Danh mục

Phân tích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.72 KB      Lượt xem: 76      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Khoa Điềm là một tác giả nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm được nhiều người biết đến. Trong đó phải nói đến tác phẩm " Khúc hát ru ". Chúng ta hãy cũng tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa ĐiềmPhân tích Khúc hát runhững em bé lớn trênlưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ NguyễnKhoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước gắn vớitinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây ThừaThiên bằng những khúc runhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến. Hãy làm rõ nhận địnhtrên.Bài làmBài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn KhoaĐiềm ra đời ngay tại chiến khu Trị-Thiên, trong những ngày kháng chiếnchống Mỹ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơđã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà- ôi giã gạo nuôi bộ độiđánh Mỹ, để cảm xúc từ hiện thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thầnchiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhẹnhàng, mang giọng điệu nhịp nhàng, trìu mến.Người mẹ trong thi ca từ sau Cách mạng tháng Tám luôn là hình tượng trungtâm, có sự phát triển về tầm vóc, về chiều sâu tình cảm, tư tưởng hài hoàriêng chung. Từ những người mẹ trong thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chiếnchống Pháp như bà Bầm, bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc đến người mẹ trong Tiếnghát con tàu của Chế Lan Viên, chúng ta đã từng được cảm nhận sự gắn kếtgiữa người mẹ với cách mạng và kháng chiến. Đến thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ, với tính chất quyết liệt, gian khổ, chúng ta từng gặp những vẻđẹp như hình tượng người mẹ đào hầm giấu hàng sư đoàn dưới đất ở Đấtquê ta mênh mông của nhà thơ Dương Hương Ly. Có thể nói, hình tượngngười mẹ trong bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là sự kế thừa tốt đẹp nhữngđặc trưng người mẹ quê hương - người mẹ chiến sĩ, tập trung những cảm xúctrong trẻo nhất của nhà thơ, gợi về vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào dân tộctheo kháng chiến . Không phải ngẫu nhiên khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sĩTrần Hoàn đã đặt lại tựa đề là Lời ru trên nương, bởi lẽ chính lời ru đã làmthành cấu tứ của bài thơ dẫn dắt ta vào một thế giới mang đậm bản sắc riêngcủa người Tà-ôi. Bài thơ như là minh chứng của tấm lòng đồng bào dân tộcmột lòng tin theo Đảng, thương con, thương bộ đội, thương yêu núi rừngnương rẫy làng bản, thương đất nước. Tình thương thành điệp khúc xuyênsuốt theo nhịp chày của mẹ :Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiEm ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹCó lẽ đây là lời của nhà thơ, hàm chứa bao trìu mến dành cho chú bé Tà-ôinhư muốn góp thêm bao thương mến hoà cùng khúc ru của mẹ. Hình ảnhtrong kháng chiến chống Pháp của nhà thơ Tố Hữu :Nhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngôNgười mẹ chống Pháp và người mẹ chống Mỹ có những điểm tương đồngtrong công việc. Nhưng ở Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh thơ này không xuấtphát từ nỗi nhớ mà được cất lên ngay giữa hiện thực chống Mỹ. Nét đẹp củahình tượng được khơi lên từ tính chất công việc Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộđội. Người mẹ được khắc hoạ trong từng chi tiết sống động nhất, nổi bậtvới tứ thơ thật đẹp :Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.Tưởng như trong động tác của mẹ cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngàovà nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm. Tác giả hoàntoàn không thi vị hóa mà bằng ngòi bút tả thực giúp người đọc nhận ra : mồhôi mẹ nóng hổi, vai mẹ gầy - bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ. Mỗikhúc ru hiện lên hình ảnh mẹ trong nhiều tư thế cũng như công việc khácnhau : giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng,...như hoàn chỉnh bức chândung lao động khoẻ khoắn cũng như niềm hân hoan được hòa vào nhữngcông việc kháng chiến. Không những thế, qua những hình ảnh này, ta cònhình dung một nhịp sống bình thản của những người dân và cán bộ chiến sĩở chiến khu chống Mỹ. Mặc dù, trong thực tế, đây là nơi hứng chịu rất nhiềubom đạn kẻ thù và luôn phải đương đầu với những cuộc hành quân lùng sụctìm và diệt, càn quét hòng xoá sạch dấu tích của vùng chiến khu đầu mốiBắc Nam này. Cuộc sống khó khăn thiếu thốn đòi hỏi phải tự cung tự cấp,tăng gia sản xuất , bảo đảm nuôi dân đánh giặc. Hình ảnh người mẹ giã gạokhiến ta lại liên tưởng đến những nhịp chày trong trong bài hát Tiếng chàytrên sóc Bom Bo của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Ở đâu cũng vậy, khi cáchmạng được bao bọc, chăm chút bằng tất cả tình cảm yêu nước của nhân dân,khi biết dựa vào dân thì không sức mạnh tàn bạo nào của kẻ thù có thể khuấtphục được.Gạo dùng để nuôi quân, mẹ lại lên tỉa bắp, cùng với a-kay. Đằng sau hànhđộng đó lại ẩn chứa vẻ dẹp của sự hy sinh nhường cơm sẻ áo cho người cáchmạng. Lòng mẹ bao dung lại được cảm nhận bằng tình cảm thương mến củanhà thơ:Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏEm ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏiMặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.Lời thơ thật dịu dàng như ru sâu thêm giấc ngủ cho em cu Tai, như muốn sẻchia những vất vả nhọc nhằn trong công việc của mẹ. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: