Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của tỉnh Ninh Thuận
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 834.24 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (còn gọi là hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu vào) cho các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Ninh Thuận trong năm 2014 bằng phương pháp DEA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân, các yếu tố đầu vào biến đổi của sản xuất có thể giảm xuống 20,7% trong khi vẫn duy trì được đầu ra không đổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của tỉnh Ninh Thuận Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CHO NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH CỦA TỈNH NINH THUẬN EFFICIENCY ANALYSIS OF INPUT UTILIZATION FOR INTENSIVE WHITE-LEG SHRIMP AQUACULTURE IN NINH THUAN PROVINCE Lê Kim Long1, Lê Văn Tháp1 Ngày nhận bài: 08/4/2016; Ngày phản biện thông qua: 20/8/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017 TÓM TẲT Nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (còn gọi là hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu vào) cho các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Ninh Thuận trong năm 2014 bằng phương pháp DEA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân, các yếu tố đầu vào biến đổi của sản xuất có thể giảm xuống 20,7% trong khi vẫn duy trì được đầu ra không đổi. Do vậy, không thả giống quá dày và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thức ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với nghề nuôi tôm Ninh Thuận. Hơn nữa, việc mở rộng diện tích nuôi và rút ngắn thời gian nuôi trong năm có ảnh hưởng tích cực, quan trọng, đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào. Cuối cùng, chất lượng của các chương trình tập huấn kỹ thuật của các cơ quan khuyến nông cũng như các chính sách hỗ trợ vay vốn cho nghề nuôi cần được xem xét lại một cách cẩn trọng để hướng đến một nghề nuôi tôm bền vững cho Ninh Thuận. Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật, tôm thẻ chân trắng thâm canh, Ninh Thuận, DEA ABSTRACT The study adopts Data Envelopment Analysis (DEA) method to analyse efficiency in input utilisation (so-called technical efficiency with input orientation) in intensive white-leg shrimp farming in Ninh Thuan province in 2014. The results indicate that, on average, variable inputs of production can be reduced by 20.7%, yet still maintaining a constant output. Therefore, effective management of stocking and feeding is very important for the development of Ninh Thuan’s white-leg shrimp aquaculture. In addition, expanding farm area and shortening culture time in the year of operation are also important for efficiency improvement in input utilization. Finally, it is suggested that the quality of technical training courses and government’s credit policies for aquaculture should be re-assessed for a sustainable shrimp aquaculture in Ninh Thuan. Keywords: technical efficiency, intensive white-leg shrimp farming, Ninh Thuan, DEA I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 2001, tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu trở thành đối tượng nuôi quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vùng duyên hải, Việt Nam. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền trung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 1 nuôi gia tăng nhanh chóng từ 13.455 hec-ta năm 2005 tới 22.192 hec-ta năm 2010 [6]. Năm 2012, diện tích nuôi đã đạt 38.169 ha với sản lượng 177.817 tấn. Đặc biệt, theo dữ liệu của VASEP, trong năm 2012, mặc dù diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ chiếm 5,9% diện tích nuôi thủy sản cả nước nhưng Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản sản lượng đạt tới 27,3% tổng sản lượng nuôi cả nước [5]. Ninh Thuận là tỉnh cực nam của miền Trung, Việt Nam với diện tích tiềm năng để nuôi tôm nước lợ khoảng 1.000 hec-ta (ha). Nghề nuôi tôm ở Ninh Thuận bắt đầu với con tôm sú từ những năm 1990 với hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bắt đầu phát triển ở Ninh Thuận đầu những năm 2000. Trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, Ninh Thuận là địa phương có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn. Năm 2005, UBND tỉnh Ninh Thuận chính thức cho phép đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi thử nghiệm tại khu vực nuôi tôm thuộc dự án nuôi tôm trên cát xã An Hải, huyện Ninh Phước, sau đó được nhân rộng tại hai vùng dự án nuôi tôm trên cát An Hải và vùng dự án nuôi tôm công nghiệp Sơn Hải kể từ đầu năm 2006 theo Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận [4]. Ngay từ khi triển khai, đối tượng tôm thẻ chân trắng đã được nhiều người dân hưởng ứng chuyển đổi nhờ những ưu điểm vượt trội của nó so với tôm sú như: dễ sinh sản và thuần dưỡng; có thể nuôi ở mật độ cao, yêu cầu hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú, chịu được nhiệt độ thấp và chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú, chúng có thể nuôi được ở nhiều loại thủy vực khác nhau. Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản thì từ năm 2006 đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận không ngừng tăng lên. Cụ thể, năm 2006 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận là 159 ha, năm 2008 diện tích nuôi là 600 ha, năm 2010 diện tích nuôi là 811 ha và đến năm 2011 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây là 984 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh khoảng 850 ha [4]. Trong những năm qua, do lợi nhuận từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại khá cao nên diện tích nuôi ngày càng gia tăng không theo quy hoạch của địa phương và của ngành. Diện tích nuôi gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ 38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số 1/2017 ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phát và lây lan. Đây cũng chính là hệ quả của việc quản lý chưa chặt chẽ, trình độ của người nuôi còn hạn chế, nhất là kỹ thuật quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi v.v, làm cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng chưa thật sự phát triển bền vững. Mặc dù lợi nhuận của nghề nuôi tôm mang lại tuy có cao nhưng thiếu tính ổn định, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ [1, 4]. Thế giới đã và đang dịch chuyển mô hình phát triển từ “kinh tế nâu, brown economy” sang “kinh tế xanh, green economy” [17] . Đây là bước chuyển tiếp cần thiết để từng bước tiến tới sự phát triển bền vững. Trong điều kiện dân số thế giới gia tăng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào để tìm cách gia tăng sản lượng đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào đang là một chủ đề được nhiều nhà khoa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của tỉnh Ninh Thuận Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CHO NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH CỦA TỈNH NINH THUẬN EFFICIENCY ANALYSIS OF INPUT UTILIZATION FOR INTENSIVE WHITE-LEG SHRIMP AQUACULTURE IN NINH THUAN PROVINCE Lê Kim Long1, Lê Văn Tháp1 Ngày nhận bài: 08/4/2016; Ngày phản biện thông qua: 20/8/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017 TÓM TẲT Nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (còn gọi là hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu vào) cho các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Ninh Thuận trong năm 2014 bằng phương pháp DEA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân, các yếu tố đầu vào biến đổi của sản xuất có thể giảm xuống 20,7% trong khi vẫn duy trì được đầu ra không đổi. Do vậy, không thả giống quá dày và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thức ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với nghề nuôi tôm Ninh Thuận. Hơn nữa, việc mở rộng diện tích nuôi và rút ngắn thời gian nuôi trong năm có ảnh hưởng tích cực, quan trọng, đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào. Cuối cùng, chất lượng của các chương trình tập huấn kỹ thuật của các cơ quan khuyến nông cũng như các chính sách hỗ trợ vay vốn cho nghề nuôi cần được xem xét lại một cách cẩn trọng để hướng đến một nghề nuôi tôm bền vững cho Ninh Thuận. Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật, tôm thẻ chân trắng thâm canh, Ninh Thuận, DEA ABSTRACT The study adopts Data Envelopment Analysis (DEA) method to analyse efficiency in input utilisation (so-called technical efficiency with input orientation) in intensive white-leg shrimp farming in Ninh Thuan province in 2014. The results indicate that, on average, variable inputs of production can be reduced by 20.7%, yet still maintaining a constant output. Therefore, effective management of stocking and feeding is very important for the development of Ninh Thuan’s white-leg shrimp aquaculture. In addition, expanding farm area and shortening culture time in the year of operation are also important for efficiency improvement in input utilization. Finally, it is suggested that the quality of technical training courses and government’s credit policies for aquaculture should be re-assessed for a sustainable shrimp aquaculture in Ninh Thuan. Keywords: technical efficiency, intensive white-leg shrimp farming, Ninh Thuan, DEA I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 2001, tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu trở thành đối tượng nuôi quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vùng duyên hải, Việt Nam. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền trung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 1 nuôi gia tăng nhanh chóng từ 13.455 hec-ta năm 2005 tới 22.192 hec-ta năm 2010 [6]. Năm 2012, diện tích nuôi đã đạt 38.169 ha với sản lượng 177.817 tấn. Đặc biệt, theo dữ liệu của VASEP, trong năm 2012, mặc dù diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ chiếm 5,9% diện tích nuôi thủy sản cả nước nhưng Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản sản lượng đạt tới 27,3% tổng sản lượng nuôi cả nước [5]. Ninh Thuận là tỉnh cực nam của miền Trung, Việt Nam với diện tích tiềm năng để nuôi tôm nước lợ khoảng 1.000 hec-ta (ha). Nghề nuôi tôm ở Ninh Thuận bắt đầu với con tôm sú từ những năm 1990 với hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bắt đầu phát triển ở Ninh Thuận đầu những năm 2000. Trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, Ninh Thuận là địa phương có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn. Năm 2005, UBND tỉnh Ninh Thuận chính thức cho phép đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi thử nghiệm tại khu vực nuôi tôm thuộc dự án nuôi tôm trên cát xã An Hải, huyện Ninh Phước, sau đó được nhân rộng tại hai vùng dự án nuôi tôm trên cát An Hải và vùng dự án nuôi tôm công nghiệp Sơn Hải kể từ đầu năm 2006 theo Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận [4]. Ngay từ khi triển khai, đối tượng tôm thẻ chân trắng đã được nhiều người dân hưởng ứng chuyển đổi nhờ những ưu điểm vượt trội của nó so với tôm sú như: dễ sinh sản và thuần dưỡng; có thể nuôi ở mật độ cao, yêu cầu hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú, chịu được nhiệt độ thấp và chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú, chúng có thể nuôi được ở nhiều loại thủy vực khác nhau. Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản thì từ năm 2006 đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận không ngừng tăng lên. Cụ thể, năm 2006 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận là 159 ha, năm 2008 diện tích nuôi là 600 ha, năm 2010 diện tích nuôi là 811 ha và đến năm 2011 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây là 984 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh khoảng 850 ha [4]. Trong những năm qua, do lợi nhuận từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại khá cao nên diện tích nuôi ngày càng gia tăng không theo quy hoạch của địa phương và của ngành. Diện tích nuôi gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ 38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số 1/2017 ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phát và lây lan. Đây cũng chính là hệ quả của việc quản lý chưa chặt chẽ, trình độ của người nuôi còn hạn chế, nhất là kỹ thuật quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi v.v, làm cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng chưa thật sự phát triển bền vững. Mặc dù lợi nhuận của nghề nuôi tôm mang lại tuy có cao nhưng thiếu tính ổn định, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ [1, 4]. Thế giới đã và đang dịch chuyển mô hình phát triển từ “kinh tế nâu, brown economy” sang “kinh tế xanh, green economy” [17] . Đây là bước chuyển tiếp cần thiết để từng bước tiến tới sự phát triển bền vững. Trong điều kiện dân số thế giới gia tăng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào để tìm cách gia tăng sản lượng đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào đang là một chủ đề được nhiều nhà khoa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệu quả kỹ thuật Tôm thẻ chân trắng thâm canh Tỉnh Ninh Thuận Phương pháp DEA Nông hộ nuôi tômTài liệu liên quan:
-
11 trang 101 0 0
-
27 trang 87 0 0
-
Quyết định số 66/2012/QĐ-UBND
2 trang 87 0 0 -
5 trang 42 0 0
-
8 trang 41 0 0
-
124 trang 39 0 0
-
Quyết định số: 13/2014/QĐ-UBND
19 trang 29 0 0 -
Quyết định số 72a/2012/QĐ-UBND
26 trang 28 0 0 -
Hệ thống tưới tiêu hoa màu sử dụng ánh sáng mặt trời ở nông thôn (Ninh Thuận)
8 trang 26 0 0 -
3 trang 25 0 0