![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” CỦA NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 219.21 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đời thừa là truyện về một nhà văn nghèo bất đắc dĩ. Đề tài ấy không thật mới: đương thời, đã cóMực mài nước mắt (Lan Khai), Nợ văn (Lãng Tử), nhiều trang tuỳ bút của Nguyễn Tuân, nhiều vần thơ của Tản Đà, Nguyễn Vỹ, Trần Huyền Trân…, hai câu thơ rất quen thuộc của Xuân Diệu: “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt – Cơm áo không đùa với khách thơ”… Tất cả đều đã nói thấm thía về cảnh nghèo túng đáng thương của người cầm bút. Đời thừa cũng như một số sáng tác của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” CỦA NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” CỦA NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG Đời thừa là truyện về một nhà văn nghèo bất đắc dĩ. Đề tài ấy không thật mới:đương thời, đã cóMực mài nước mắt (Lan Khai), Nợ văn (Lãng Tử), nhiều trang tuỳbút của Nguyễn Tuân, nhiều vần thơ của Tản Đà, Nguyễn Vỹ, Trần Huyền Trân…,hai câu thơ rất quen thuộc của Xuân Diệu: “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt – Cơm áokhông đùa với khách thơ”… Tất cả đều đã nói thấm thía về cảnh nghèo túng đángthương của người cầm bút. Đời thừa cũng như một số sáng tác của Nam Cao gần gũi với nó về đề tài,giọng điệu, tư tưởng:Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn… – đã ghi lại chân thật hìnhảnh buồn thảm của người tri thức tiểu tư sản nghèo. Tuy không đến nỗi quá đen tối,“tối như mực” lắm khi “đen quánh lại” – chữ dùng của Nguyễn Tuân -, như cuộc sốngcủa quần chúng lao động thường xuyên đói rét thê thảm, nhưng cuộc sống của nhữngngười “lao động áo trắng”, những “vô sản đeo cổ cồn” đó cũng toàn một màu xámnhức nhối: “không tối đen mà xam xám nhờ nhờ” (Xuân Diệu). Vì nghèo túng triềnmiên, vì “chết mòn” về tinh thần. Trong bức tranh chung về cuộc sống người tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã gópvào những nét bút rất mực chân thật và sắc sảo, làm cho hình ảnh vừa bi vừa hài củalớp người này trở nên đầy ám ảnh. Trong mảng sáng tác về đề tài tiểu tư sản của Nam Cao, Đời thừa có một vị tríđặc biệt. Cũng như tiểu thuyết Sống mòn, Đời thừa là sự tổng hợp của ngòi bút NamCao trong đề tài tiểu tư sản, là tác phẩm đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng nghệthuật cơ bản của nhà văn. Có điều, trong khuôn khổ truyện ngắn, sự tổng hợp ấykhông xảy ra trên bề rộng mà chủ yếu tập trung đi vào bề sâu. Giá trị của Đời thừa không phải chỉ ở chỗ đã miêu tả chân thật cuộc sốngnghèo khổ, bế tắc của người trí thức tiểu tư sản nghèo, đã viết về người tiểu tư sảnkhông phải với ngòi bút vuốt ve, thi vị hoá, mà còn vạch ra cả những thói xấu của họv.v… Cách nói đó dường như xác đáng, song chỉ thấy một lớp ý nghĩa, lớp thứ nhất,lớp bên trên của tác phẩm. Mà với Nam Cao, cách nhìn như vậy thật tai hại, vì nó “bấtcập”, vô tình thu hẹp và hạ thấp rất nhiều tầm tư tưởng của truyện. Khác với các tácphẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, truyện của Nam Caothuộc loại có nhiều lớp nghĩa, tư tưởng truyện không phải luôn trùng khít với nội dungcuộc sống đựơc phản ánh trong truyện. Trong khi dựng lại chân thật tình cảnh nhếchnhác của người trí thức nghèo, ngòi bút Nam Cao đã tập trung xoáy sâu vào tấn bikịch tinh thần của họ, qua đó, đặt ra một loạt vấn đề có ý nghĩa khái quát xã hội vàtriết học sâu sắc. Chuyện Hộ “mê văn”, có “hoài bão lớn” về văn chương và khao khát tên tuổichói sáng, là một hiện tượng phổ biến, có ý nghĩa điển hình. […] Với Đời thừa (sau đó là Sống mòn), Nam Cao đã đề cập gần như trực diện tớivấn đề cá nhân, nói lên yêu cầu được khẳng định và phát triển của cá nhân – vấn đềmà lâu nay, người ta tưởng đâu chỉ đặt ra trong văn học lãng mạn đương thời. Quả là chủ đề cá nhân không có trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn CôngHoan, nhưng lại là chu đề tâm huyết của Nam Cao. Và niềm khao khát được làm đầytrái tim, khao khát được sống mạnh mẽ, sâu sắc, chói sáng, vượt lên trên cái bằngphẳng tầm thường, sự ghê sợ điệu sống mòn mỏi, đơn điệu, vô vị…, là những điều dadiết ở tác giả Phấn thông vàng, Kinh cầu nguyện của những kẻ đi làm, tác giả Thiếuquê hương, Tuỳ bút (I, II), Chiếc lư đồng mắt cua…, nhưng cũng chính là những điềunung nấu ở tác giả Đời thừa, Sống mòn. Chủ đề ấy chính là một biểu hiện mới mẻ củachủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam thế kỷ XX này. Có điều là, nếu như phầnnhiều cái “tôi” trong văn học lãng mạn trong khi giãy giụa “nổi loạn” “chống lại xãhội thù địch với nó, nó càng ngày càng khép kín, chỉ còn tự thực hiện và tự “pháttriển” trong sự đối lập với xã hội; thì ở Nam Cao, yêu cầu khẳng định và phát triển cánhân luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội, hướng theo lí tưởng nhân tạo tiến bộ. Hoàibão cá nhân mà Hộ say mê đạt tới để tự khẳng định trước cuộc đời là một sự nghiệpvăn chương, nhưng là thứ văn chương chân chính, mang tinh thần nhân đạo cao đẹp,“nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình”… Có lẽ trong văn học đương thời, không ai ngoài Nam Cao đã đặt ra vấn đề cánhân một cách đúng đắn và tiến bộ như vậy. Nhưng cái xã hội ấy nếu kích thích sự thức tỉnh ý thức cá nhân thì đồng thời, đãđẩy cá nhân vào tình trạng bị đè bẹp. Đó là tất cả tấn bi kịch đang diễn ra ngấm ngầmtrong đời sống tinh thần thế hệ 1930 khi đó. “Hoài bão lớn” mà Hộ quyết đạt tới bằng một ý chí phi thường đã không thểthực hiện được. Hộ gặp Từ giữa lúc người con gái bất hạnh đó đang “đau đớn khôngbờ bến”: bị một gã Sở Khanh bỏ rơi với đứa bé mới đẻ… Hộ đã “cuối xuống nỗi đaukhổ của Từ (…) mở rộng đôi cánh tay đón lấy Từ”. Trước số phận đau khổ của congnười, anh không còn có thể coi “nghệ thuật là tất cả” mà đã hành động như một conngười chân chính. Nhưng điều đó đã gây nên nguy cơ phá hỏng sự nghiệp của anh. Từkhi “ghép cuộc đời của Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chămlo”. Hộ không thể “khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất” như trước đây, mà tráilại, phải ra sức kiếm tiền. Và “những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhưng không thểkhông nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn”. Nhưng không phải chỉ thì giờ. Vì phải kiếm tiền – trong điều kiện, khả năng của Hộ, cách kiếm tiền duy nhấtlà sáng tác – Hộ không thể viết thận trọng, nghiêm túc theo yêu cầu của nghệ thuậtchân chính. Anh “phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng (…) phải viết những bàibáo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”. Đây là điều vô cùng đau đớn với mộtngười như Hộ. Không phải anh không được viết, mà là phải viết thứ văn chương màmột người có lí tưở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” CỦA NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” CỦA NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG Đời thừa là truyện về một nhà văn nghèo bất đắc dĩ. Đề tài ấy không thật mới:đương thời, đã cóMực mài nước mắt (Lan Khai), Nợ văn (Lãng Tử), nhiều trang tuỳbút của Nguyễn Tuân, nhiều vần thơ của Tản Đà, Nguyễn Vỹ, Trần Huyền Trân…,hai câu thơ rất quen thuộc của Xuân Diệu: “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt – Cơm áokhông đùa với khách thơ”… Tất cả đều đã nói thấm thía về cảnh nghèo túng đángthương của người cầm bút. Đời thừa cũng như một số sáng tác của Nam Cao gần gũi với nó về đề tài,giọng điệu, tư tưởng:Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn… – đã ghi lại chân thật hìnhảnh buồn thảm của người tri thức tiểu tư sản nghèo. Tuy không đến nỗi quá đen tối,“tối như mực” lắm khi “đen quánh lại” – chữ dùng của Nguyễn Tuân -, như cuộc sốngcủa quần chúng lao động thường xuyên đói rét thê thảm, nhưng cuộc sống của nhữngngười “lao động áo trắng”, những “vô sản đeo cổ cồn” đó cũng toàn một màu xámnhức nhối: “không tối đen mà xam xám nhờ nhờ” (Xuân Diệu). Vì nghèo túng triềnmiên, vì “chết mòn” về tinh thần. Trong bức tranh chung về cuộc sống người tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã gópvào những nét bút rất mực chân thật và sắc sảo, làm cho hình ảnh vừa bi vừa hài củalớp người này trở nên đầy ám ảnh. Trong mảng sáng tác về đề tài tiểu tư sản của Nam Cao, Đời thừa có một vị tríđặc biệt. Cũng như tiểu thuyết Sống mòn, Đời thừa là sự tổng hợp của ngòi bút NamCao trong đề tài tiểu tư sản, là tác phẩm đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng nghệthuật cơ bản của nhà văn. Có điều, trong khuôn khổ truyện ngắn, sự tổng hợp ấykhông xảy ra trên bề rộng mà chủ yếu tập trung đi vào bề sâu. Giá trị của Đời thừa không phải chỉ ở chỗ đã miêu tả chân thật cuộc sốngnghèo khổ, bế tắc của người trí thức tiểu tư sản nghèo, đã viết về người tiểu tư sảnkhông phải với ngòi bút vuốt ve, thi vị hoá, mà còn vạch ra cả những thói xấu của họv.v… Cách nói đó dường như xác đáng, song chỉ thấy một lớp ý nghĩa, lớp thứ nhất,lớp bên trên của tác phẩm. Mà với Nam Cao, cách nhìn như vậy thật tai hại, vì nó “bấtcập”, vô tình thu hẹp và hạ thấp rất nhiều tầm tư tưởng của truyện. Khác với các tácphẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, truyện của Nam Caothuộc loại có nhiều lớp nghĩa, tư tưởng truyện không phải luôn trùng khít với nội dungcuộc sống đựơc phản ánh trong truyện. Trong khi dựng lại chân thật tình cảnh nhếchnhác của người trí thức nghèo, ngòi bút Nam Cao đã tập trung xoáy sâu vào tấn bikịch tinh thần của họ, qua đó, đặt ra một loạt vấn đề có ý nghĩa khái quát xã hội vàtriết học sâu sắc. Chuyện Hộ “mê văn”, có “hoài bão lớn” về văn chương và khao khát tên tuổichói sáng, là một hiện tượng phổ biến, có ý nghĩa điển hình. […] Với Đời thừa (sau đó là Sống mòn), Nam Cao đã đề cập gần như trực diện tớivấn đề cá nhân, nói lên yêu cầu được khẳng định và phát triển của cá nhân – vấn đềmà lâu nay, người ta tưởng đâu chỉ đặt ra trong văn học lãng mạn đương thời. Quả là chủ đề cá nhân không có trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn CôngHoan, nhưng lại là chu đề tâm huyết của Nam Cao. Và niềm khao khát được làm đầytrái tim, khao khát được sống mạnh mẽ, sâu sắc, chói sáng, vượt lên trên cái bằngphẳng tầm thường, sự ghê sợ điệu sống mòn mỏi, đơn điệu, vô vị…, là những điều dadiết ở tác giả Phấn thông vàng, Kinh cầu nguyện của những kẻ đi làm, tác giả Thiếuquê hương, Tuỳ bút (I, II), Chiếc lư đồng mắt cua…, nhưng cũng chính là những điềunung nấu ở tác giả Đời thừa, Sống mòn. Chủ đề ấy chính là một biểu hiện mới mẻ củachủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam thế kỷ XX này. Có điều là, nếu như phầnnhiều cái “tôi” trong văn học lãng mạn trong khi giãy giụa “nổi loạn” “chống lại xãhội thù địch với nó, nó càng ngày càng khép kín, chỉ còn tự thực hiện và tự “pháttriển” trong sự đối lập với xã hội; thì ở Nam Cao, yêu cầu khẳng định và phát triển cánhân luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội, hướng theo lí tưởng nhân tạo tiến bộ. Hoàibão cá nhân mà Hộ say mê đạt tới để tự khẳng định trước cuộc đời là một sự nghiệpvăn chương, nhưng là thứ văn chương chân chính, mang tinh thần nhân đạo cao đẹp,“nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình”… Có lẽ trong văn học đương thời, không ai ngoài Nam Cao đã đặt ra vấn đề cánhân một cách đúng đắn và tiến bộ như vậy. Nhưng cái xã hội ấy nếu kích thích sự thức tỉnh ý thức cá nhân thì đồng thời, đãđẩy cá nhân vào tình trạng bị đè bẹp. Đó là tất cả tấn bi kịch đang diễn ra ngấm ngầmtrong đời sống tinh thần thế hệ 1930 khi đó. “Hoài bão lớn” mà Hộ quyết đạt tới bằng một ý chí phi thường đã không thểthực hiện được. Hộ gặp Từ giữa lúc người con gái bất hạnh đó đang “đau đớn khôngbờ bến”: bị một gã Sở Khanh bỏ rơi với đứa bé mới đẻ… Hộ đã “cuối xuống nỗi đaukhổ của Từ (…) mở rộng đôi cánh tay đón lấy Từ”. Trước số phận đau khổ của congnười, anh không còn có thể coi “nghệ thuật là tất cả” mà đã hành động như một conngười chân chính. Nhưng điều đó đã gây nên nguy cơ phá hỏng sự nghiệp của anh. Từkhi “ghép cuộc đời của Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chămlo”. Hộ không thể “khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất” như trước đây, mà tráilại, phải ra sức kiếm tiền. Và “những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhưng không thểkhông nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn”. Nhưng không phải chỉ thì giờ. Vì phải kiếm tiền – trong điều kiện, khả năng của Hộ, cách kiếm tiền duy nhấtlà sáng tác – Hộ không thể viết thận trọng, nghiêm túc theo yêu cầu của nghệ thuậtchân chính. Anh “phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng (…) phải viết những bàibáo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”. Đây là điều vô cùng đau đớn với mộtngười như Hộ. Không phải anh không được viết, mà là phải viết thứ văn chương màmột người có lí tưở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ôn thi đại học môn văn nghị luận văn 12 phân tích văn học giảng văn 12 văn mẫu lớp 12Tài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 797 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 333 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 175 2 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 77 0 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 63 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 62 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 55 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 52 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 49 0 0 -
Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
21 trang 43 0 0