Phân tích định lượng mối quan hệ giữa khung nhận thức bất thích nghi với thói quen học tập của sinh viên: Một nghiên cứu khám phá tại trường đại học Hà Nội
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 579.82 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm khám phá mối tương quan giữa các yếu tố của khung nhận thức bất thích nghi với các thói quen, hành vi học tập của sinh viên đại học. Kết quả cho thấy những ức chế về cảm xúc, thiếu hụt khả năng tự kỷ luật có mối quan hệ tương quan với những thói quen tiêu cực khi các em học đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích định lượng mối quan hệ giữa khung nhận thức bất thích nghi với thói quen học tập của sinh viên: Một nghiên cứu khám phá tại trường đại học Hà Nội PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KHUNG NHẬN THỨC BẤT THÍCH NGHI VỚI THÓI QUEN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN: MỘT NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI Lê Thị Thu Trang Nguyễn Yến Chi Trường Đại học Hà Nội Email: thutrang@hanu.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm khám phámối tương quan giữa các yếu tố của khung nhận thức bất thích nghi với các thói quen, hành vihọc tập của sinh viên đại học. Kết quả cho thấy những ức chế về cảm xúc, thiếu hụt khả năngtự kỷ luật có mối quan hệ tương quan với những thói quen tiêu cực khi các em học đại học. Từ khoá: Khung nhận thức bất thích nghi, thói quen học tập, hành vi học tập 1. Giới thiệu Kết quả, hiệu quả học tập của sinh viên luôn là một trong những mục tiêu tối cao củagiảng viên và các trường đại học. Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng, nguyên nhân gốc rễ để cải thiệnđộng lực học tập, thói quen học tập, kết quả học tập của sinh viên luôn là đề tài được các nhàgiáo dục quan tâm. Sự tăng trưởng nhảy vọt của kinh tế Việt Nam những năm 2010, sự phát triển của côngnghệ thông tin và đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, thói quen học tập của sinh viên đại học cónhiều thay đổi, đồng thời với đó, các vấn đề về tâm lý, tinh thần, cảm xúc và tác động của chúngđến hành vi, nhận thức và mọi mặt của đời sống được quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn. Qua đó,những thiếu hụt nhu cầu không được đáp ứng trong quá trình lớn lên của mỗi người, nguyênnhân hình thành khung nhận thức bất thích nghi, được cho là có ảnh hưởng đến nhận thức, hànhvi của họ khi trưởng thành. Từ thực tế đó, bài viết này hướng tới trả lời câu hỏi nghiên cứu về việc kiểm tra xem cótồn tại tương quan giữa khung nhận thức bất thích nghi với các chỉ dấu có thể được nhận diên,tự nhận diện (về nhận thức, cảm xúc, hành vi, những ức chế hay khiếm khuyết cảm xúc, thiếuhụt khả năng tự chủ, tự kiểm soát trong quá trình lớn lên) và những khó khăn trong việc hìnhthành thói quen, chiến lược học tập hiệu quả của sinh viên đại học. Sau khi nhìn nhận thực trạng hiện tại các hành vi, thói quen học tập của sinh viên đại học,việc xác nhận mối tương quan giữa các chỉ dấu khung nhận thức bất thích nghi với những thóiquen này sẽ cho phép giảng viên, tổ chức đào tạo, bản thân người học và các bên liên quan cóthể hiểu được nguyên do, động cơ, từ đó có những gợi ý cho việc điều chỉnh thiết kế, triển khai,điều chỉnh hoạt động dạy, học, hỗ trợ, tương tác, kiểm tra, đánh giá phù hợp với điều kiện mới,đặc điểm của người học. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2.1.1. Động lực và thói quen học tập Động lực học 274 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Động lực là lý do cho các hành vi và kết quả học tập của sinh viên nên việc nghiên cứu,tìm kiếm giải pháp cải thiện hoạt động giảng dạy, cải thiện các thói quen học tập của sinh viên,thúc đẩy kết quả học tập có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu động lực học tập của sinh viên. Theoquan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, (Borah, 2021), (Ramli, 2014), (Ryan RM, 2000) động lựchọc tập của người học có thể đến từ bốn khía cạnh: Năng lực: người học có động lực học khi có niềm tin rằng mình có đủ năng lực hoànthành các nhiệm vụ học tập. Tự chủ: người học có động lực học khi cảm thấy làm chủ được quá trình từ hành độngcủa họ dẫn tới kết quả đạt được Giá trị: người học cảm nhận được giá trị, sự thú vị của việc học tập Kết nối: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập mang lại cho người học những phần thưởngxã hội như là cảm giác thuộc về một cộng đồng (trường/lớp), sự ghi nhận của người khác vềmình. Thói quen học tập Một trong những mục tiêu mà mọi tổ chức đào tạo đại học đều hướng đến trong ngắn hạnlà thành tựu mà sinh viên đạt được, bao gồm kết quả học và cả tiến trình học tập, làm việc củasinh viên, quá trình mà thông qua đó các năng lực, khả năng, tài năng của người học được khámphá, phát triển và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp tương lai của các em.(Sharma, 2012) Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan giữa các hành vi học tập, nhưlà: ghi bài, xử lý thông tin, tự kiểm tra, tập trung, quản lý thời gian (Britton, 1991), (Gettinger,2002) và các thói quen học tập, như là: có chiến lược học ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích định lượng mối quan hệ giữa khung nhận thức bất thích nghi với thói quen học tập của sinh viên: Một nghiên cứu khám phá tại trường đại học Hà Nội PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KHUNG NHẬN THỨC BẤT THÍCH NGHI VỚI THÓI QUEN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN: MỘT NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI Lê Thị Thu Trang Nguyễn Yến Chi Trường Đại học Hà Nội Email: thutrang@hanu.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm khám phámối tương quan giữa các yếu tố của khung nhận thức bất thích nghi với các thói quen, hành vihọc tập của sinh viên đại học. Kết quả cho thấy những ức chế về cảm xúc, thiếu hụt khả năngtự kỷ luật có mối quan hệ tương quan với những thói quen tiêu cực khi các em học đại học. Từ khoá: Khung nhận thức bất thích nghi, thói quen học tập, hành vi học tập 1. Giới thiệu Kết quả, hiệu quả học tập của sinh viên luôn là một trong những mục tiêu tối cao củagiảng viên và các trường đại học. Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng, nguyên nhân gốc rễ để cải thiệnđộng lực học tập, thói quen học tập, kết quả học tập của sinh viên luôn là đề tài được các nhàgiáo dục quan tâm. Sự tăng trưởng nhảy vọt của kinh tế Việt Nam những năm 2010, sự phát triển của côngnghệ thông tin và đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, thói quen học tập của sinh viên đại học cónhiều thay đổi, đồng thời với đó, các vấn đề về tâm lý, tinh thần, cảm xúc và tác động của chúngđến hành vi, nhận thức và mọi mặt của đời sống được quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn. Qua đó,những thiếu hụt nhu cầu không được đáp ứng trong quá trình lớn lên của mỗi người, nguyênnhân hình thành khung nhận thức bất thích nghi, được cho là có ảnh hưởng đến nhận thức, hànhvi của họ khi trưởng thành. Từ thực tế đó, bài viết này hướng tới trả lời câu hỏi nghiên cứu về việc kiểm tra xem cótồn tại tương quan giữa khung nhận thức bất thích nghi với các chỉ dấu có thể được nhận diên,tự nhận diện (về nhận thức, cảm xúc, hành vi, những ức chế hay khiếm khuyết cảm xúc, thiếuhụt khả năng tự chủ, tự kiểm soát trong quá trình lớn lên) và những khó khăn trong việc hìnhthành thói quen, chiến lược học tập hiệu quả của sinh viên đại học. Sau khi nhìn nhận thực trạng hiện tại các hành vi, thói quen học tập của sinh viên đại học,việc xác nhận mối tương quan giữa các chỉ dấu khung nhận thức bất thích nghi với những thóiquen này sẽ cho phép giảng viên, tổ chức đào tạo, bản thân người học và các bên liên quan cóthể hiểu được nguyên do, động cơ, từ đó có những gợi ý cho việc điều chỉnh thiết kế, triển khai,điều chỉnh hoạt động dạy, học, hỗ trợ, tương tác, kiểm tra, đánh giá phù hợp với điều kiện mới,đặc điểm của người học. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2.1.1. Động lực và thói quen học tập Động lực học 274 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Động lực là lý do cho các hành vi và kết quả học tập của sinh viên nên việc nghiên cứu,tìm kiếm giải pháp cải thiện hoạt động giảng dạy, cải thiện các thói quen học tập của sinh viên,thúc đẩy kết quả học tập có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu động lực học tập của sinh viên. Theoquan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, (Borah, 2021), (Ramli, 2014), (Ryan RM, 2000) động lựchọc tập của người học có thể đến từ bốn khía cạnh: Năng lực: người học có động lực học khi có niềm tin rằng mình có đủ năng lực hoànthành các nhiệm vụ học tập. Tự chủ: người học có động lực học khi cảm thấy làm chủ được quá trình từ hành độngcủa họ dẫn tới kết quả đạt được Giá trị: người học cảm nhận được giá trị, sự thú vị của việc học tập Kết nối: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập mang lại cho người học những phần thưởngxã hội như là cảm giác thuộc về một cộng đồng (trường/lớp), sự ghi nhận của người khác vềmình. Thói quen học tập Một trong những mục tiêu mà mọi tổ chức đào tạo đại học đều hướng đến trong ngắn hạnlà thành tựu mà sinh viên đạt được, bao gồm kết quả học và cả tiến trình học tập, làm việc củasinh viên, quá trình mà thông qua đó các năng lực, khả năng, tài năng của người học được khámphá, phát triển và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp tương lai của các em.(Sharma, 2012) Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan giữa các hành vi học tập, nhưlà: ghi bài, xử lý thông tin, tự kiểm tra, tập trung, quản lý thời gian (Britton, 1991), (Gettinger,2002) và các thói quen học tập, như là: có chiến lược học ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khung nhận thức bất thích nghi Thói quen học tập Hành vi học tập Đổi mới phương pháp dạy học Khoa học giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 448 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
6 trang 307 1 0
-
206 trang 304 2 0
-
5 trang 287 0 0
-
56 trang 270 2 0
-
10 trang 245 0 0
-
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 242 0 0 -
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 237 1 0 -
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 193 0 0