Danh mục

Phân tích lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 365.56 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng chỉ số RCA để phân tích lợi thế so sánh các ngành sản phẩm HS 2 của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng các ngành sản phẩm của Việt Nam hiện tại có lợi thế so sánh là 29/97 ngành, và còn ở mức tương đối thấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH CÁC NGÀNH SẢN PHẨM CỦA VIỆT NAM TS. Trần Văn Đức Trường Đại học Kinh tế - Luật ductv@uel.edu.vn TÓM TẮT Xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Bài viết sử dụng chỉ số RCA để phân tích lợi thế so sánh các ngành sản phẩm HS 2 của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng các ngành sản phẩm của Việt Nam hiện tại có lợi thế so sánh là 29/97 ngành, và còn ở mức tương đối thấp. Cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2017 chưa có sự thay đổi đột phá, các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh chủ yếu là nông sản, nguyên liệu thô, các sản phẩm chế biến thâm dụng tài nguyên và lao động phổ thông. Phần lớn các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh trong thời gian gần đây (2010-2017) có chỉ số RCA với xu hướng bắt đầu giảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra các ngành sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sẽ trở thành các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh trong thời gian tới: HS 95; HS 20, HS 90, HS 21, HS 23, HS 28, HS 72, HS 84, HS 76 và HS 74. Từ khóa: Việt Nam; lợi thế so sánh; chỉ số lợi thế so sánh hiển thị, RCA.1. Giới thiệu Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinhtế hết sức mạnh mẽ, ký kết và tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do. Xuất khẩu của Việt Nam cótốc độ tăng trưởng hàng năm cao (bảng 1), và trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có thay đổi tích cực với sựxuất hiện của các ngành sản phẩm công nghệ cao bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu truyền thống (bảng 2). Vìvậy, một đánh giá tổng thể về lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam là rất cần thiết cho địnhhướng chính sách thương mại của Chính phủ, cũng như chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Phântích, đánh giá lợi thế so sánh của Việt Nam trên cơ sở chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA) đã được đề cậpbởi các nghiên cứu trong nước và nước ngoài từ cuối những năm 1990 cho tới thời điểm gần đây. Trong bốicảnh xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và thay đổi khá nhanh về cơ cấu hàng hóa thì việc cậpnhật đánh giá lợi thế so sánh của Việt Nam là hết sức cần thiết. Bảng 1: Kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Việt Nam Năm Kim ngạch xuất khẩu (tr. USD) Tăng trưởng hàng năm (%) 2002-05 23.947 21,2 2006-10 56.081 17,4 2011 96.906 34,2 2012 114.529 18,2 2013 132.033 15,3 2014 150.217 13,8 2015 162.017 7,9 2016 176.581 9,0 77 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2017 213.931 21,2 Nguồn: Tính toán theo số liệu Trade Map của International Trade Centre – ITC Mục tiêu của nghiên cứu là xác định lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam và phân tích xuthế vận động trong giai đoạn 2001-2017: xác định các ngành hiện nay Việt Nam có lợi thế so sánh, cácngành sản phẩm tiềm năng mà Việt Nam có thể sẽ có lợi thế so sánh trong tương lai gần. Bài viết sử dụng chỉ số RCA để phân tích lợi thế so sánh, và kết hợp phân tích xuất khẩu các ngànhsản phẩm để đánh giá vai trò của các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh trong xuất khẩu của Việt Nam. Dotrong thực tế xuất nhập khẩu và quản lý nhà nước luôn sử dụng “Danh mục Mô tả hàng hoá và Hệ thống mãsố Hài hoà”, gọi tắt là Hệ thống Điều hoà - HS (Harmonized Commodity Description and Coding System),nên số liệu thống kê theo danh mục HS sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này. Việc phân tích sử dụng sốliệu thống kê theo danh mục HS cũng giúp kết quả nghiên cứu dễ dàng tiếp cận hơn với các cơ quan quản lýnhà nước và các doanh nghiệp.Bảng 2: Kim ngạch và tỷ trọng trong tổng xuất khẩu một số ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tính trung bình trong giai đoạn 2015-17 Mã Kim ngạch Tỷ trọngStt Ngành sản phẩm HS ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: