Danh mục

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ĐÔI MẮT (Nam Cao)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.54 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đôi mắt là tác phẩm quan trọng nhất của Nam Cao sau cách mạng tháng Tám và cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của Văn học Việt nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp . Lúc đầu nhà văn đặt tên là Tiên sư thàng Tào Tháo, nhưng sau này Nam Cao đặt cho nó một cái tên giản dị hơn rất nhiều : Đôi mắt . Tác phẩm được viết vào mùa xuân năm 1948 . Tác phẩm nhận đường cho văn nghệ sĩ và đặt ra vấn đề cái nhìn, lập trường , quan điểm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM "ĐÔI MẮT" (Nam Cao) PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ĐÔI MẮT (Nam Cao) I . ĐẶT VẤN ĐỀ Đôi mắt là tác phẩm quan trọng nhất của Nam Cao sau cách mạng tháng Támvà cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của Văn học Việt nam trong thời kì kháng chiếnchống Pháp . Lúc đầu nhà văn đặt tên là Tiên sư thàng Tào Tháo, nhưng sau này NamCao đặt cho nó một cái tên giản dị hơn rất nhiều : Đôi mắt . Tác phẩm được viết vào mùa xuân năm 1948 . Tác phẩm nhận đường cho vănnghệ sĩ và đặt ra vấn đề cái nhìn, lập trường , quan điểm, chỗ đứng của người nghệ sĩtrong thời đại cách mạng . Như vậy tác giả đã có sự lựa chọn cân nhắc để đặt nhan đềcho tác phẩm , để qua nhan đề làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn này . II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Đọc Đôi mắt ta hiểu ngay vấn đề cách nhìn quần chúng và cuộc kháng chiếnkhác nhau giữa những người nghệ sĩ có quan điểm lập trường khác nhau, được thểhiện qua Hoàng và Độ là hai nghệ sĩ, hai nhân vật trung tâm của tác phẩm . Trước hết ta thấy Hoàng không phải nhìn quần chúng với đôi mắt thù địch .Nhà văn này về cơ bản không phải là một kẻ phản động. Hoàng vẫn có những nétđáng trân trọng như thái độ bộc lộ thẳng thắn những suy nghĩ của mình với nhân vậtĐộ, lòng ngưỡng mộ chân thành với lãnh tụ một cách ngây thơ. Và cũng không nêncoi những chuyện Hoàng nói về người nông dân là vu cáo hay xuyên tạc. Tất cả bắtnguồn từ đôi mắt nhìn nhận thời cuộc của cá nhân nhân vật Hoàng . Nhắc đến điều này để thấy rõ bản lĩnh nghệ thuật của Nam Cao. Ông phát hiệnvà miêu tả đôi mắt của Hoàng từ nhiều góc độ, không đơ giản, một chiều tạo nên sựchấp nhận dễ dãi từ phía người đọc . Đôi mắt của Hoàng dần dần được thể hiện qua việc anh kể lần lượt những điềutai nghe mắt thấy một cách hóm hỉnh, sắc sảo . Tài quan sát, tài diến đạt hấp dẫn, cộngvới năng lực hài hước hóa , lố bịch hóa những gì mình không ưa thích khiến nhữngmẫu chuyện Hoàng kể thật sinh động . Bằng đôi mắt của mình, Hoàng cảm nhận người nông dân tham gia khángchiến toàn là những người vừa ngố vừa nhặng xị, hầu hết đều ngu độn, lỗ mãng, íchkỉ, tham lam bần tiện . Cha con , anh em chẳng tốt với nhau . Các ông thanh niên, cácbà phụ nữ mới bây giờ lại càng nhố nhăng . Viết chữ quốc ngữ sai vần mà cứ hay nóichuyện chính trị rối nhặng cả lên . Sắc sảo, có tài quan sát, nhưng Hoàng hoàn toànkhông nhìn thấy bên trong việc cảnh giác quá đáng , ham tuyên truyền cách mạng“động thấy ai đi qua là hỏi giấy”, “hay nói chuyện nói chuyện chính trị”, “đọc thuộclòng cả bài dài 5 trang giấy” về đường lối kháng chiến “như một con vẹt biết nói kia”là bản chất yêu nước, cách mạng của họ . Cũng xuất phát từ đôi mắt khinh bạc, thiếu thiện cảm với người nông dân nênHoàng chẳng những chỉ nhìn thấy mặt nhược điểm đáng cười mà còn ít nhiều phóngđại, cường điệu , hài hước hóa mặt nhược điểm đó để chế nhạo, giễu cợt một cách bấtnhẫn . Tác giả đã tường thuật cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng Hoàng với Độ nhưmột minh chứng cho sự bất công trong cách nhìn người, nhìn đời của nhân vật Hoàng. Ở đây nhà văn không cố ý đóng cũi tình cảm của mình để người đọc tự nhận thấy kẻđáng cười, đáng trách không phải là những người nông dân mà chính lại là vợ chồngHoàng - những kẻ đang ra sức bêu xấu họ . Chỉ nhìn thấy nông dân ngu dốt, ngây ngô, tất yếu Hoàng không bao giờ tinvào quần chúng nhân dân mà lực lượng chủ yếu là nông dân sẽ đưa cuộc kháng chiếnđến thành công, Hoàng rất nản . Tuy vậy, anh ta lại tin vào tài năng của cụ Hồ, “cứcho rằng dân mình có tồi đi nữa. Ông cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường”điều này chứng tổ bằng cách nhìn phiến diện, Hoàng đã tạo nên một sự đối lập giữalãnh tụ và dân tộc. Với đôi mắt nói trên còn tất yếu dẫn Hoàng đến thái độ chỉ giao thiệp với đámngười “cặn bã của giới thượng lưu trí thức”, mà anh ta thừa biết toàn những kẻ “thốinát, ngu ngốc, gàn dở, rởm đời”, Hoàng chơi với họ, nhưng có ưa gì họ . Nghĩ chocùng giữa anh và họ chính là quan hệ của những người cùng hội cùng thuyền . Bởivậy anh chỉ có thể chơi với họ chứ không cộng tác với những người kháng chiến . Vàviệc anh “đóng cửa suốt ngày không giám đi đâu nữa” cũng hoàn toàn có thể giảithích bằng “đôi mắt’’ nói trên. Vốn là một nhà văn hiện thực, Nam cao rất có ý thức giải thích một cách hệthống toàn diện dĩ nhiên bằng các chi tiêt nghệ thuật “đôi mắt” của Hoàng . Hoàng vốn là một văn sĩ trưởng giả, nhân cách thấp kém “có cái tật hay đábạn”, trong khi đồng nghiệp “chỉ còn một dúm xương’’ trong nạn đói năm 1945 thì “Hoàng vẫn phong lưu” nhờ tài … chạy “ chợ đen rất tài tình” và “con chó của anh vẫnchưa phải nhịn đói bữa nào” . Đặc biệt, khi kháng chiến bùng nổ, bao tầng lớp nhân dân đặc biệt là nông dânsẵn sàng chịu đựng gian khổ thiếu thốn, hi sinh đóng góp sức lực cho cuộc khángchiến, thì ...

Tài liệu được xem nhiều: