Thông tin tài liệu:
Tài liệu tham khảo phân tích đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác-Lê Nin. Tại sao KTCT Mác-Lê Nin lại nghiên cứu các quy luật kinh tế?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích đối tượng nghiênCâu 1: Phân tích đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác-Lê Nin. Tại sao KTCTMác-Lê Nin lại nghiên cứu các quy luật kinh tế? Sự hiểu biết các quy luật kinhtế có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng đường lối, chính sách kinh tếcủa Đảng và Nhà nước VN?Phân tích đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác-Lê Nin: Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác – Lê Nin là QHSX, tức là nghiên cứu mối quanhệ giữa con người với con người trên cả 4 khâu: sản xuất, chi phối, trao đổi và tiêudùng; 3 mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Nhưng QHSX lạitồn tại và vận động trong sự tác động qua lại với LLSX. Đồng thời, QHSX với tư cáchlà cơ sở hạ tầng, nó cũng tác động qua lại với kiến trúc thượng tầng, nhất là QH chínhtrị, pháp lý có tác động trở lại mạnh mẽ đối với QHSX. Vậy đối tượng của KTCT làQHSX trong sự tác động qua lại với LLSX và kiến trúc thượng tầng.KTCT Mác-Lê Nin nghiên cứu các quy luật kinh tế vì: - KTCT nghiên cứu các QHSX nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trìnhkinh tế, phát hiện ra các phạm trù kinh tế, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triểnkhác nhau của XH loài người. + Các phạm trù kinh tế: phản ánh bản chất của những hiện tượng kinh tế như hànghóa, tiền tệ, giá trị, tư bản, v.v… + Các quy luật kinh tế: phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyênlặp đi lặp lại của các hiện tượng và các quá trình kinh tế. - Quy luật kinh tế có những tính chất sau: + Quy luật kinh tế mang tính khách quan: nó xuất hiện, tồn tại trong những điềukiện kinh tế nhất định và mất đi khi các điều kiện đó không còn. Nó tồn tại độc lậpngoài ý muốn chủ quan của con người. Người ta không thể sáng tạo hay xóa bỏ cácquy luật kinh tế mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế đểphục vụ cho hoạt động kinh tế của mình. + Quy luật kinh tế là quy luật XH: chỉ phát sinh tác dụng thông qua hoạt động kinhtế của con người. Nếu nhận thức đúng và hành động theo quy luật kinh tế sẽ thúc đẩySX phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển SX. + Quy luật kinh tế có tính lịch sử: chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhấtđịnh. Khi các điều kiện phát sinh ra nó, nuôi dưỡng nó không còn thì các quy luật kinh tếsẽ tự tiêu vong. - Người ta chia các quy luật kinh tế thành 3 loại: QLKT chung, QLKT đặc biệt, QLKTđặc thù. + QLKT chung: bao gồm những QLKT tồn tại trong mọi phương thức SX: như quy luậtQHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX… + QLKT đặc biệt: bao gồm những QLKT tồn tại trong một số phương thức SX: như quyluật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ… + QLKT đặc thù: là QLKT chỉ tồn tại trong một phương thức SX nhất định. Trong hệthống các QLKT đặc thù của mỗi phương thức SX có một QLKT cơ bản- đó là QLKTbiểu hiện bản chất của nền SX, quy định mục đích và phương hướng của nền SXÝ nghĩa của sự hiểu biết các quy luật kinh tế đối với việc xây dựng đường lối, chínhsách kinh tế của Đảng và Nhà nước VN: Nghiên cứu các QLKT không chỉ giúp cho chúng ta hiểu biết được đối tượng củaKTCT, mà còn tạo ra cơ sở cho việc xây dựng và ban hành các chính sách kinh tế. Chính sách kinh tế là sự vận dụng các QLKT vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vàocuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của QLKT, đápứng được lợi ích kinh tế của con người. Nếu chúng ta không hiểu biết, vận dụng saihoặc coi thường QLKT sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinhtế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả xấu cho nền kinh tế.