… làm thành nét thanh tao, gợinhớ mùa thu Hà thành: Hà Nội mùa thu/ Cây cơm nguội vàng / cây bàng lá đỏ / nằm kề bên nhau/ phốxưa nhà cổ / mái ngói thâm nâu / … Hà Nội mùa thu / mùa thu Hà Nội / mùa hoa sữavề / thơm từng cơn gió / mùa cốm xan ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH CẢM HỨNG TRONG BÀI THƠ "ĐẤT NƯỚC" - NGUYỄN ĐÌNH THI PHÂN TÍCH CẢM HỨNG TRONG BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN ĐÌNH THI Phân tích đề: - Nội dung: cảm hứng về đất nước của Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đấtnước. - Thể loại: Phân tích một tác phẩm trọn vẹn theo một chủ đề đã được địnhhướng. Tác phẩm ở đây là thơ trữ tình, vì thế khi phân tích cần hiểu rõ đặc trưng thểloại, chú trọng làm nổi bật cảm xúc, tình cảm, tư tưởng của tác giả. - Phạm vi: Tuy chỉ yêu cầu phân tích bài thơ của Nguyễn Đình Thi, nhưng cầnso sánh liên hệ với các bài thơ khác, nhất là những bài thơ cùng viết về đề tài đất nướctrước và sau nó (ví dụ: Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của NguyễnKhoa Điềm…) để thấy vẻ đẹp riêng của tác phẩm. Gợi ý phân tích: 1. Hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để phân tích - Đất nước là bài thơ ngắn (49 dòng ) nhưng lại được sáng tác trong thời giandài (1948- 1955) - Tiền thân là bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (đăng báo Văn nghệ số6, tháng 10 và 11/1948) và bài Đêm mít tinh (Văn nghệ Xuân 1949). Cả hai bài thơđều được viết tại Việt Bắc, trong tâm trạng nhớ về Hà Nội của tác giả. - Phần đầu từ Sáng mát trong… Trong biếc nói cười thiết tha được lấy từ bàithơ thứ nhất. Kế đến nối vào đoạn cuối bài thơ thứ hai và cả ý của bài đầu cho đến :Những buổi ngày xưa vọng nói về. Đoạn từ Ôi cánh đồng quê… cho đến hết bài đượcNguyễn Đình Thi viết vào năm 1955 Như vậy, bài thơ hình thành từ ba mảnh khác nhau, trong thời gian dài, nhưngvẫn là tác phẩm hoàn chình, liền mạch, nhất quán nhờ kết nối bởi mạnh cảm xúc vềđất nước. 2. Lưu ý về kết cấu Đất nước là bài thơ có kết cấu độc đáo - Nhà thơ đưa người đọc vào thế giới cảm xúc của mình theo lối hứng của cadao, dân ca. Khởi đầu là cảm xúc về một sáng mùa thu, mùa thu thiên nhiên, đất trời,gợi nhớ về mùa thu đã xa của Hà Nội. Rồi từ mùa thu thiên nhiên, đất trời, gợi nhớ vềmùa thu của đất nước, mùa thu của cách mạng với niềm xúc động đầy tự hào đượclàm chủ đất nước. Và, từ đó lại nghĩ về đất nước trong chiến tranh, giải phóng, vềnhững con người từ trong đau thương căm hờn đứng lên chiến đấu - những anh hùngquần chúng. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh mang tính biểu tượng về sự vươn mình vĩđại của đất nước và con người Việt Nam trong thời đại mới. - Sự vận động của tư tưởng - cảm xúc của bài thơ phát triển theo hướng cảmnhận và suy ngẫm của tác giả về đất nước. Bởi vậy: + Phần sau của bài thơ có nhiều hình ảnh khái quát, hình ảnh mang tính biểutượng hoặc hình ảnh hiện thực nhưng đã được mở rộng ý nghĩa theo hướng khái quát. + Sự chuyển biến của nhịp điệu, âm hưởng theo dòng cảm xúc : Từ nhịp chậmvới những âm cao và trong => trầm xuống khi lắng nghe mạch sống bất diệt của đấtnước => dồn dập, cuộn sôi, tuôn chảy => hào sảng, bừng sáng. 3. Những nội dung chính cần phân tích - Cảm hứng của bài thơ: Như tựa đề, cảm hứng của bài thơ là cảm hứng về giang sơn, gấm vóc, cảmhứng về đất nước, Tổ quốc. Cảm hứng đó xuyên suốt bài thơ, là mạch ngầm kết nốitừng mảng tưởng như rời rạc trong tác phẩm, tạo thành hình tượng thơ thống nhất. Dođó, khi phân tích phải luôn tập trung vào chủ đề này. - Khổ thơ đầu: Hoài niệm tươi sáng về mùa thu nay. Đây cũng là cảm hứng về một đất nướcđổi mới, cảm hứng đầy chất tự hào của người làm chủ. Phát hiện mới mẻ của NguyễnĐình Thi ở đây là mối quan hệ về đất nước trong truyền thống – đất nước ở hiện tại - Phần còn lại của bài thơ: Tác giả tập trung thể hiện những cảm xúc và suy ngẫm của mình về đất nước từđau thương trong chiến tranh đã trỗi dậy mạnh mẽ, ngời sáng. - Đánh giá chung: Đất nước là bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của nền thơ Việt Nam khángchiến. Thành công lớn nhất của tác giả là đã thể hiện những tình cảm chân thực, xúcđộng của mình về đất nước Bài tham khảo Tiếng thơ hào sảng về đất nước Xưa nay, nhiều bài thơ hay lại được nhà thơ viết rất nhanh, có vẻ như “xuấtthần”. Trái lại, có những bài thơ được nung nấu kỹ lưỡng khi hoàn thành chưa hẳnlàm ưng ý tác giả, nhất là về cảm xúc, sự xộc xệch trong kết cấu… Đất nước củaNguyễn Đình Thi có lẽ là trường hợp ngoại lệ. Nó được thai nghén từ những năm đầucủa cuộc kháng chiến chống Pháp (năm 1948,1949) và hoàn thành khi cuộc khángchiến ấy đã kết thúc (năm 1955). Dĩ nhiên, đó phải là thành công của nhà thơ có tài.Nhưng điều quan trọng hơn chính là do tác phẩm ấy được tạo dựng nên từ những cảmxúc, suy nghĩ của Nguyễn Đình Thi về một chủ đề lớn: Đất nước ! Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗinhớ về Hà Nội: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Đó cũng là ấn tượng về một mùa thu Hà Nội: không khí mát trong, gió nhẹ thổivà phảng phất mùi hương cốm mới. Câu thơ gợi tả cả không gian, màu sắc và hươngvị, “đồng hiện” cả thời gian và quá khứ và hiện tại, trộn lẫn hình ảnh trong thực tại vàhình ảnh trong hoài niệm. Hương cốm mới là nét đặc sắc của mùa thu Hà Nội. Dường như đó là kết tinhcủa tất cả hương vị đất trời, cây cỏ mùa thu Hà Nội. Thạch Lam từng viết về cốm,món quà đặc biệt của mùa thu Hà Nội: Phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… là thức dâng của cánh đồng bát ngát xanh,mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị mà thanh khiết của đồng quê nội cỏ. (Hà Nội băm sáu phố phường) Sau này, hương cốm cũng đã đi vào nhạc của Trịnh Công Sơn (Nhớ mùa thuHà Nội) cùng với cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ… làm thành nét thanh tao, gợinhớ mùa thu Hà thành: Hà Nội mùa thu/ Cây cơm nguội vàng / cây bàng lá đỏ / nằm kề bên nhau/ phốxưa nhà cổ / mái ngói thâm nâu / … Hà Nội mùa thu / mùa thu Hà Nội / mùa hoa sữavề / thơm từng cơn gió / mùa cốm xan ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đất nước Nguyễn Đình Thi nghị luận văn lớp 12 ôn thi đại học môn văn nghị luận văn 12 phân tích văn học giảng văn 12 văn mẫu lớp 12Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 782 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 267 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 152 2 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 70 0 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 57 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 52 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 44 0 0 -
3 trang 41 0 0
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 40 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 37 0 0