Phân tích phương tiện liên kết ngữ pháp trong việc tăng cường kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành tài chính cho sinh viên năm ba tại trường Đại học Tài chính – Kế toán
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 398.48 KB
Lượt xem: 83
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung phân tích những phương tiện liên kết ngữ pháp được sử dụng trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành (TACN) tài chính. Qua đó, đưa ra những đề xuất trong việc dạy và học các bài đọc TACN tài chính nhằm góp phần nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên năm ba tại trường Đại học Tài chính – Kế toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích phương tiện liên kết ngữ pháp trong việc tăng cường kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành tài chính cho sinh viên năm ba tại trường Đại học Tài chính – Kế toán ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN PHÂN TÍCH PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT NGỮ PHÁP TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN NĂM BA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ANALYSIS OF GRAMMATICAL COHESIVE DEVICES IN ENHANCING READING COMPREHENSION IN ESP FOR UFA THIRD-YEAR FINANCE MAJORS Ngày nhận bài : 22/9/2021 ThS. Bùi Thị Thu Vân Ngày nhận kết quả phản biện : 12/12/2021 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 22/12/2021 TÓM TẮT Tính liên kết đóng một vai trò quan trọng trong việc hiểu một văn bản. Tuy nhiên, việc nhận biết các phương tiện liên kết để hiểu được văn bản tiếng Anh không phải là điều dễ dàng đối với sinh viên không chuyên. Bài báo này tập trung phân tích những phương tiện liên kết ngữ pháp được sử dụng trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành (TACN) tài chính. Qua đó, đưa ra những đề xuất trong việc dạy và học các bài đọc TACN tài chính nhằm góp phần nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên năm ba tại trường Đại học Tài chính – Kế toán. Các bài đọc là các văn bản miêu tả chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính – kế toán được phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết của Halliday và Hassan (1976) về các phương tiện liên kết ngữ pháp. Nghiên cứu cho thấy có 678 phương tiện liên kết được sử dụng trong các bài đọc TACN tài chính, trong đó Phép quy chiếu chiếm 61% (411), Phép nối chiếm 37,7% (258), thấp nhất là Phép thế và Phép tỉnh lược, lần lượt là 0,7% và 0,6%. Kết quả cũng cho thấy các bài đọc sử dụng khá phong phú các phương tiện liên kết ngữ pháp giúp bài đọc mạch lạc và dễ hiểu, từ đó đưa ra những đề xuất giúp đọc hiểu các bài đọc TACN tài chính của sinh viên trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Từ khóa: phương tiện liên kết ngữ pháp, bài đọc, tiếng Anh chuyên ngành tài chính ABSTRACT Cohesion plays an important role in understanding a text. However, recognizing the linking devices for understanding English texts is not easy for non-English major students. This article focuses on analyzing the grammatical cohesion devices used in the textbook of “English for Finance”. By drawing out the implications for teachers and students, to some extent, a little contribution to improve reading comprehension skills for UFA third-year Finance majors. The reading texts are specialized descriptive ones in the field of finance and accounting and were analyzed using Halliday and Hasan’s (1976) theory related to grammatical cohesion devices. The findings revealed that 678 grammatical cohesion devices were used in the reading texts in which the highest frequency of occurrence is reference at 61% (411), conjunction is at 37.7% (258), and the two lowest ones were subsitition and ellipsis at 0.7% and 0.6% respectively. Moreover, the findings also showed that the reading texts use quite a lot of grammatical cohesion devices to create coherence and understandibility, and the implications are, accordingly, given to help students comprehend the texts more easily and effectively. Key words: grammatical cohesive devices, reading texts, English for Finance 105 TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 1. Đặt vấn đề Hiện nay, việc giảng dạy tiếng Anh chú trọng vào việc luyện cả kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học ở tất cả các cấp học, trong đó đọc hiểu là đặc biệt quan trọng trong xu thế toàn cầu. Tiếng Anh nói chung và TACN nói riêng là một công cụ đắc lực và cần thiết để tiếp cận với kho tàng tri thức chung của nhân loại bởi lẽ nếu tiếng Anh của chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp thông thường mà thiếu đi lượng từ vựng học thuật chuyên ngành thì việc tiếp cận nguồn tư liệu này sẽ vô cùng khó khăn, cản trở trong việc kết nối với thế giới bên ngoài, khiến chúng ta đi lùi so với thời đại. Vì vậy, TACN không chỉ giúp cho người học có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về lĩnh vực chuyên môn của mình, mà còn giúp mở rộng cánh cửa cho con đường nghề nghiệp tương lai. Để đáp ứng nhu cầu đó, song song với tiếng Anh cơ bản, TACN đang được chú trọng hơn tại các trường đại học. Tuy nhiên, trong quá trình đọc hiểu TACN, sinh viên gặp những khó khăn về từ vựng, ngữ pháp, đặc biệt là các phép liên kết giữa các câu và các đoạn văn trong bài đọc. Trong phạm vi của bài báo này, bằng phương pháp mô tả, phân tích, định lượng và định tính, tác giả phân tích các phương tiện liên kết ngữ pháp trong 10 bài đọc có độ dài từ 250 từ đến 650 từ của giáo trình TACN tài chính cho sinh viên năm ba tại Trường đại học Tài chính – Kế toán, từ đó đưa ra một vài đề xuất đối với giảng viên và sinh viên nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng đọc hiểu các bài đọc TACN nói chung và TACN tài chính nói riêng một cách hiệu quả. 2. Khái niệm về phương tiện liên kết ngữ pháp Thuật ngữ “liên kết” được M. A. K. Halliday và R. Hassan đưa ra năm 1976 trong công trình “Liên kết trong tiếng Anh” và được xem là nền móng cho việc nghiên cứu liên kết trong văn bản. Phương tiện liên kết đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự gắn kết giữa các mệnh đề, câu và đoạn văn, từ đó tạo cho bài viết một sự logic, mạch lạc. Halliday ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích phương tiện liên kết ngữ pháp trong việc tăng cường kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành tài chính cho sinh viên năm ba tại trường Đại học Tài chính – Kế toán ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN PHÂN TÍCH PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT NGỮ PHÁP TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN NĂM BA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ANALYSIS OF GRAMMATICAL COHESIVE DEVICES IN ENHANCING READING COMPREHENSION IN ESP FOR UFA THIRD-YEAR FINANCE MAJORS Ngày nhận bài : 22/9/2021 ThS. Bùi Thị Thu Vân Ngày nhận kết quả phản biện : 12/12/2021 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 22/12/2021 TÓM TẮT Tính liên kết đóng một vai trò quan trọng trong việc hiểu một văn bản. Tuy nhiên, việc nhận biết các phương tiện liên kết để hiểu được văn bản tiếng Anh không phải là điều dễ dàng đối với sinh viên không chuyên. Bài báo này tập trung phân tích những phương tiện liên kết ngữ pháp được sử dụng trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành (TACN) tài chính. Qua đó, đưa ra những đề xuất trong việc dạy và học các bài đọc TACN tài chính nhằm góp phần nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên năm ba tại trường Đại học Tài chính – Kế toán. Các bài đọc là các văn bản miêu tả chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính – kế toán được phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết của Halliday và Hassan (1976) về các phương tiện liên kết ngữ pháp. Nghiên cứu cho thấy có 678 phương tiện liên kết được sử dụng trong các bài đọc TACN tài chính, trong đó Phép quy chiếu chiếm 61% (411), Phép nối chiếm 37,7% (258), thấp nhất là Phép thế và Phép tỉnh lược, lần lượt là 0,7% và 0,6%. Kết quả cũng cho thấy các bài đọc sử dụng khá phong phú các phương tiện liên kết ngữ pháp giúp bài đọc mạch lạc và dễ hiểu, từ đó đưa ra những đề xuất giúp đọc hiểu các bài đọc TACN tài chính của sinh viên trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Từ khóa: phương tiện liên kết ngữ pháp, bài đọc, tiếng Anh chuyên ngành tài chính ABSTRACT Cohesion plays an important role in understanding a text. However, recognizing the linking devices for understanding English texts is not easy for non-English major students. This article focuses on analyzing the grammatical cohesion devices used in the textbook of “English for Finance”. By drawing out the implications for teachers and students, to some extent, a little contribution to improve reading comprehension skills for UFA third-year Finance majors. The reading texts are specialized descriptive ones in the field of finance and accounting and were analyzed using Halliday and Hasan’s (1976) theory related to grammatical cohesion devices. The findings revealed that 678 grammatical cohesion devices were used in the reading texts in which the highest frequency of occurrence is reference at 61% (411), conjunction is at 37.7% (258), and the two lowest ones were subsitition and ellipsis at 0.7% and 0.6% respectively. Moreover, the findings also showed that the reading texts use quite a lot of grammatical cohesion devices to create coherence and understandibility, and the implications are, accordingly, given to help students comprehend the texts more easily and effectively. Key words: grammatical cohesive devices, reading texts, English for Finance 105 TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 1. Đặt vấn đề Hiện nay, việc giảng dạy tiếng Anh chú trọng vào việc luyện cả kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học ở tất cả các cấp học, trong đó đọc hiểu là đặc biệt quan trọng trong xu thế toàn cầu. Tiếng Anh nói chung và TACN nói riêng là một công cụ đắc lực và cần thiết để tiếp cận với kho tàng tri thức chung của nhân loại bởi lẽ nếu tiếng Anh của chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp thông thường mà thiếu đi lượng từ vựng học thuật chuyên ngành thì việc tiếp cận nguồn tư liệu này sẽ vô cùng khó khăn, cản trở trong việc kết nối với thế giới bên ngoài, khiến chúng ta đi lùi so với thời đại. Vì vậy, TACN không chỉ giúp cho người học có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về lĩnh vực chuyên môn của mình, mà còn giúp mở rộng cánh cửa cho con đường nghề nghiệp tương lai. Để đáp ứng nhu cầu đó, song song với tiếng Anh cơ bản, TACN đang được chú trọng hơn tại các trường đại học. Tuy nhiên, trong quá trình đọc hiểu TACN, sinh viên gặp những khó khăn về từ vựng, ngữ pháp, đặc biệt là các phép liên kết giữa các câu và các đoạn văn trong bài đọc. Trong phạm vi của bài báo này, bằng phương pháp mô tả, phân tích, định lượng và định tính, tác giả phân tích các phương tiện liên kết ngữ pháp trong 10 bài đọc có độ dài từ 250 từ đến 650 từ của giáo trình TACN tài chính cho sinh viên năm ba tại Trường đại học Tài chính – Kế toán, từ đó đưa ra một vài đề xuất đối với giảng viên và sinh viên nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng đọc hiểu các bài đọc TACN nói chung và TACN tài chính nói riêng một cách hiệu quả. 2. Khái niệm về phương tiện liên kết ngữ pháp Thuật ngữ “liên kết” được M. A. K. Halliday và R. Hassan đưa ra năm 1976 trong công trình “Liên kết trong tiếng Anh” và được xem là nền móng cho việc nghiên cứu liên kết trong văn bản. Phương tiện liên kết đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự gắn kết giữa các mệnh đề, câu và đoạn văn, từ đó tạo cho bài viết một sự logic, mạch lạc. Halliday ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương tiện liên kết ngữ pháp Tiếng Anh chuyên ngành tài chính Giảng dạy tiếng Anh Nâng cao chất lượng dạy học Kỹ năng đọc hiểu văn bản tiếng AnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tài chính: Phần 1
135 trang 229 0 0 -
Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
11 trang 226 1 0 -
13 trang 160 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh nhìn từ góc độ giảng viên
6 trang 160 0 0 -
Chiến lược chữa lỗi bài viết trong giảng dạy kỹ năng viết cho người học ngoại ngữ
9 trang 136 0 0 -
24 trang 99 0 0
-
30 trang 94 2 0
-
3 trang 83 0 0
-
Một số vấn đề cần chú trọng về đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay
6 trang 68 0 0 -
Xác định, thông báo và đánh giá mục tiêu bài học trong dạy nghề: Thực trạng và giải pháp
7 trang 61 0 0