Phân tích tác động chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TPHCM
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 550.32 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong những năm gần đây, chính sách thuế của Việt Nam đã có bước thay đổi đáng kể khi đánh thuế thu nhập cá nhân lên thu nhập nhận được từ tiền lương tiền công. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phỏng vấn của các đối tượng lao động có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tác động chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TPHCM Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh -2017) PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH GIẢM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐẾN TIÊU DÙNG TẠI TPHCM Bùi Nguyên Khá *, Lƣơng Quế Chi Trường Đại học ng nghiệp Th c ph m Thành phố h inh * Email: khabn@cntp.edu.vn Ngày nhận bài: 06/07/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017 TÓM TẮT Trong những năm gần đây, chính sách thuế của Việt Nam đã có bước thay đổi đáng kể khi đánh thuế thu nhập cá nhân lên thu nhập nhận được từ tiền lương tiền công. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phỏng vấn của các đối tượng lao động có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Kết quả cho thấy rằng các tác động tỷ lệ thuận đến chi tiêu tiêu dùng của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM bao gồm các yếu tố: thuế TNCN, giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Riêng yếu tố tiết kiệm có tác động tỷ lệ nghịch trong chi tiêu. Từ khoá: Thuế thu nhập cá nhân, tiền lương tiền công, chi tiêu tiêu dùng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 (Nghị quyết 02 năm 2013) của Quốc hội đề ra là chính sách giảm thuế. Trong đó chính sách thuế được người lao động quan tâm nhiều nhất đó chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) (triển khai thực hiện từ ngày 01/07/2013 áp dụng mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh với giảm trừ cho bản thân người nộp thuế 9.000.000 đồng/ tháng, giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc thuộc diện được giảm trừ là 3.600.000 đồng/tháng). Việc giảm thuế TNCN gần đây sẽ giúp cho người dân có thêm một nguồn thu nhập bổ sung và điều này nếu được đưa vào trong tiêu dùng sẽ giúp gia tăng thị phần, khả năng thanh toán trên thị trường. Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc nâng ngưỡng nộp thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng cuối năm 2013 thì ngân sách giảm thu 5.200 tỷ đồng và trong năm 2014 thì giảm thu 13.350 tỷ đồng. Số lượng người phải nộp thuế hiện đang vào khoảng 3,87 triệu người sẽ giảm xuống còn khoảng 1 triệu người. Đó là tín hiệu đáng mừng cho hơn 2 triệu lao động không phải nộp thuế, có lẽ số thuế TNCN không phải nộp, sẽ đưa vào tiêu dùng nhiều hơn. Việc khuyến khích tiêu dùng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay. 2. TỔNG QUAN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Theo thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN là khoản tiền tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một khoản tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách Nhà nước. Thuế TNCN là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc theo luật định. Ngoài ra, Thuế TNCN là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Thuế TNCN luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế TNCN với một số chính sách xã hội khác (như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe…). 298 hân t ch tác động ch nh sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TP.HCM Theo William (2014), thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế TNCN rất cao. Việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế TNCN là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao. 2.2. Các nghiên cứu về tác động chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng Theo Keynes (1924), khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập mà mối tương quan giữa thu nhập và chi cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập bao gồm thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng hầu hết là các nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm. Theo Dương Tấn Diệp (2001), hàm tiêu dùng cho biết thu nhập khả dụng (Yd) tác động chi tiêu tiêu dùng (C), người có thu nhập từ tiền lương tiền công đủ điều kiện nộp thuế TNCN sẽ chịu thuế TNCN. Vì vậy, thu nhập khả dụng của của cá nhân sẽ là thu nhập cá nhân (Y) - Thuế TNCN (Td). Theo Gale và Samwick (2014) những tác động của thay đổi thuế thu nhập vào tăng trưởng kinh tế, tác giả cho rằng giảm thuế thu nhập cá nhân sẽ làm các khoản thu nhập sau thuế được cải thiện, người lao động có khuynh hướng tăng làm việc, tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, sau một thời gian khi thu nhập tăng lên thì người lao động có khuynh hướng giảm làm việc, tiết kiệm và đầu tư. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra rằng cải cách thuế thu nhập sẽ tăng quy mô nền kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên điều mà ít được chú ý là: giảm mức thu nhập bắt đầu đánh thuế bằng cách cắt giảm hoặc xóa bỏ hoạt động miễn, giảm thuế đối với những nhóm cá nhân hoặc hoạt động nhất định sẽ tăng mức thuế hữu hiệu, do vậy đi ngược với chính sách giảm thuế. Tuy nhiên, giảm mức thu nhập bắt đầu đánh thuế giúp phân bổ lại nguồn lực từ các khu vực được ưu tiên thuế đến những khu vực có lợi tức kinh tế (trước thuế) cao nhất. 2.3 Thực trạng thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay Theo Tổng cục Thuế (2014) ghi nhận, để hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, ngày 15/08/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2013/TT-BTC (sau đây xin gọi là Thông tư 111) hướng dẫn về luật thuế Thu nhập cá nhân. Thông tư 11 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tác động chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TPHCM Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh -2017) PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH GIẢM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐẾN TIÊU DÙNG TẠI TPHCM Bùi Nguyên Khá *, Lƣơng Quế Chi Trường Đại học ng nghiệp Th c ph m Thành phố h inh * Email: khabn@cntp.edu.vn Ngày nhận bài: 06/07/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017 TÓM TẮT Trong những năm gần đây, chính sách thuế của Việt Nam đã có bước thay đổi đáng kể khi đánh thuế thu nhập cá nhân lên thu nhập nhận được từ tiền lương tiền công. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phỏng vấn của các đối tượng lao động có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Kết quả cho thấy rằng các tác động tỷ lệ thuận đến chi tiêu tiêu dùng của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM bao gồm các yếu tố: thuế TNCN, giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Riêng yếu tố tiết kiệm có tác động tỷ lệ nghịch trong chi tiêu. Từ khoá: Thuế thu nhập cá nhân, tiền lương tiền công, chi tiêu tiêu dùng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 (Nghị quyết 02 năm 2013) của Quốc hội đề ra là chính sách giảm thuế. Trong đó chính sách thuế được người lao động quan tâm nhiều nhất đó chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) (triển khai thực hiện từ ngày 01/07/2013 áp dụng mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh với giảm trừ cho bản thân người nộp thuế 9.000.000 đồng/ tháng, giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc thuộc diện được giảm trừ là 3.600.000 đồng/tháng). Việc giảm thuế TNCN gần đây sẽ giúp cho người dân có thêm một nguồn thu nhập bổ sung và điều này nếu được đưa vào trong tiêu dùng sẽ giúp gia tăng thị phần, khả năng thanh toán trên thị trường. Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc nâng ngưỡng nộp thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng cuối năm 2013 thì ngân sách giảm thu 5.200 tỷ đồng và trong năm 2014 thì giảm thu 13.350 tỷ đồng. Số lượng người phải nộp thuế hiện đang vào khoảng 3,87 triệu người sẽ giảm xuống còn khoảng 1 triệu người. Đó là tín hiệu đáng mừng cho hơn 2 triệu lao động không phải nộp thuế, có lẽ số thuế TNCN không phải nộp, sẽ đưa vào tiêu dùng nhiều hơn. Việc khuyến khích tiêu dùng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay. 2. TỔNG QUAN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Theo thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN là khoản tiền tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một khoản tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách Nhà nước. Thuế TNCN là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc theo luật định. Ngoài ra, Thuế TNCN là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Thuế TNCN luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế TNCN với một số chính sách xã hội khác (như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe…). 298 hân t ch tác động ch nh sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TP.HCM Theo William (2014), thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế TNCN rất cao. Việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế TNCN là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao. 2.2. Các nghiên cứu về tác động chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng Theo Keynes (1924), khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập mà mối tương quan giữa thu nhập và chi cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập bao gồm thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng hầu hết là các nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm. Theo Dương Tấn Diệp (2001), hàm tiêu dùng cho biết thu nhập khả dụng (Yd) tác động chi tiêu tiêu dùng (C), người có thu nhập từ tiền lương tiền công đủ điều kiện nộp thuế TNCN sẽ chịu thuế TNCN. Vì vậy, thu nhập khả dụng của của cá nhân sẽ là thu nhập cá nhân (Y) - Thuế TNCN (Td). Theo Gale và Samwick (2014) những tác động của thay đổi thuế thu nhập vào tăng trưởng kinh tế, tác giả cho rằng giảm thuế thu nhập cá nhân sẽ làm các khoản thu nhập sau thuế được cải thiện, người lao động có khuynh hướng tăng làm việc, tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, sau một thời gian khi thu nhập tăng lên thì người lao động có khuynh hướng giảm làm việc, tiết kiệm và đầu tư. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra rằng cải cách thuế thu nhập sẽ tăng quy mô nền kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên điều mà ít được chú ý là: giảm mức thu nhập bắt đầu đánh thuế bằng cách cắt giảm hoặc xóa bỏ hoạt động miễn, giảm thuế đối với những nhóm cá nhân hoặc hoạt động nhất định sẽ tăng mức thuế hữu hiệu, do vậy đi ngược với chính sách giảm thuế. Tuy nhiên, giảm mức thu nhập bắt đầu đánh thuế giúp phân bổ lại nguồn lực từ các khu vực được ưu tiên thuế đến những khu vực có lợi tức kinh tế (trước thuế) cao nhất. 2.3 Thực trạng thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay Theo Tổng cục Thuế (2014) ghi nhận, để hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, ngày 15/08/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2013/TT-BTC (sau đây xin gọi là Thông tư 111) hướng dẫn về luật thuế Thu nhập cá nhân. Thông tư 11 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Đại học công nghiệp thực phẩm Chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân Tiêu dùng tại TPHCM Thu nhập tiền lươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu Giấy xác nhận thuế thu nhập đã nộp tại Việt Nam - song ngữ (Mẫu số 04/HTQT)
5 trang 248 0 0 -
2 trang 222 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
23 trang 197 0 0 -
Mẫu Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (Mẫu số: 07/CTKT-TNCN)
1 trang 160 0 0 -
Phụ lục bảng kê thông tin người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẫu số: 05-3/BK-QTT-TNCN)
1 trang 147 0 0 -
Mẫu Thư xác nhận thu nhập (Mẫu số: 20/TXN-TNCN)
1 trang 124 0 0 -
Mẫu số: 01/XSBHĐC - Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
3 trang 120 0 0 -
Điều kiện để Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân năm
1 trang 104 0 0 -
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN CHO NGƯỜI NỘP THUẾ
159 trang 101 0 0 -
2 trang 83 0 0