Phân tích tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Định
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 382.25 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Phân tích tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Định đánh giá tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Bình Định trên góc độ bền vững đầy đủ cả bốn nội dung: Kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Định PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA FDI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH TS. Lê Bảo NCS. Ngô Thị Thanh Thúy Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá và làm rõ các tác động của khu vực FDI đến bốn trụ cột của phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra FDI có sự đóng góp nhất định đối với tăng trưởng kinh tế; góp phần phát triển xã hội và cải thiện chất lượng thể chế tại địa phương. Riêng ở khía cạnh bảo vệ môi trường chưa được đảm bảo. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa đến một số đề xuất thu hút FDI góp phần phát triển bền vững tỉnh Bình Định. Từ khóa: FDI, phát triển bền vững, Bình Định 1. GIỚI THIỆU Bình Định là một trong những tỉnh trọng yếu khu vực Duyên hải miền Trung. Với mục tiêu trở thành một tỉnh khá trong khu vực vào năm 2020, việc tăng cường thu hút đầu tư đã và đang là hướng đi quan trọng của tỉnh Bình Định nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế. Trong đó, thu hút đầu tư theo hướng bền vững là một trong những vấn đề trọng tâm của Bình Định trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn. Vì vậy, cần đánh giá một cách toàn diện về vấn đề này để có chính sách đúng đắn trong thu hút đầu tư nói chung và FDI nói riêng góp phần phát triển kinh tế bền vững là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, bên cạnh những đóng góp tích cực của FDI đối với nền kinh tế như thúc đẩy tăng tưởng kinh tế, tạo việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế... thì khu vực này còn có một số hạn chế nhất định, đặc biệt là những rủi ro gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan và toàn diện tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Đây chính là cơ sở cho việc đề xuất chính sách thu hút và sử dụng FDI một cách có hiệu quả hơn nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước trước đây, phần lớn chỉ đánh giá tác động của FDI trên một vài khía cạnh đơn lẻ phổ biến như: tăng trưởng kinh tế, xã hội (giảm nghèo) mà thiếu sự đánh giá trên tất cả các mặt tác động. Bên cạnh đó, các nghiên cứu phần lớn chỉ dừng lại ở việc đánh giá dựa trên số liệu thống kê thứ cấp, chưa kết hợp với việc đánh giá khách quan trên các góc nhìn trong thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tác động của 266 FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Bình Định trên góc độ bền vững đầy đủ cả bốn nội dung: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Phát triển bền vững Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới - WCED (1987), phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hay cụ thể hơn, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2014), phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Như vậy, có thể hiểu phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: kinh tế, xã hội và môi trường. 2.2. Lý thuyết FDI bền vững Trên cách tiếp cận lý thuyết phát triển bền vững, có nhiều quan điểm về FDI bền vững như sau: Theo quan điểm của Moran (2010), FDI bền vững là FDI đóng góp vào sự phát triển bền vững ở nước nhận đầu tư. Cụ thể là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Bao quát hơn, Perić và Nikšić Radić (2011) cho rằng FDI và phát triển bền vững được tiếp cận toàn diện hơn trên 4 khía cạnh, bao gồm: Kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Quan điểm này cũng được khẳng định trong Hội nghị sáng kiến hệ thống thương mại toàn cầu và phát triển bền vững (TheE15 Initiative strengthening the global trade and investment system for sustaninable development, 2017) thông qua cấu trúc FDI bền vững như sau: Bảng 1. Cấu trúc FDI bền vững - Việc làm - Phát triển kỹ năng lao động Góc độ - Liên kết địa phương Góc độ - An toàn nơi làm việc kinh tế - Chuyển giao công nghệ xã hội - Bình đẳng - Phát triển cơ sở hạ tầng - Bảo vệ tài nguyên - Hệ thống pháp luật Góc độ - Kiểm soát ô nhiễm Vai trò - Hệ thống quản lý môi trường môi - Giảm phát thải quản lý của - Các quy định đánh giá tác động trường Nhà nước môi trường Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sauvant, Karl P., and Howard Mann (2017) Ở Việt Nam, cách tiếp cận còn theo hướng ‘‘FDI sạch’’. Đây là quan điểm của Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự (2009). Theo đó, FDI sạch là FDI cần thiết phải hướng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng bền vững, cụ thể phải đáp ứng 3 yêu 267 cầu: Lợi ích kinh tế: phải đảm bảo lợi ích cho cả nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại; Lợi ích xã hội: hướng tới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm, tăng thu nhập; nâng cao kỹ năng lao động...; Lợi ích môi trường: phát triển sản xuất theo hướng th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Định PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA FDI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH TS. Lê Bảo NCS. Ngô Thị Thanh Thúy Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá và làm rõ các tác động của khu vực FDI đến bốn trụ cột của phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra FDI có sự đóng góp nhất định đối với tăng trưởng kinh tế; góp phần phát triển xã hội và cải thiện chất lượng thể chế tại địa phương. Riêng ở khía cạnh bảo vệ môi trường chưa được đảm bảo. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa đến một số đề xuất thu hút FDI góp phần phát triển bền vững tỉnh Bình Định. Từ khóa: FDI, phát triển bền vững, Bình Định 1. GIỚI THIỆU Bình Định là một trong những tỉnh trọng yếu khu vực Duyên hải miền Trung. Với mục tiêu trở thành một tỉnh khá trong khu vực vào năm 2020, việc tăng cường thu hút đầu tư đã và đang là hướng đi quan trọng của tỉnh Bình Định nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế. Trong đó, thu hút đầu tư theo hướng bền vững là một trong những vấn đề trọng tâm của Bình Định trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn. Vì vậy, cần đánh giá một cách toàn diện về vấn đề này để có chính sách đúng đắn trong thu hút đầu tư nói chung và FDI nói riêng góp phần phát triển kinh tế bền vững là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, bên cạnh những đóng góp tích cực của FDI đối với nền kinh tế như thúc đẩy tăng tưởng kinh tế, tạo việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế... thì khu vực này còn có một số hạn chế nhất định, đặc biệt là những rủi ro gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan và toàn diện tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Đây chính là cơ sở cho việc đề xuất chính sách thu hút và sử dụng FDI một cách có hiệu quả hơn nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước trước đây, phần lớn chỉ đánh giá tác động của FDI trên một vài khía cạnh đơn lẻ phổ biến như: tăng trưởng kinh tế, xã hội (giảm nghèo) mà thiếu sự đánh giá trên tất cả các mặt tác động. Bên cạnh đó, các nghiên cứu phần lớn chỉ dừng lại ở việc đánh giá dựa trên số liệu thống kê thứ cấp, chưa kết hợp với việc đánh giá khách quan trên các góc nhìn trong thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tác động của 266 FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Bình Định trên góc độ bền vững đầy đủ cả bốn nội dung: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Phát triển bền vững Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới - WCED (1987), phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hay cụ thể hơn, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2014), phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Như vậy, có thể hiểu phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: kinh tế, xã hội và môi trường. 2.2. Lý thuyết FDI bền vững Trên cách tiếp cận lý thuyết phát triển bền vững, có nhiều quan điểm về FDI bền vững như sau: Theo quan điểm của Moran (2010), FDI bền vững là FDI đóng góp vào sự phát triển bền vững ở nước nhận đầu tư. Cụ thể là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Bao quát hơn, Perić và Nikšić Radić (2011) cho rằng FDI và phát triển bền vững được tiếp cận toàn diện hơn trên 4 khía cạnh, bao gồm: Kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Quan điểm này cũng được khẳng định trong Hội nghị sáng kiến hệ thống thương mại toàn cầu và phát triển bền vững (TheE15 Initiative strengthening the global trade and investment system for sustaninable development, 2017) thông qua cấu trúc FDI bền vững như sau: Bảng 1. Cấu trúc FDI bền vững - Việc làm - Phát triển kỹ năng lao động Góc độ - Liên kết địa phương Góc độ - An toàn nơi làm việc kinh tế - Chuyển giao công nghệ xã hội - Bình đẳng - Phát triển cơ sở hạ tầng - Bảo vệ tài nguyên - Hệ thống pháp luật Góc độ - Kiểm soát ô nhiễm Vai trò - Hệ thống quản lý môi trường môi - Giảm phát thải quản lý của - Các quy định đánh giá tác động trường Nhà nước môi trường Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sauvant, Karl P., and Howard Mann (2017) Ở Việt Nam, cách tiếp cận còn theo hướng ‘‘FDI sạch’’. Đây là quan điểm của Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự (2009). Theo đó, FDI sạch là FDI cần thiết phải hướng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng bền vững, cụ thể phải đáp ứng 3 yêu 267 cầu: Lợi ích kinh tế: phải đảm bảo lợi ích cho cả nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại; Lợi ích xã hội: hướng tới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm, tăng thu nhập; nâng cao kỹ năng lao động...; Lợi ích môi trường: phát triển sản xuất theo hướng th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khu vực FDI Phát triển kinh tế bền vững Lý thuyết FDI bền vững Cấu trúc FDI bền vững Doanh nghiệp FDITài liệu liên quan:
-
8 trang 350 0 0
-
6 trang 207 0 0
-
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 178 0 0 -
6 trang 176 0 0
-
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 175 0 0 -
3 trang 173 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 166 0 0 -
19 trang 166 0 0
-
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 165 0 0 -
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 155 0 0