Bài viết "Phân tích những điểm mới căn bản của chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới hiện hành, ý nghĩa tích cực, hạn chế và khuyến nghị chính sách" trình bày những điểm mới, ý nghĩa, hạn chế và đề xuất một số ý kiến nhằm khuyến nghị chính sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích những điểm mới căn bản của chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới hiện hành, ý nghĩa tích cực, hạn chế và khuyến nghị chính sách
PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MỚI CĂN BẢN CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI HIỆN HÀNH,
Ý NGHĨA TÍCH CỰC, HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
ThS. Đoàn Thị Thu Hương
Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính
Tóm tắt
Các chính sách, chế độ về kinh doanh bảo hiểm, ở mức độ khác nhau đều có tác động
đến đời sống kinh tế - xã hội. Trong số đó, có thể nói, chính sách, chế độ về bảo hiểm xe cơ
giới bắt buộc có tác động sâu rộng nhất bởi lẽ xe cơ giới (đặc biệt là xe máy) là phương tiện
mà gần như mọi gia đình ở Việt Nam đều sở hữu. Chính vì vậy, việc ban hành, sửa đổi và áp
dụng các chính sách này đều nhận được sự quan tâm, phản hồi của công chúng và đặc biệt,
những hạn chế, bất cập nếu có ở những chính sách, chế độ ban hành ngay lập tức sẽ tạo ra
làn sóng dư luận bất bình trên các mạng xã hội và chính nó tạo sức ép rất lớn cho các nhà
làm luật. Qua bài viết này, chúng tôi muốn tham luận về những điểm mới, ý nghĩa, hạn chế
và đề xuất một số ý kiến nhằm khuyến nghị chính sách.
Từ khóa: Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc,
mức trách nhiệm, phí bảo hiểm, tạm ứng bồi thường
1. Phân tích những điểm mới căn bản và ý nghĩa tích cực của chế độ bảo hiểm
trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới hiện hành
Chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc của chủ xe cơ giới lần đầu tiên
được thể chế hóa ở Việt Nam qua Nghị định số 30/HĐBT ngày 10/3/1988. Từ đó đến nay,
Nghị định này đã không ít lần được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế.
Lần thay đổi gần nhất qua việc ban hành Nghị định số 03/2021/NĐ-CP và Thông tư số
04/2021/TT-BTC.
Nghị định số 03/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/01/2021 thay thế Nghị
định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ và Thông tư số 04/2021/TT-BTC
do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/1/2021 thay thế cho Thông tư số 22/2016 ngày
16/02/2016 của Bộ Tài chính về bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới, đã quy định
nhiều điểm mới, cụ thể được trình bày dưới đây.
1.1. Nâng mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người
Cụ thể, theo quy định cũ, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tính mạng sức
khỏe của bên thứ ba và của hành khách là 100 triệu đồng/người/vụ. Như vậy, trách nhiệm bồi
thường của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đối với thiệt hại về một người trong mỗi vụ tai
365
nạn tối đa là 100 triệu đồng, phần thiệt hại vượt quá 100 triệu đồng/người (nếu có) thì chủ xe
phải tự bỏ tiền để đền bù cho nạn nhân hoặc gia đình họ.
Theo quy định mới, mức trách nhiệm này được nâng lên thành 150 triệu
đồng/người/vụ, bằng 150% mức trách nhiệm bảo hiểm cũ. Điểm mới này một mặt phù hợp
với tình hình mặt bằng thu nhập, giá cả vật tư y tế và chi phí y tế giai đoạn hiện tại, mặt khác,
trong điều kiện phí bảo hiểm không thay đổi hoặc tăng không đáng kể, việc nâng mức trách
nhiệm bảo hiểm thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm và
bên bị thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ.
1.2. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử
Theo quy định tại khoản 4, Điều 6 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, từ ngày 01/3/2021,
khi mua bảo hiểm bắt buộc, tùy theo yêu cầu của chủ xe, DNBH có thể cấp Giấy chứng nhận
bảo hiểm điện tử. Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử có giá trị như Giấy chứng nhận bảo
hiểm truyền thống (bản cứng). Điểm mới này tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ xe, lái xe
trong việc bảo quản, gìn giữ và phù hợp với điều kiện công nghệ thông tin và tuân thủ các
quy định của Luật Giao dịch điện tử. Với quy định này, người tham gia giao thông không
nhất thiết phải mang theo bản cứng Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi tham gia
giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ
quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Quy định về thời hạn bảo hiểm linh hoạt hơn
Cụ thể, quy định cũ chỉ cho phép DNBH bán bảo hiểm với thời hạn tối đa một năm.
Quy định này vừa gây lãng phí cho DNBH trong việc in, cấp và quản lý ấn chỉ vừa gây bất
tiện cho chủ xe. Những chủ xe mô tô dù muốn mua bảo hiểm nhiều năm liền nhưng DNBH
cũng không được bán. Đặc biệt, với chủ xe ô tô mới, do thời hạn đăng kiểm những năm đầu
là hơn một năm (hai năm rưỡi hoặc một năm rưỡi) nên có sự lệch pha giữa thời hạn của Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường với Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chính
sự lệch pha này khiến nhiều chủ xe cảm thấy phiền toái và thường bị quên tái tục bảo hiểm
khi chưa đến kỳ đăng kiểm xe. Để tạo điều kiện cho các DNBH và các chủ xe, chế độ bảo
hiểm mới có 02 điểm sửa đổi tại điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 9 Nghị định số 03/2021/NĐ-
CP như sau:
“a) Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe
có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn bảo hiểm tối thiểu
là 01 năm và tối đa là 03 năm.
b) Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 01 năm và thời hạn tối
đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời
hạn trên 01 năm”.
366
1.4. Phí bảo hiểm có thể cao hơn tối đa 15%
Theo khoản 3, Điều 7 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, căn cứ vào lịch sử tai nạn của
từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, DNBH chủ động xem xét, điều chỉnh
tăng phí bảo hiểm; mức tăng phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm do Bộ Tài
chính quy định. Đ ...