Danh mục

Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.18 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xưa nay nói đến nhân vật nữ xấu nhất trong tác phẩm văn học, người ta sẽ không đắn đo khi nghĩ ngay đến nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Một nhân vật nữ hội đủ ba “phẩm chất”: Xấu xí, nghèo hèn, dở hơi nhưng chính người đàn bà, đó chứ không phải ai khác, “đánh thức” bản năng con người trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại - Chí Phèo. Điều gì ở Thị Nở đã giúp Thị làm được điều đó? Mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu này để hiểu rõ hơn về nhân vật Thị Nở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo - Nam CaoVĂN MẪU LỚP 11TỔNG HỢP 8 BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THỊ NỞ TRONGTRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO – NAM CAOBÀI MẪU SỐ 1:Xưa nay nói đến nhân vật nữ xấu nhất trong tác phẩm văn học, người ta sẽ khôngđắn đo khi nghĩ ngay đến nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn NamCao. Nam Cao miêu tả nhân vật của mình điển hình đến nỗi Thị đàng hoàng bước ra khỏitác phẩm, ngang nhiên mang theo tên tuổi và sống mãi trong lòng bạn đọc. Một nhân vậtnữ hội đủ ba “phẩm chất”: Xấu xí, nghèo hèn, dở hơi. Có vẻ như nhà văn Nam Cao đãquá bất công với nhân vật của mình, nhất là khi nhân vật đó là nữ giới, sinh ra đã đượcđời ban tặng cho một mĩ từ - phái đẹp. Phải chăng, Thị Nở là một khối tự nhiênkhông đẽo gọt, mang theo “ác cảm” của nhà văn khi sáng tạo? Là một người đàn bà thựcsự xấu “ma chê quỷ hờn” đến thế? Đã miêu tả vậy, Nam Cao còn để chính người đàn bà,đó chứ không phải ai khác, “đánh thức” bản năng con người trong con quỷ dữ của làngVũ Đại - Chí Phèo. Điều gì ở Thị Nở đã giúp Thị làm được điều đó?Nếu như Thúy Kiều có thể làm chàng Từ Hải (Truyện Kiều - Nguyễn Du) rungđộng bằng vẻ đẹp lộng lẫy, tài chơi đàn tuyệt hảo và con mắt biết nhìn kẻ sĩ anh hùngthời loạn; Esmeralda cảm hoá được thằng Gù trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris,hay nhân vật công chúa trong “Công chúa và quái vật đã cảm hoá được quái vật bằngchính đức hạnh của họ, thì Thị Nở hoàn toàn không có được những phẩm chất đó.Thị được Nam Cao miêu tả “Thị sinh ra vốn đã xấu: “mặt của thị thực là một sựmỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài,thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại cònđược hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cáimũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫnnhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nênchúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêmmột lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thếnhững cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần chosự xấu....Chắc hẳn, bạn đọc không khỏi rùng mình khi đọc những trang văn miêu tả về mộtcô gái. Có lẽ, cũng vì quá hiện thực hóa khi miêu tả mà có một thời, Nam Cao đã bị quykết là “chủ nghĩa tự nhiên”. Xưa nay, đôi mắt bồ câu, lông mày lá liễu, cái mũi dọc dừavốn là những chuẩn mực về vẻ đẹp người phụ nữ. Nhưng với Thị Nở thì hoàn toàn ngượclại, có thể nói, nhân vật trong tác phẩm văn học và cả ngoài đời thực, không một phụ nữnào có thể xấu hơn Thị được nữa. Đã thế, run rủi thế nào Thị lại gặp Chí Phèo, một kẻcùng đường và là con quái vật của làng Vũ Đại.Nếu quái vật trong “công chúa và quái vật” có vẻ ngoài xấu xí nhưng tâm hồn làcủa một chàng hoàng tử tốt bụng thì Chí Phèo lại là một con quỷ cả về thể xác lẫn linhhồn. Chí đã bị tha hoá một cách triệt để. Làm sao có thể yêu được một con quỷ như thế.Thế nhưng, Thị Nở đã có tình cảm ấy với Chí Phèo. Đêm trăng định mệnh đã xảy ra. Mộtkẻ dở hơi, xấu xí gặp một kẻ cùng đường, lưu manh hóa, và họ “yêu nhau”. Có lẽ, đây làlần đầu tiên trong đời họ được yêu thương đúng nghĩa con người nhất. Và cũng chính sauđêm đó, lần đầu tiên, Chí Phèo biết nghĩ vẩn vơ, biết rưng rưng nước mắt. Nghĩa là biếtrung động trước cuộc đời. Điều đó phải chăng có được do bản năng dục tính? Vậy, nếunhư sau đêm trăng đó, Thị Nở biến mất khỏi cuộc đời Chí thì liệu hắn có thức tỉnh nhưvậy hay không?Người đàn bà xấu đó trở về nhà sau đêm trăng và thị nghĩ: “mình bỏ hắn lúc nàythì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như vợ chồng. Tiếngvợ chồng, thấy ngường ngượng mà thinh thích... Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi hômnay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra đượcmồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà…”.Thật kì diệu! một người đàn bà ngẩn ngơ, dở hơi như được lột xác và trở thànhmột phụ nữ biết quan tâm, chăm sóc người khác như thế. Không những thế mà ánh mắt,cử chỉ của Thị khi tự tay mang bát cháo hành sang cho Chí - người mà Thị đã coi nhưngười đàn ông của đời mình, cũng chứa đầy yêu thương, lo lắng (“Thị Nở thì chỉ nhìntrộm hắn, rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên&rdquo . Ai đó đã từng nói rằng“mọi thứ đều đẹp dưới con mắt của kẻ đang yêu”, quả đúng như thế thật. Chính tình yêuđã biến Thị thành một người đàn bà có duyên - ít nhất là với Chí Phèo. Đây có lẽ làkhoảnh khắc lung linh nhất trong cuộc đời Thị Nở, khoảnh khắc đẹp nhất của người phụnữ khi được yêu. Thị đã yêu và được yêu. Tình yêu đó đánh thức bản năng biết yêuthương, quan tâm, chăm sóc trong con người Thị.Chỉ một phút chốc, trái tim “nét hạnh” của ngươì đàn bà ấy “bật sáng”. Nhữnghành động, cử chỉ, việc làm ấy của Thị Nở khiến chúng ta nao lòng và quên mất Thị làngười thế nào. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: