Danh mục

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên văn phòng trên địa bàn Hà Nội

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên văn phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) và nghiên cứu định lượng (phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy) để xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của nó tới thái độ làm việc của nhân viên văn phòng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên văn phòng trên địa bàn Hà Nội PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Dương Thị Hoài Nhung1,*, Đỗ Thị Thanh Hải1 Tóm tắt: Mục tiêu của bài viết nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên văn phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) và nghiên cứu định lượng (phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy) để xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của nó tới thái độ làm việc của nhân viên văn phòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng tích cực cùng chiều đến thái độ làm việc của nhân viên văn phòng, bao gồm: (1) Bản chất công việc, (2) Thu nhập, (3) Quan hệ đồng nghiệp, (4) Lãnh đạo. Trong đó, yếu tố Bản chất công việc có tác động mạnh nhất đến thái độ làm việc của nhân viên văn phòng. Kết quả nghiên cứu đã được thảo luận giúp hiểu hơn về thái độ và hành vi của nhân viên nơi công sở. Và đây cũng là cơ sở cho các doanh nghiệp, tổ chức có thể điều chỉnh, xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp để có thể sử dụng tối ưu nguồn nhân lực. Từ khóa: Thái độ làm việc, nhân viên văn phòng. 1. GIỚI THIỆU Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự thành lập mới của hàng loạt doanh nghiệp thì việc cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 tràn lan, doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng rất nhiều. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thì có tới 87,2% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”, chỉ có gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”. Trước tình trạng đó, mỗi doanh nghiệp 1 Trường Đại học Ngoại thương * Tác giả liên hệ. Email: nhungdth@ftu.edu.vn 182 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... cần sử dụng và phát huy tối đa nguồn lực của mình. Nguồn nhân lực từ trước đến nay vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là nhân tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ có thấu hiểu, nắm bắt được thái độ làm việc của nhân viên mới là cách để phát triển nguồn nhân lực tốt nhất. Đặc biệt, khi đối tượng nhân viên văn phòng ngày càng chiếm số lượng lớn trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu thái độ làm việc của nhân viên là một cách để thấu hiểu mong muốn, nguyện vọng và hành vi của họ. Do đó, bài viết này hướng tới khám phá và xác định mức tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên văn phòng trên địa bàn Hà Nội. Từ đó giúp doanh nghiệp, nhà quản lý có thể điều chỉnh được thái độ nhân viên, xây dựng được các chính sách phù hợp trong công tác quản trị nguồn nhân lực để có thể giữ chân nhân lực và tăng cường sự hài lòng của mọi nhân viên trong doanh nghiệp. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG 2.1. Khái niệm “thái độ “ Năm 1918 đánh dấu sự xuất hiện của lĩnh vực tâm lý học và từ đó cũng xuất hiện những nghiên cứu về thái độ. Mặc dù theo thời gian, thuật ngữ “thái độ” có sự thay đổi, phát triển thêm nhưng nhìn chung vẫn tập trung vào thái độ hài lòng hay không hài lòng. Theo Judge & Kammeyer (2012), định nghĩa thái độ là khía cạnh tâm lý khi đánh giá thực thể với mức độ hài lòng hoặc không hài lòng. Thái độ công việc là một trường hợp đặc biệt của thái độ. Có nhiều nghiên cứu về những yếu tố đặc trưng của thái độ làm việc, nhưng đa số các nhà tâm lý học tán thành với mô hình thái độ của Ostrom (mô hình ABC) bao gồm 3 yếu tố: Affective (cảm xúc), Behavioral (Hành vi) và Cognitive (Nhận thức). Nhận thức là những suy nghĩ và niềm tin về đối tượng. Nó là khả năng tư duy của con người, là quá trình mà một người lựa chọn và phân tích để có thể hiểu hơn về thế giới, môi trường xung quanh. Con người có xu hướng nhận thức chọn lọc, tập trung vào những thông tin phù hợp với thái độ và niềm tin của họ, lướt qua những tin không phù hợp. Còn cảm xúc là cảm nghĩ của cá nhân về đối tượng, cảm xúc có thể là tốt hoặc xấu, tích cực hay Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 183 tiêu cực. Hành vi nói lên tác động của cá nhân lên đối tượng dựa theo hướng đã nhận thức. Như vậy, thái độ là một trạng thái cảm xúc, được diễn tả thông qua các hành vi về lời nói, hành động, cử chỉ và nét mặt. Thái độ được cấu thành từ 3 thành phần: nhận thức, cảm xúc và hành vi. Thái độ được hình thành và điều chỉnh thông qua những tình huống thực tế phản ánh trạng thái tâm lý, cảm xúc của con người. 2.2. Khái niệm “thái độ làm việc” Theo Judge (2012) thì “thái độ làm việc là tổng hợp các đánh giá, nhận định về công việc của nhân viên tạo nên cảm xúc, niềm tin và sự gắn bó với công việc của một cá nhân”. Thái độ được hình thành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: