Danh mục

Phân tích kỹ thuật: Giới thiệu chung về phân tích kỹ thuật

Số trang:      Loại file: pdf      Dung lượng: 405.13 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ ( trang) 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ những phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực thị trường chứng khoán có một nghĩa hoàn toàn khác với ngôn ngữ thông dụng. Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu các hành động hành vi của bản thân thị trường
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích kỹ thuật: Giới thiệu chung về phân tích kỹ thuật PHÂN TÍCH KỸ THUẬT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Từ ngữ phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực thị trường chứng khoán có một nghĩa hoàn toàn khác với ngôn ngữ thông dụng. Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu các hành động hành vi của bản thân thị trường, khác với việc phân tích hàng hoá trên thị trường. Phân tích kỹ thuật là khoa học ghi chép biểu đồ dưới dạng đồ thị các giao dịch cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu trong quá khứ và từ đó vẽ ra được bức tranh về xu thế trong tương lai. Đồ thị là công cụ của nhà phân tích kỹ thuật. Đồ thị có thể biểu thị bất kỳ sự việc gì xảy ra trên thị trường hoặc các chỉ số tính ra từ các đại lượng đó. Đồ thị có thể theo đơn vị tháng, đơn vị tuần, ngày, giờ. Đồ thị có thể biểu thị đại lượng tỷ lệ giữa doanh thu trên giá chứng khoán, đại lượng giá trung bình của các cổ phiếu được mua bán nhiều nhất v.v... Nói cách khác là các chỉ số được tính ra từ các đại lượng thống kê về các giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Trên đồ thị người ta cố gắng tìm ra quy luật về các tín hiệu báo trước về sự thay đổi của xu thế giá. Trong thực tế chỉ cần có các đồ thị biên độ giá giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa và khối lượng giao dịch trong ngày. Đồ thị theo ngày sẽ được bổ sung bởi các đồ thị theo tuần, theo tháng. Cần chú ý rằng giá đóng cửa đặc biệt quan trọng, còn giá mở cửa chỉ có ý nghĩa cho việc mở đầu giá cho một ngày giao dịch. Người ta cho rằng việc tính ra giá trị nội tại của một cổ phiếu là không có ý nghĩa. Tất nhiên, các thống kê của phân tích cơ bản đã được phản ánh trong phương trình cung - cầu. Nhưng còn có nhiều nhân tố khác tác động lên cung - cầu. Giá thị trường không chỉ phản ánh các nhận định khác nhau về giá cả của những người phân tích, mà còn phản ánh tất cả các hy vọng, lo lắng, phỏng đoán và trạng thái tâm lý của hàng trăm nghìn người mua, người bán tiềm tàng, cũng như các nhu cầu và các nguồn lực tài chính của họ, tất cả các nhân tố mà thống kê chưa phản ánh được, nhưng lại được tổng hợp, cân nhắc và được phản ánh cuối cùng bằng một giá trị chính xác mà người mua và người bán gặp gỡ nhau và thực hiện giao dịch. Giá cả là điểm duy nhất họ quan tâm. Những nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các con số thống kê phân tích cơ bản là thuộc vào quá khứ, đã lạc hậu, vì thị trường không quan tâm đến quá khứ hoặc ngay cả hiện tại. Thị trường luôn nhìn vào phía trước, cố gắng xử thế với các diễn biến trong tương lai, cân nhắc, đánh giá và cân bằng lại tất cả các đánh giá, các phỏng đoán của hàng trăm nghìn các nhà đầu tư là những người nhìn vào tương lai từ các góc độ khác nhau và qua ống kính khác nhau. Nói tóm lại, giá hiện tại được xác lập trên thị trường đã kết hợp tất cả các thông tin cơ bản mà các nhà phân tích thống kê muốn tìm hiểu. Một sự thật hiển nhiên được công nhận là các giá cả biến thiên theo xu thế và rằng xu thế có chiều hướng tiếp tục cho đến khi có một cái gì đó xảy ra làm thay đổi sự cân bằng cung - cầu. Các thay đổi đó có thể nhận biết qua các hành vi của bản thân thị trường. Một số quy luật, hình dáng, mức độ có thể xuất hiện trên đồ thị và có một ý nghĩa nào đó và có thể sử dụng để phân tích diễn biến trong tương lai. Nhưng chúng cũng không phải là chân lý tuyệt đối không hề có sai sót. Nhà phân tích kỹ thuật thậm chí có thể phân tích đồ thị mà không cần biết đó là cổ phiếu gì, với điều kiện các thông tin về giao dịch là đúng và bao quát một thời gian đủ dài để họ có thể nghiên cứu các hành vi của thị trường. Họ có thể mua bán một loại chứng khoán mà không cần biết về công ty, về ngành nghề, về sản phẩm công 1 ty cung cấp. Tuy vậy chỉ những chuyên gia phân tích có kinh nghiệm mới đủ khả năng thực hành các giao dịch loại chứng khoán này. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT- LÝ THUYẾT DOW Cơ sở của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow. Bản thân Charler H. Dow, cha đẻ của lý thuyết Dow lúc khởi đầu không coi lý thuyết của mình là công cụ để dự báo thị trường cổ phiếu hoặc là công cụ hướng dẫn cho các nhà đầu tư, mà chỉ xem xét chúng như là một hàn thử biểu về xu thế chung của thị trường. William P.Hamilton, người kế nghiệp, đã biên soạn lại thành lý thuyết Dow hiện đại ngày nay. Thuật ngữ xu thế chung của thị trường được hiểu là chỉ số giá trung bình của một số cổ phiếu đại diện. LÝ THUYẾT DOW ĐƯA RA CÁC TIỀN ĐỀ CƠ BẢN SAU: a. Chỉ số trung bình phản ánh tất cả các hành vi của thị trường. Nó phản ánh toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, nó bao gồm những người có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện, nó trung bình hoá lại tất cả các biến động từng ngày, tất cả những cái gì diễn ra và các điều kiện tác động lên cung và cầu các cổ phiếu, kể cả những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được cũng được phản ánh vào chỉ số trung bình. b. Ba xu thế thị trường Xu thế dài hạn của giá các cổ phiếu được gọi là xu thế cấp một. Xu thế này biểu thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm và kết quả là có sự tăng hoặc giảm giá 20%. Trên đường diễn biến xu thế cấp một xuất hiện các giai đoạn bị ngắt quãng bởi xu thế cấp hai đi ngược với xu thế cấp một, nó là các phản ứng hoặc các điều chỉnh khi xu thế cấp một tăng hoặc giảm quá mức trong một gai đoạn nào đó. Xu thế cấp hai lại bao gồm các xu thế cấp ba, thường là các biến động ngày này qua ngày khác, là xu thế không có vai trò quan trọng đối với thị trường. c. Xu thế cấp một Đó là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí vài năm. Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá reaction, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con b ...

Tài liệu được xem nhiều: