Danh mục

Phân tích dữ liệu từ hệ thống đo đếm tiên tiến AMI/AMR phát hiện hành vi trộm cắp điện trên địa bàn Công ty Điện lực An Phú Đông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 560.76 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất quy trình kiểm tra và phát hiện hành vi trộm cắp điện dựa trên kết quả phân tích dữ liệu khách hàng có hành vi trộm cắp điện đã được phát hiện trên địa bàn do Công ty Điện lực An Phú Đông quản lý từ năm 2017 đến tháng 3/2019.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích dữ liệu từ hệ thống đo đếm tiên tiến AMI/AMR phát hiện hành vi trộm cắp điện trên địa bàn Công ty Điện lực An Phú Đông Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 21 (1) (2021) 77-85 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TỪ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM TIÊN TIẾN AMI/AMR PHÁT HIỆN HÀNH VI TRỘM CẮP ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CÔNG TY ĐIỆN LỰC AN PHÚ ĐÔNG Nguyễn Phúc Khải1*, Nguyễn Văn Tùng2 1 Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM 2 Công ty Điện lực An Phú Đông - EVNHCMC *Email: phuckhai@hcmut.edu.vn Ngày nhận bài: 04/01/2021; Ngày chấp nhận đăng: 05/3/2021 TÓM TẮT Bài báo đề xuất quy trình kiểm tra và phát hiện hành vi trộm cắp điện dựa trên kết quả phân tích dữ liệu khách hàng có hành vi trộm cắp điện đã được phát hiện trên địa bàn do Công ty Điện lực An Phú Đông quản lý từ năm 2017 đến tháng 3/2019. Từ kết quả phân tích dữ liệu, nhóm tác giả nhận thấy có 5 hành vi trộm cắp điện, trong đó 2 hành vi phổ biến nhất là câu móc trực tiếp trước điện kế (chiếm 54,08%) và sử dụng nam châm (chiếm 34,69%). Việc sử dụng nam châm chỉ áp dụng được khi khách hàng sử dụng điện kế cơ, khi đổi qua điện kế điện tử thì phương pháp trộm cắp này không còn hiệu quả. Hành vi câu móc trực tiếp trước điện kế không thể phát hiện nếu đổi điện kế cho khách hàng từ điện kế cơ sang điện kế điện tử. Nhóm tác giả đã kết hợp với số liệu tính toán tổn thất tại các trạm phân phối tổng và nhận thấy gần 75% trạm phân phối tổng có mức tổn hao hàng tháng lớn hơn 4% nếu trong trạm phân phối đó có trường hợp câu móc trực tiếp. Từ các kết quả tổng hợp, nhóm tác giả đã đề xuất quy trình kiểm tra để phát hiện hành vi trộm cắp điện bằng cách câu móc trực tiếp. Từ khóa: Hệ thống đo đếm tiên tiến, tổn thất phi kỹ thuật, trộm cắp điện. 1. TỔNG QUAN Trong việc cung cấp điện cho người tiêu dùng, tổn thất lưới điện được tính bằng sự chênh lệch sản lượng điện được cung cấp vào lưới phân phối và sản lượng điện thực nhận của khách hàng. Tổng tổn thất trong lưới điện phân phối có 2 thành phần: kỹ thuật và phi kỹ thuật. Tổn thất kỹ thuật xảy ra do hiện tượng vật lý tự nhiên, bao gồm sự tiêu tán năng lượng trong các thành phần của hệ thống điện như đường dây phân phối, máy biến áp và hệ thống đo lường. Trong khi đó, tổn thất phi kỹ thuật gây ra bởi những hành vi bên ngoài tác động vào hệ thống điện và chủ yếu là hành vi trộm cắp điện, nợ tiền điện của khách hàng, sai sót trong quá trình ghi chỉ số, lập hóa đơn và lưu giữ hồ sơ. Xuất phát từ nguyên nhân hình thành, tổn thất phi kỹ thuật là tổn thất tài chính có thể tránh được đối với công ty điện lực. Từ quan điểm xã hội, tổn thất phi kỹ thuật có một số tác động xấu. Những khách hàng được lập hóa đơn chính xác và thanh toán đúng thời hạn hóa đơn của họ đang trợ cấp cho những người dùng không trả tiền điện. Ngược lại, qua khảo sát của Ngân hàng Thế giới, người có hành vi trộm cắp điện lại không có ý thức sử dụng tiết kiệm điện do mức chi trả của họ không thể hiện đúng mức tăng sản lượng điện hàng tháng [1]. Vì vậy, việc giảm tổn thất phi kỹ thuật cũng có tác dụng tương tự như giảm tổn thất kỹ thuật là tạo ra ít điện hơn, nhờ người dân nhận thấy được tác dụng của biểu giá điện lũy kế khi được đo đếm sản lượng chính xác. 77 Nguyễn Phúc Khải, Nguyễn Văn Tùng Trên thế giới, tổn thất phi kỹ thuật trong ngành điện hầu như không tồn tại hoặc nhỏ không đáng kể ở các nước phát triển. Ngược lại, tình hình có xu hướng khác biệt đáng kể ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nhiều công ty điện lực trên thế giới đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc giảm thiểu tổn thất phi kỹ thuật nhờ sử dụng hệ thống đo đếm tiên tiến (Advanced Metering Infrastructure - AMI). Tại Ấn Độ, Công ty điện lực Bắc Delhi (nay là Công ty Tata Power - DDL) đã giảm ấn tượng tỷ lệ tổn thất từ 53%, năm 2002, xuống còn 18,5% (năm 2008) và nay là 7,79% (tháng 4/2020) [2], nhờ việc tích hợp nhiều công cụ tiên tiến trong việc quản lý lưới điện như hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (Supervisory Control And Data Acquisition - SCADA), hệ thống đo đếm tiên tiến AMI, hệ thống thông tin địa lý GIS,… Một trường hợp khác ứng dụng thành công hệ thống đo đếm tiên tiến AMI là Công ty điện lực DELSURE ở El Salvador, công ty điện lực tư nhân lớn thứ hai quốc gia này. Được tư nhân hóa từ năm 2002, trong vòng 5 năm, công ty đã tích cực lắp đặt các công tơ thông minh kết hợp với xây dựng tổng đài chăm sóc khách hàng. Nhờ đó, công ty đã giảm tỷ lệ tổn thất trong lưới điện mình quản lý từ 15% xuống còn 7% [1]. Tại Việt Nam, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương triển khai công tơ điện thông minh trong đo đếm điện năng từ xa (Automatic Meter Reading - AMR), tiến tới xây dựng hệ thống đo đếm tiên tiến AMI, nhằm hỗ trợ công cuộc xây dựng chính phủ điện tử [3]. Từ đó, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu thay công tơ điện tử kết hợp hệ thống thu thập dữ liệu từ xa cho các khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TP. HCM, dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2022. Từ những kết quả bước đầu đạt được của việc triển khai hệ thống đo đếm từ xa, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu tổn thất của các trạm phân phối hạ thế kết hợp với báo cáo các vụ việc trộm cắp điện trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, để đề xuất quy trình kiểm tra phát hiện sớm hành vi trộm cắp điện. Bài báo được trình bày trong 5 phần: Phần 1 giới thiệu tổng quan về tình hình ứng dụng hệ thống đo đếm thông minh giúp giảm thiểu tổn thất phi kỹ thuật ở các quốc gia trên thế giới; Phần 2 trình bày hiện trạng tình hình ...

Tài liệu được xem nhiều: