Danh mục

Phân tích khuôn khổ của ISSB về công bố liên quan đến khí hậu: Tích hợp tính chất và các khía cạnh xã hội trong báo cáo tài chính

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.98 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung vào vai trò của Hội đồng Tiêu chuẩn Báo cáo bền vững quốc tế (ISSB) trong việc phát triển các tiêu chuẩn báo cáo bền vững toàn cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư và các bên liên quan khác trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích khuôn khổ của ISSB về công bố liên quan đến khí hậu: Tích hợp tính chất và các khía cạnh xã hội trong báo cáo tài chính17. PHÂN TÍCH KHUÔN KHỔ CỦA ISSB VỀ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHÍHẬU: TÍCH HỢP TÍNH CHẤT VÀ CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI TRONG BÁO CÁOTÀI CHÍNHANALYSIS OF THE ISSB FRAMEWORK ON CLIMATE-RELATED DISCLOSURES:INTEGRATING NATURAL AND SOCIAL ASPECTS IN FINANCIAL REPORTINGTS. Trần Khánh Lâm**Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH)Tóm tắtBài viết này tập trung vào vai trò của Hội đồng Tiêu chuẩn Báo cáo bền vững quốc tế(ISSB) trong việc phát triển các tiêu chuẩn báo cáo bền vững toàn cầu, nhằm đáp ứng nhucầu thông tin của các nhà đầu tư và các bên liên quan khác trong bối cảnh toàn cầu hóa vàbiến đổi khí hậu. Hai tiêu chuẩn chính là IFRS S1 và IFRS S2, với IFRS S1 tập trung vàothông tin tác động môi trường và IFRS S2 chú trọng vào các vấn đề xã hội và quản trị. Mụcđích chính của bài viết là phân tích sâu về hai tiêu chuẩn này, đặc biệt là về cách thức tíchhợp các khía cạnh tự nhiên và xã hội liên quan đến rủi ro và cơ hội do biến đổi khí hậu. Nócũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giao tiếp hiệu quả giữa các doanh nghiệp (DN)và các bên liên quan, cũng như việc nâng cao nhận thức và kỹ năng trong việc triển khaicác tiêu chuẩn bền vững.Từ khóa: IFRS S1, IFRS S2, phát triển bền vững.AbstractThis article focuses on the role of the International Sustainability Standards Board (ISSB)in developing global sustainability reporting standards to meet the information needs ofinvestors and other stakeholders in the context of globalization and climate change. The twomain standards are IFRS S1, which focuses on environmental impact information, and IFRSS2, which emphasizes social and governance issues. The primary objective of the article isto provide an in-depth analysis of these two standards, particularly on how natural andsocial aspects related to the risks and opportunities arising from climate change areintegrated. It also highlights the importance of effective communication between businessesand stakeholders, as well as the need to raise awareness and develop skills in theimplementation of sustainability standards.Keywords:IFRS S1, IFRS S2, sustainable development.JEL Classifications: M40, M42, M49. 1 1. Giới thiệu Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu nhanh chóng, việc thiết lập các tiêuchuẩn bền vững đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quản lý DN. Bài viết này tập trungvào vai trò của ISSB - một tổ chức mới được thành lập với mục đích xây dựng những tiêuchuẩn báo cáo bền vững toàn cầu. ISSB được thành lập như một cơ quan độc lập, nhằmmục đích phát triển và duy trì một bộ tiêu chuẩn báo cáo bền vững toàn cầu, giúp các tổchức cung cấp thông tin quan trọng về tác động môi trường và xã hội của họ. Tiêu chuẩnnày không chỉ giúp cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, mà còn hỗ trợ cácnhà đầu tư và các bên liên quan khác trong việc đánh giá bền vững của DN. IFRS S1 và IFRS S2 là hai tiêu chuẩn quan trọng do ISSB phát triển. IFRS S1 tậptrung vào việc báo cáo thông tin về tác động môi trường, trong khi IFRS S2 chú trọng vàocác vấn đề xã hội và quản trị. Cả hai tiêu chuẩn này đều nhằm mục đích cung cấp mộtkhung công cụ rõ ràng và thống nhất cho việc báo cáo các vấn đề bền vững, giúp các tổchức truyền đạt thông tin một cách minh bạch và hiệu quả. Mục tiêu chính của bài viết này là phân tích sâu rộng về IFRS S1 và IFRS S2. Bằngviệc tập trung vào các khía cạnh tự nhiên và xã hội liên quan đến rủi ro và cơ hội do biếnđổi khí hậu mang lại, bài viết nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiểu sâu sắc các yếu tố nàytrong quá trình báo cáo. Qua đó, nó cung cấp cái nhìn toàn diện về cách thức các DN có thểtích hợp các vấn đề liên quan đến khí hậu vào báo cáo bền vững của họ, đồng thời phản ánhmột cách chính xác những tác động và cơ hội mà biến đổi khí hậu mang lại. Bài viết nhằmmục đích, giúp các DN, nhà quản lý và các bên liên quan khác, hiểu rõ hơn về cách thứctriển khai các tiêu chuẩn IFRS S1 và IFRS S2 một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việcnhận diện và đánh giá các rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu, cũng như việc phát triểncác chiến lược và chính sách để quản lý những rủi ro và tận dụng cơ hội này. Ngoài ra, bàiviết cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc giao tiếp hiệu quả giữa các DN và các bên liênquan. Việc này không chỉ giúp cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, mà còn hỗtrợ các nhà đầu tư và các bên liên quan khác trong việc đánh giá và phản hồi với các vấn đềbền vững. Bài viết kỳ vọng, sẽ góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng của các DN trong việctriển khai các tiêu chuẩn bền vững, đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến khí hậu. Qua đó,góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và chịu trách nhiệm đối với môi trườngvà xã hội, đồng thời tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai. 2. Tổng quan về IFRS S1 và IFRS S2 2 Trong bối cảnh hiện đại, khi mà các vấn đề bền vững và biến đổi khí hậu ngày càngđược quan tâm, việc nắm bắt và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như IFRS S1 và IFRS S2trở nên cực kỳ quan trọng. Cả hai tiêu chuẩn này đều là những bước tiến quan trọng trongviệc thiết lập một khuôn khổ báo cáo tài chính liên quan đến bền vững và khí hậu. IFRS S1 - Yêu cầu chung về công bố thông tin tài chính liên quan đến phát triểnbền vững IFRS S1, một chuẩn mực đầu tiên và cốt lõi trong việc báo cáo thông tin bền vững,đưa ra các yêu cầu cụ thể cho việc công bố thông tin (CBTT) tài chính liên quan đến bềnvững. Chuẩn mực này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin minh bạch vàđáng tin cậy về cách thức mà các DN tạo ra hoặc phá hủy giá trị bền vững. Điều này b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: